Tìm hiểu Pháp tu theo kinh Dược Sư
Tìm hiểu Pháp tu theo kinh Dược
Tìm hiểu Pháp tu
theo kinh Dược Sư
Thích Hạnh Chơn
Giới thiệu
Phật giáo Đại thừa
có nguồn kinh điển rất phong phú,
bao gồm cả
kinh nguyên thủy
A-hàm
(tương đương 5 bộ kinh Pāli-Nikāya) và phát triển (các bộ kinh khác). Tất cả các
kinh đều có nội dung tu tập cho dù được xem là có nhiều yếu tố tín ngưỡng. Để
hiểu được pháp tu tập trong các bài kinh, hành giả cần đọc trọn vẹn bản kinh và
nắm rõ nội dung mà kinh trình bày. Nếu đọc và trích một phần nào của kinh rồi
xem đó là pháp tu chính được Phật dạy trong bài kinh thì dễ rơi vào khiếm
khuyết, thiếu sót, chưa đủ trong sự tu tập. Đã nhiều thế kỷ qua, Phật giáo tiếp
nhận nguồn kinh từ Hán tạng để dịch sang Việt và sử dụng trì tụng vào các thời
khóa
tu tập, cầu nguyện. Nội dung các bản kinh ấy bên cạnh yếu tố tín ngưỡng vẫn có
đủ nội dung tu tập như các kinh A-hàm
hay Nikāya ghi chép. Bài viết chọn bản kinh Dược Sư để tìm hiểu phương
pháp tu tập được đề cập trong kinh. Ngoài tha lực của
Đức
Phật Dược Sư được xem là niềm tin thì kinh có nêu các phương pháp thực hành để
tự lực mỗi người hành trì chuyển hóa
không? Trong giới hạn tìm hiểu, bài viết chỉ ra những pháp cho thấy bản kinh có
những lời dạy phù hợp với giáo lý cốt lõi của đạo Phật. Do đó, phương pháp tu
tập theo kinh Dược Sư hoàn toàn có thể đưa đến kết quả tương thích mà
không phải mơ hồ hay
chỉ mang
tính tín ngưỡng. Bài viết sẽ đề cập một số vấn đề về hạnh nguyện
Đức
Phật Dược Sư, nguyên nhân đọa
đường ác, những tai họa
không mong muốn, hóa
giải điều xấu nhờ tha lực và phương pháp chuyển họa
thành phúc, bất an thành an.
Hạnh nguyện của
Đức
Phật Dược Sư
Đức Phật Dược Sư
được tin là giáo chủ cõi
tịnh
độ tên Tịnh Lưu Ly ở phương
Đông.
Theo kinh Dược Sư, nhân câu hỏi của Bồ-tát
Văn Thù, Đức
Phật Thích Ca nói về công đức hạnh nguyện của Phật Dược Sư với 12 nguyện lớn khi
còn hành Bồ-tát
đạo. Nội dung 12 lời nguyện bao gồm làm cho chúng sanh được thân tướng trang
nghiêm như Phật, tâm trí sáng suốt, đầy đủ vật chất, bỏ tà quy chánh, giữ giới
thanh tịnh, hết các tật nguyền, hết cả bệnh khổ, thọ thân tốt đẹp, thoát tù tội
khổ, được no đủ về thức ăn, đồ mặc (sđd, tr.8-12, 63-69). Có thể nói nội dung
vừa nêu là những điều mà con người ai cũng mong muốn. Do đó, có vị nào có thể
đáp ứng những
nhu cầu con người
mong muốn thì tất nhiên họ sẽ đến để được
thỏa
lòng mong ước. Về mặt tín ngưỡng,
Đức
Phật Dược Sư đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng tín đồ. Đây được xem là mô-típ
chung về hạnh nguyện của một vị Bồ-tát
trong Phật giáo. Đối với Phật giáo
Đại
thừa, chúng ta cũng được biết các vị Bồ-tát
khác có hạnh nguyện rộng lớn như Tỳ-kheo
Pháp Tạng tiền thân của
Đức
Phật A Di Đà với 48 lời nguyện hay Bồ-tát
Quán Thế Âm với 12 lời nguyện. Từ những hạnh nguyện lớn ấy,
Đức
Phật Dược Sư sẽ cứu độ chúng sanh. Tuy nhiên, trước hết chúng ta tìm hiểu chúng
sanh có nổi khổ gì và nguyên nhân do đâu tạo ra?
Nguyên nhân đọa
đường ác
Tạo
nghiệp ác là nguyên nhân đưa đến quả đọa
các đường ác. Điều này thống nhất trong
những lời
dạy của Đức
Phật. Kinh Dược Sư nêu các nhân xấu gồm bỏn xẻn, tham lam, không bố thí,
phá giới (không có đạo đức), không tu dưỡng, tự cao, ngạo mạn, tật đố, đố kỵ,
phỉ báng chân lý, tà kiến (sđd, tr.14, 15, 73, 75). Đường ác ở đây chỉ cho địa
ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Khi sanh làm người thì thuộc hàng hạ tiện chịu nhiều
khổ đau. Kinh cũng nêu các ác, bất thiện pháp gồm sát sanh, hại người, tham lam,
trộm cướp, không bố thí…
Các học pháp
này chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều bài kinh thuộc bộ kinh Nikāya (Kinh
Tăng chi,
phẩm Nghiệp công
đức,
phẩm Nghiệp đạo,
tr.414, 602).
Những tai họa
không mong muốn
Cuộc
sống luôn luôn có những thứ xảy ra ngoài ý muốn tạo nên sự bất an cho con người.
Kinh Dược Sư nêu 9 thứ hoạnh tử tiêu biểu tức chết bất đắc kỳ tử (chết
bất thường không theo thường lệ già, hết tuổi thọ) gồm các nguyên nhân: thiếu
thuốc men, cộng nghiệp từ người thân, sống buông lung tửu sắc, lửa cháy, nước
làm ngạt, bị thú ăn thịt, tai nạn, ngộ độc, đói khát (sđd, tr.25-26, 97-98). Cái
chết là điều sợ nhất mà con người đối mặt. Ngoài ra, kinh cũng nêu các điều bất
an khác là các nạn, trộm cướp, quan tham, áp bức, dịch bệnh, hạn hán, thiên
tai…Những điều ấy xảy ra hoặc bất ngờ
hoặc
theo quy trình nhân quả dần dần
và tất cả
đều làm cho con người lo sợ. Cuộc sống vô thường thay đổi nên bất an là điều con
người khó tránh khỏi trong cuộc sống thế tục. Từ đó, con người ắt mong muốn sự
bình an và sự che chở, gia bị từ Phật, Bồ-tát…
Hóa
giải bất an nhờ tha lực
Bình yên hạnh phúc
là ước muốn của mọi người ở cõi Ta-bà.
Vậy thì ai có thể giúp hóa
giải điều xấu đem đến bình an? Theo kinh Dược Sư,
Đức
Phật Dược Sư có năng lực giúp hóa
giải những điều xấu của chúng sanh. Bên cạnh đó, các vị thần Dược Xoa được xem
như Bồ-tát
hóa
thân cũng có năng lực hóa
giải tai ương.
Phật Dược Sư với 12
nguyện lớn có thể cứu độ chúng sanh. Nếu ai bị đọa
ba đường ác,
nhớ niệm danh hiệu Phật Dược Sư thì được sanh làm người (sđd, tr.72-75).
Ai nghe danh hiệu Phật Dược Sư thì không bị kẻ ác tâm hại mà họ trở lại có tâm
từ và nhờ thần lực Phật gia bị thoát khỏi khổ não, ác ma, vô minh, phiền não đưa
đến giải thoát sinh tử (sđd, tr.15, 76-78). Nếu ai mắc bệnh,
đọc chú trong thức ăn, nước uống rồi thọ dụng thì hết bệnh, được sống lâu (sđd,
tr.18, 82). Niệm danh hiệu Phật, cúng dường hình tượng Phật thì được bình an,
toại nguyện, thoát nạn và cũng được thần Dược Xoa
bảo
vệ (sđd,
tr.85, 86, 101). Khi gặp thiên tai, dịch bệnh nếu chính quyền giúp dân, lập đàn
cúng Phật Dược Sư thì tai ương biến mất, đất nước thái bình (sđd, tr.24,
95). Tuy nhiên, nếu đọc kỹ kinh văn thì bên cạnh sự gia bị của tha lực là những
lời dạy về pháp tu để đưa đến kết quả.
Phương pháp
chuyển hóa
Trong bất cứ bản
kinh Đại
thừa nào,
bên cạnh yếu tố niềm tin vào tha lực cứu độ luôn có những lời dạy về phương pháp
tu tập phù hợp với giáo lý nhân quả. Kinh Dược Sư cũng cho thấy điều đó.
Đầu tiên, Phật tử
phải giữ giới. Điều đó có nghĩa là Phật tử phải làm các điều thiện, tránh các
điều ác,
tức là tạo nhân không đọa
đường ác (sđd, tr.23, 79, 86). Thứ đến, Phật tử tu hạnh bố thí cúng dường
tức là tạo phước báu đưa đến phước tài sản giàu sang. Cách làm bao gồm tự mình
làm phước, khuyên người làm phước và tán dương người làm phước (sđd,
tr.23, 94-95). Phật tử phải biết quay về chánh kiến, từ bỏ tà kiến bằng cách học
rộng, nghe nhiều về Chánh
pháp để mở mang trí tuệ, và tu theo hạnh Bồ-tát
(sđd, tr.15, 75). Phật tử cũng cần phải quy y Tam bảo, hướng người thân
bị bệnh quy y Tam bảo, tụng kinh. Đặc biệt, Phật tử thực hành
Tứ
vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả (sđd, tr.19, 86). Tu tập bốn tâm vô lượng
được Đức
Phật dạy trong kinh Ví
dụ
tấm
vải
thuộc kinh Trung
bộ.
Lời kết
Qua những lời dạy
trong kinh, chúng ta thấy pháp đưa đến sự bình an và thoát khỏi khổ đau không
hoàn toàn chỉ nhờ tha lực mà còn phải có tự lực. Nhờ tha lực của Phật mà chúng
sanh thức tỉnh những tội lỗi đã làm rồi không tái phạm mà còn làm thiện như bố
thí, giữ giới và tu theo
Chánh
pháp, theo hạnh Bồ-tát
(sđd, tr.15, 73-75). Năng lực hay thần lực của Phật, Bồ-tát
là giúp chúng sanh tỉnh thức để tự tu tập chuyển hóa
chứ không phải Đức
Phật làm thay. Người Phật tử hay tín đồ ở Việt Nam thường sử dụng bản kinh
Dược Sư trong dịp đầu năm hay các lễ cầu an để cầu nguyện bình an ắt phải
thực hành theo lời kinh một cách đầy đủ. Nhờ tha lực khơi nguồn trí sáng để tự
lực nhận rõ nhân quả và nỗ lực tu tập
Chánh
pháp thì kết quả bình an là điều có thể đạt được. Vấn đề là làm sao giúp cho tín
đồ Phật giáo nhận thức rõ cách thức cầu an
-
tu tập để họ thực hành đúng. Đó là trách nhiệm và vai trò của các chùa, các nhà
truyền dạy Chánh
pháp!
Tài
liệu tham
khảo:
Kinh Dược Sư.
Thích Huyền Dung dịch. Hà nội: NXB.Tôn
Giáo,
2012.
Kinh Dược Sư.
Thích Nhật Từ soạn dịch. TP.HCM:
NXB.Hồng
Đức, 2017.
Kinh Tăng
chi,
tập
1, phẩm
Nghiệp công
đức.
HT.Thích
Minh Châu dịch. Hà Nội:
NXB.Tôn
Giáo,
2015.
Kinh Trung
bộ.
HT.Thích
Minh Châu dịch. Hà Nội:
NXB.Tôn
Giáo,
2012.