Đạo ở trong lời nói
Đạo ở trong lời nói
Đạo ở trong lời nói
Trương Bồi Canh
-
Nhã Tuệ dịch
Lời hay ý đẹp
thì
ấm áp
tựa
như
mùa
xuân;
Lời nói độc ác
thì
sắc tựa như dao.
Cách đây nhiều năm tôi
có
viết một bài báo, nhan đề “Phật ở trong tâm,
Đạo
ở dưới chân”,
đăng trên Diễn đàn Dân Sinh của
Báo
Dân Sinh. Chủ yếu muốn nói là, căn bản của việc tu hành là ở tu tâm;
tâm
nên
ngay thẳng ý chân thành,
và
sau
đó
mới có thể tu thân tề gia, trị quốc bình thiên hạ. Theo
giáo
thuyết Phật giáo, chứng ngộ được tâm Phật, rồi sau mới tu đạo thành Phật.
“Đọc một ngàn chương, không bằng một hành động”.
Hành động mới có thể giúp đỡ muôn dân, lợi ích thiên hạ, cho nên nói “Đạo ở dưới
chân”.
Chỉ
nói mà không làm, chỉ nói mà không rèn luyện, đối với bản thân không có ích lợi,
đối với
cuộc đời
lại là vô nghĩa.
Cũng cách đây nhiều năm, ông
Trương Đại Thiên
(Zhāng
Dàqiān)
đến Cao Hùng mở một cuộc triển lãm tranh,
nhân dịp cũng
lên núi thăm hỏi
Đại
sư Tinh Vân, đúng lúc
Đại
sư có việc lên phía Bắc.
Tôi
lấy tư cách là thư ký chủ nhiệm thay mặt tiếp đãi, may mắn được
tiếp cận
với thế hệ bậc thầy này trong giới hội họa.
Ông
Trương Đại Thiên
là người dí dỏm.
Bởi
vì tôi cũng họ
Trương,
cho nên mới gặp như đã thân quen từ lâu. Trong lúc trò chuyện vui vẻ, ông ấy
nói đùa
rằng:
“Tôi là kẻ tiểu nhân”.
Tôi nói: “Ông là bậc thầy, không phải là kẻ tiểu nhân”. Ông ấy giải thích
rằng: “Quân tử động khẩu không động thủ.
Tôi
là một họa sĩ, thường động thủ không động khẩu,
cho nên tôi là kẻ tiểu nhân.”
Tôi nghe xong không nhịn được cười.
Sau đó ông ấy lại nhắc
đến câu chuyện trong Đạo đức kinh. Có
người hỏi Lão Tử: “Đạo ở đâu?” Lão Tử dùng ngón tay chỉ chỉ vào miệng.
Người
hỏi không hiểu ý, bèn hỏi lại. Lão Tử vẫn dùng ngón tay chỉ chỉ vào miệng ông
ấy. Thì ra, ý của
Lão Tử
là: răng thì cứng chắc, mà lưỡi thì mềm mại.
Năm
tháng trôi qua, những cái răng cứng chắc rụng dần, cái lưỡi mềm mại vẫn tồn tại
khỏe mạnh. Đạo lý ở đây là: “Nhu thắng cương”. Lấy nước làm ví dụ, rãnh
nước nhỏ giọt có thể xuyên qua đá.
Chính
là: “Những thứ mềm yếu nhất thiên hạ, cũng có thể thành những thứ mạnh mẽ
nhất thiên hạ”.
Cổ nhân nói rằng:
“Phiêu
phong bất chung triêu, sậu vũ bất chung nhật”.
Nghĩa là bão bùng không thể kéo dài cả buổi sáng, mưa lớn cũng không thể mưa
suốt ngày. Dũng mãnh cuồng bạo chỉ như là phù dung sớm nở tối tàn; ôn hòa nhu
thuận, mới có thể bền lâu.
Cuộc trò chuyện này
giúp
tôi thêm lần nữa ôn lại Đạo đức kinh. Mà từ chuyện giữa
răng và lưỡi có thể liên tưởng đến sức mạnh của ngôn ngữ. Kinh Thánh
nói: “Miệng của kẻ ngu muội chỉ thốt ra những lời ngu muội;
lưỡi của người thông thái nói ra những lời trí tuệ”.
Cái miệng có thể làm thiện, cũng có thể làm ác. Người xưa nói: “Một lời nói
có thể làm hưng thịnh đất nước, một lời nói có thể làm mất nước”.
Ngạn ngữ phương Tây nói rằng: “Lời hay ý đẹp
thì
ấm áp tựa
như
mùa Xuân; lời nói độc ác
thì
sắc tựa như dao.”
Đạo giáo thì ngoài muốn con người có tấm lòng tốt ra, còn phải nói lời hay, làm
việc có ích, làm người tốt, để tích tập ngoại công.
Tuy nhiên, những gì chúng ta đang thấy ngày nay là:
lễ nghĩa mai một, đạo đức suy đồi, con người không mấy quan tâm đến lời ăn tiếng
nói, phát ngôn bừa bãi, ngay cả những người có địa vị cao, những người có quyền
có thế cũng không thể tránh khỏi, khiến cho người ta ngao ngán thở dài! Không
những thế, còn nghiêm trọng hơn, họ tạo ra những tin đồn thất thiệt, gây ra chia
rẽ, làm cho mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên căng thẳng, luôn trong tình
trạng “gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây”, cả xã hội như rơi vào không khí ngột ngạt.
Với những ô nhiễm trong tâm con người, không biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Tình trạng này chỉ có thể xoay chuyển
chỉ khi mọi người cùng nhau nỗ lực nói nhiều điều hay và không bị những tin đồn
mê hoặc. Hãy để tin đồn dừng lại ở người thông minh (vì những tin vịt này một
khi truyền đến người thông minh thì sẽ không còn truyền đi đâu nữa), mới có thể
khôi phục sự ấm áp, vui vẻ thuận hòa cho xã hội.
Lời nói là một trong ba nghiệp thân khẩu ý.
Mặc
dù cái ác mà nó tạo ra không như những tên cướp giết người, nhưng lời nói một
khi đã buột miệng nói ra, cũng có thể làm tổn thương đến người khác, há không
cẩn trọng
ư?
Nguồn: Trương Bồi Canh (2003),
Trí tuệ đích thược thi,
NXB.Từ
Tế
Văn
Hóa
Chí
Nghiệp,
thành phố Đài Bắc, tr.146-148.