Giới luật là ngọn đuốc soi đường
gioi luat
GIỚI LUẬT LÀ NGỌN ĐUỐC SOI ĐƯỜNG…
Nguyên Cẩn
Để bảo
hộ sự thanh
tịnh và hòa
hợp trong Tăng
đoàn cũng như để giữ
gìn bản
thân vị Tỷ-kheo không cho hư hủy, tránh gây mất niềm
tin Tam
bảo của tín
thí, Đức
Phật đã đề
ra giới
luật.
Trong việc giữ
gìn giới
luật, người tu
hành tự nguyện giữ
giới pháp một cách nghiêm mật để cho thân
tâm thanh
tịnh. Nương vào giới
luật để gạn
lọc thân
tâm, hành
giả đoạn trừ mọi lậu
hoặc, ngăn
ngừa nghiệp
bất thiện. Nói như ngôn
ngữ trong các bài giảng
pháp “… Nhờ đó mà thân
tâm được thúc liễm, đạo
hạnh được tăng
trưởng, đời
sống không bị nhiễm
ô trần tục”. Từng cá
nhân như vậy hợp
lại, thành một tập thể trang
nghiêm thanh
tịnh. Đây chính là điểm khác biệt của Tăng
đoàn Phật
giáo so với tổ chức của các hội
chúng khác. Chính tự
lực của từng hành
giả sẽ tác
động đến Tăng thân và khi Tăng thân vững mạnh sẽ tạo tha
lực hỗ trợ
hành giả dũng
mãnh tinh tấn trong quá trình tu
học.
Xác định giới
pháp là thầy, trong kinh Đại Bát Niết-bàn, Phật dạy: “Này
Anan, pháp và luật Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt
độ thì pháp và luật ấy sẽ là Đạo
sư của các ngươi” (Trường
bộ kinh II ).
Ở một phần khác , Phật dạy: “Này
các Tỳ-kheo, nay Ta dạy các ngươi: các pháp
hữu vi là vô
thường, hãy tinh
tấn lên chớ phóng
dật”. Giới
hạnh không chỉ thực
hành những qui định trong giới
bổn mà còn là công
phu gạn
lọc, kiểm
soát, ngăn
ngừa các nghiệp sát, dâm, đạo, vọng. Từ đó tạo điều
kiện cho thiền
định được vững
chãi, phát triển trí
tuệ được dễ dàng.
Trong kinh Di
giáo, Phật lại nói: “Các
thầy Tỳ-kheo, sau khi Như
Lai diệt
độ phải trân
trọng tôn
kính tịnh giới… phải biết tịnh
giới là đức thầy cao cả của các ngươi. Nếu Như
Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh
giới ấy” (HT.Trí
Quang dịch).
Nói về các nghiệp “dâm” mà một số hành
giả phạm phải, chúng
ta nghe trong kinh văn khi Phật nói với A-nan, “…
Ông A-nan, nếu
không đoạn lòng dâm mà tu
thiền định thì cũng như nấu cát, nấu đá muốn cho thành cơm; dầu trải
qua trăm nghìn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng, vì cớ sao? Vì đó
là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy. Ông đem thân dâm cầu diệu
quả của Phật, dầu được diệu ngộ, cũng chỉ là gốc dâm, cỗi gốc đã thành
dâm, thì phải trôi lăn trong tam
đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu
chứng Niết-bàn Như
Lai. Chắc phải khiến cho thân
tâm đều đoạn hết giống dâm, cho
đến tính đoạn cũng không còn nữa, thì mới trông mong chứng
quả Bồ-đề của Phật… Sau khi tôi diệt
độ rồi, trong
đời mạt
pháp, có nhiều những hạng yêu mị tà
đạo ấy sôi nổi trong thế
gian, chúng lén núp gian
dối, tự xưng là thiện
tri thức, mỗi người tự xưng đã được đạo
pháp thượng
nhân, lừa gạt kẻ không biết, doạ dẫm khiến cho mất
lòng chính
tín; chúng đi qua đến đâu, cửa nhà người ta đều bị hao
tổn tan nát”. (Trích kinh Thủ-lăng-nghiêm, quyển sáu. Dịch giả: Tâm
Minh Lê Đình Thám - Chỉ bày bốn pháp đoạn trừ Sát, Đạo, Dâm, Vọng)
Kinh Trường
bộ có nêu ra năm lợi
ích của việc giữ
gìn giới
luật như sau:
1. Người có giới
đức sẽ hưởng được gia
tài pháp
bảo nhờ tinh
tấn.
2. Người có giới
đức được tiếng
tốt đồn xa.
3. Người có giới
đức không sợ
hãi rụt
rè khi đến các hội
chúng đông đúc.
4. Người có giới
đức khi chết tâm
không rối
loạn.
5. Người có giới
đức sau khi mạng
chung được sinh về thiện
thú, thiên
giới. Kinh Tăng chi III, Đức
Phật dạy rằng: “… Biển cả
không bao giờ dung chứa tử
thi. Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo nào không giữ được hạnh thanh
tịnh thì Tăng
đoàn sẽ không sống chung với kẻ ấy, hãy nhanh chóng tụ
họp lại loại kẻ ấy ra. Dù kẻ ấy có ngồi giữa Tăng
chúng cũng xa rời Tăng
chúng, và Tăng
chúng cũng không bảo
vệ được kẻ ấy”.
Giáo hội không thể quán
xuyến quản
lý tất cả Tăng sĩ ở những địa phương khác nhau. Chúng
ta không có hay chưa có những môi trường mạnh mẽ để Tăng
Ni sinh
trưởng dưỡng phạm
hạnh. Cũng chưa có hệ
thống xét duyệt đạo
đức thường
xuyên hay bất kỳ nên có những sự
cố xảy ra rồi mà Giáo
hội chưa biết hay xử lý kịp thời. Trưởng
lão Thích Thông Lạc từng nhận
định: “… nhìn tu
sĩ Phật
giáo hiện
giờ, biết Phật
giáo suy hay thịnh, mất hay còn. Không phải ở số đông tu
sĩ Phật
giáo; không phải ở chỗ Phật
giáo được chấp
nhận là quốc
giáo; không phải Giáo
hội Phật giáo được tổ chức như một quốc
gia có tổ chức hẳn
hoi, có các trường học từ sơ, trung, cao đẳng để tu
sĩ học tập có cấp
bằng cử
nhân, tiến sĩ… Cũng không phải ở chỗ xây cất chùa to, tháp lớn, kiến
trúc kiên
cố vĩ đại mà ở chỗ tu
sĩ phải sống
đầy đủ giới
hạnh, đầy đủ giới
bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ giới
bổn, đầy đủ uy
nghi chánh
hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt. Nói tóm
lại, vị Tỳ-kheo phải giữ
gìn giới
luật nghiêm túc thì Phật
giáo mới còn và hưng thịnh, còn chúng Tỳ
kheo phá
giới thì Phật
giáo mất và không hưng thịnh. Lời di chúc năm xưa của Đức
Phật còn vang mãi trong tai chúng
ta rằng giới
luật còn là Phật
giáo còn, giới
luật mất là Phật
giáo mất” (Thích Thông Lạc - Giới
luật là pháp tu căn
bản của Phật
giáo để thoát khổ - Người Phật
tử cần biết, tập 3, Nxb Thế
Giới, 2011).
Cách đây hơn 80 năm, Cư
sĩ Tâm
Minh Lê Đình Thám trong tạp chí
Viên Âm từng phân loại Tăng
chúng tóm
tắt như sau:
a. Hạng lợi
dụng Phật
pháp;
b. Hạng lỡ dở không biết tu
hành, lấy những lối cúng cấp làm nghề riêng;
c. Hạng ưa thanh
nhàn chỉ vui thú lâm
tuyền, quên trách
nhiệm của Tăng
đồ.
d. Hạng tu vì tư
lợi, mình chỉ biết tự giải
thoát. e. Hạng thực
hành Chánh
pháp.
Trên cơ sở đó, ông đề nghị xây
dựng lại, chỉnh
đốn tăng-già với những việc cụ
thể như:
- Đối với trong sơn
môn
a. Lập một Ban luật
sư để kiểm sát
giới hạnh của tăng
chúng. Ghi rõ kẻ nào phá
giới, sẽ bị thâu sổ không được đắp điền
y. Nếu
không có sổ hay ban luật
sư không cho
phép mà đắp điền
y thì bị truy
tố về tội giả
dối.
b. Tổ chức những Ban thầy cúng. Thầy cúng không được đắp điền
y mà chỉ là ưu-bà-tắc mang y màu nâu hay màu xám. Các ông thầy nếu
không giữ đủ giới thì cho vào hạng ấy…
- Về phương
diện chư thiện
tín
a. Không nên nhận những người đã phá
giới là thầy tu
đạo Phật.
b. Phải hủy những điệp quy
y thọ
giới của các ông thầy đã phá
giới cấp
cho, vì không có giá
trị.
c. Công
bố những sư phạm
giới có bằng cớ của các bậc Tăng-già.
d. Bảo
hộ, cúng
dường các thầy tu giữ
giới luật.
e. Không dự những việc không hợp với Phật
pháp dầu là họ có lập chùa, đúc
tượng vì nó chỉ là những lối buôn bán Phật
pháp để kiếm tiền kiếm rượu. [Hiện nay ở nước ta một số đại gia đặc
biệt phía Bắc đang xây chùa cực to, tượng thật lớn nhưng để làm gì thì chúng
ta chưa rõ, ít ra về phương
diện tu
học và phổ
biến Chánh
pháp].
Cư sĩ Tâm
Minh khẳng định “Hộ trì
giới luật là xây nền tảng cho đạo
Phật, hoằng
dương Chánh pháp”. B’Su Danglu trong “Đạo
Phật ngày mai” từng kêu gọi “Muốn bảo
vệ đạo
Phật một cách hữu hiệu, mỗi người Phật
tử phải xây một ngôi chùa cho chính bản
thân mình. Vào thế kỷ XI, có một vị thiền
sư tên Ngộ
Ấn, đã thực
hành và truyền dạy pháp
môn Tam bản “Dĩ thân vi Phật, dĩ k hẩu vi
Pháp, dĩ tâm vi thiền” (Dùng thân làm
Phật, dùng miệng làm pháp, dùng tâm làm thiền), Giáo
lý Tam bản dạy chấm
dứt sự truy cầu rong ruổi bên ngoài và trờ lại với ngôi chùa thân
khẩu ý” (B’su Danglu - Đạo
Phật ngày mai, Lá
Bối, 1970).
Trong bài viết này, chúng
tôi chỉ nhấn
mạnh rằng sự
hưng thịnh và tồn
vong của Phật
giáo hôm nay không nằm ở những khu du lịch tâm
linh hàng trăm hecta hay những ngôi chùa nguy nga, những lễ
hội rình rang đậm màu mê
tín mà nằm ở các Tăng sĩ giữ
gìn giới
luật, làm gương cho tín chúng. Làm thế nào ở những ngôi chùa, dù to hay
nhỏ, luôn là những tự
viện thanh
quy với những vị Tăng sĩ đạo
hạnh nghiêm
cẩn hay luôn cố
gắng như thế, hướng dẫn Phật
tử sống an
lạc tin yêu.
Nguyên Cẩn | Văn
Hóa Phật Giáo số 331 ngày 15-10-2019