Những thăng
trầm của Phật
giáo trong
lịch sử
Lịch sử Phật
giáo đã chứng
kiến những năm tháng huy hoàng từ thế kỷ thứ III trước TL đến
thế kỷ thứ VI sau TL ở Ấn
Độ và từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XIII ở Đông Á. Xen kẽ là "Thời
đại ánh sáng" từ thế kỷ VI đến XI của Đông
phương. “Một Đông
phương thống nhất về phương
diện tinh
thần thực có trong thời
kỳ này. Ở Ấn
Độ là triều
đại Gupta, ở Trung Hoa là các nhà Lương, Tùy, Đường, Tống và…
các nhà
sư Việt
Nam (Giao Châu) đã góp một phần không nhỏ vào sự tổng hợp tư
tưởng Ấn
Độ và Trung Hoa”(1).
Trong những năm tháng đó, người ta được nghe, được đọc những tư
tưởng phong
phú và uyên
báccủa các Thiền
sư, Luận
sư lỗi
lạc, được thấy những công
trình nghệ thuật hoành tráng nhất ở các nước. Nhưng sau đó
thì đạo
Phật bước vào giai đoạn suy thoái. Cụ
thể ở Ấn
Độ, Bà-la-môn giáo đã trở
thànhẤn Độ giáo và sáp nhập một số tư
tưởng của Phật
giáo. Theo sử sách, dựa
vào thế
lực của các dòng
họ quý
tộc, Ấn
Độ giáo tìm đủ mọi cách để chèn lấn Phật
giáo cho
đến khi quân Hồi
giáo tràn sang và xâm chiếm toàn cõi Ấn
Độ.
Ở Trung Hoa và Việt
Nam thì Phật
giáo cũng bị tầng lớp sĩ
phu theo Nho
giáo ngăn
cản không cho phát triển, đặc
biệt phái Tống-Nho thậm chí mượn những tư
tưởng Phật
gia để giảng Tứ
thư, hay lập nên những thuyết mới pha trộn thiền
học để thu hút giới trí
thức. Lịch
sử ghi
nhận sự đàn
áp Phật giáo lên đến đỉnh điểm trong loạn Thái
Bình Thiên Quốc. Sau đó đến thời các tàu chiến Tây
phương tiến vào chinh
phục các nước Á Đông đồng
thời du
nhập một tín
ngưỡng mới: Thiên
Chúa giáo. Các nước phải ký các
loại hòa ước và cho
phép các cường quốc phương Tây được tự
do giảng
đạo mới.
Nhìn lại giai đoạn suy
vi, có hai lý
do, theo giáo sư Trần Ngọc Ninh, khiến cho Phật
giáo suy
yếu:
Một là trí
thức rời bỏ
đạo Phật khi giáo
lý Thế
Tôn không còn là một nguồn tư
tưởng sống nữa. Các Tăng sĩ khép mình trong thiền học, không
còn nhập
thế khiến đạo
Phật mất đi sinh
khí vốn có trước đây.
Thứ hai là đạo
Phật không còn gắn
bó với xã
hội, đã bỏ quần
chúng. Đạo
Phật không còn là một động
lực cải tạo xã
hội nữa thì quần
chúng chỉ còn mê
tín. Người ta tin vào thần
thông của pháp
lực, mà không chăm lo xây
dựng một
đời sống an vui trên nền
tảng Phật pháp.
Nhưng sau Đệ nhị
thế chiến, “Đạo Phật bỗng bừng lên như ngọn hải đăng, trong
sáng và rõ
ràng giữa đêm tối mù mịt”(2).
Ở Ấn
Độ, Tiến sĩ Ambedkar, một người Ấn giáo, đã tổ chức Đại
lễ quy
y cho ông và 500 ngàn người cùng
đinh nước Ấn, thuộc giai
cấp thấp nhất, cùng một số trí
thức Ấn làm sôi động thế giới và chính trường Ấn
Độ. Ông nhắc nhở mọi
người rằng, Đức
Phật nói cõi Niết-bàn mở ra cho tất cả mọi
người, không phân
biệt thế cấp và đạo
Phật là hy
vọng cuối
cùng của những người cùng
khổ.
Ở các nước Nam Á, người ta ghi
nhận sự xuất
hiện các đảng theo chủ
nghĩa xã
hội Á Châu và đảng Xã
hội Phật
giáo như tại Nhật
Bản, đảng Soka Gakkai với dấu hiệu hoa
sen, đã có 20 triệu thành viên vào thập niên 1970, đề
xướng áp
dụng nguyên lý
Phật giáo vào đời
sống xã
hội. Còn ở Việt
Nam, sau những phong
trào chấn
hưng Phật
học suốt từ 1930 được cụ Lê Đình Thám khởi xướng với Hội An Nam
Phật học, cho
đến những cuộc vận
động sau này hình thành Hội Phật
học Bắc Kỳ và Hội Phật
họcNam Việt với cụ Mai Thọ Truyền, Phật
giáo đã dần khởi sắc. Nhưng đáng
kể nhất là trong mùa pháp nạn 1963, ngọn lửa Thích Quảng
Đức đã thắp sáng Đông Nam Á, đánh
thức lương
tâm các siêu cường và cho thấy sức sống mạnh mẽ tiềm tàng
của Phật
giáo .
Những vấn
đề trong việc phục
hưng Chánh
pháp
Như đã nêu ở phần trên, một trong những lý
do khiến Phật
giáo suy
vi là quần
chúng rơi vào mê
tín. Nhìn lại thực trạng Phật
giáo hôm nay, không
phải sau những sự
cố “giải hạn, cầu vong” ở một số chùa phía Bắc lùm xùm trên báo
chí người ta mới nhận
ra Chánh
pháp đang bị hiểu sai, hoặc bị xuyên
tạctheo hướng có lợi cho những ai muốn vận dụng vì biên
kiến, tà
kiến hay trục lợi vì tiền bạc. Mà thực
tếngày xưa, trong phong
trào chấn
hưng Phật
giáo những năm 1930, cư
sĩ Tâm
Minh Lê Đình Thám qua những bài viết trên tạp chí Viên
Âm đã lên án những hiện
tượng thờ sai, lẫn
lộn giữa thần và Phật, giải sao, cầu vong, bói
toán, phong thủy xâm
nhập trong hàng ngũ Tăng sĩ và tín
đồ ngày một nhiều, khiến quần
chúng lẫn
lộn giữa Phật
pháp và những giáo
lý hay quan
điểm khác.
Cụ viết: “Nay chúng
tôi xét trong Phật
giáo đồ hiện
thời, thường
có thờ nhiều vị thần
thánh không có tên trong kinh
tạng, như Thập
Điện, Quan
Đế, Thánh
Mẫu, Thánh Hoàng, Thổ
Địa, Táo
Quân, Bổn Mạng, Nam
Tào, Bắc
Đẩu, Bà Thủy, Bà Hỏa, Ông Quận, Ông Mường, v.v… hoặc những vị
có tên trong kinh
tạng, nhưng chỉ là hàng thính
chúng hay là hàng Hữu
học, Thanh
văn, như Phạm
Thiên, Đế
Thích, Vi
Đà, v.v… không đáng thờ chung với Phật và Đại Bồ-tát... Còn
về sự trì tụng, thì ngoài những kinh đã có trong Đại
tạng, không nên tụng các kinh ngụy tạo, như kinh Ngọc Hoàng,
kinh Thập điện, kinh Bát
dương, kinh Ông Táo,
kinh Đào viên, kinh Cao
vương, v.v…”(3).
Trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, tác
giả Lê Học Lãnh Vân viết về những cơ
duyên khiến mình đến với Phật
pháp, cảm nhận về chùa chiền và tín
đồ hiện nay khác đi nhiều so với ngày
xưa, ấy là: “Một phần rất lớn của xã
hội lạc bước vào mê
tín. Cứ xem cách họ cúng bái và chen
nhau giành giật cúng bái đình chùa, lễ
hội... Cứ xem những điều họ cầu
xin giữa mù mịt khói nhang. Cứ nhìn họ tin vào và vái lạy
những thầy cúng giải vong, trục vong hay cúng những điều nhảm
nhí khác…”. Điều này phản
ảnh một xã
hội mà “Lịch sự, hiền
lương, chân
thật, nhân
từ lần lần bị lấn át bởi thô
bạo, bất lương, dối
trá, tàn ác... Có thể nói
nhiều giá
trị đạo
đức bị đảo
lộn(4)...
Vì sao cần phục
hưng Phật giáo?
Đạo đức đang xuống cấp?
Trong phiên chất vấn của Quốc hội, đại
biểu Đinh Thị Kiều Trinh đề nghị Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn
Ngọc Thiện cho
biết các giải
pháp để khắc phục tình
trạng đạo
đức xã
hội, gia
đình đang xuống cấp nghiêm
trọng. Thừa
nhận thực trạng này, Bộ trưởng Thiện cho rằng nhiều giá
trị tốt
đẹp của dân tộc bị mai
một; tình
trạng suy thoái đạo
đức trong cán bộ, đảng viên gia
tăng; đạo
đức nghề nghiệp sa
sút; gian
lận trong học
hành, bằng cấp; tình
trạng chạy chức chạy quyền; bạo lực gia
đình, bạo lực với người cao tuổi... đang diễn ra.
Như vậy, xét cả đạo lẫn đời, với số lượng Phật
tử đông đảo, Phật
giáo cần
phải phục
hưng nếu chúng
ta hướng đến việc xây
dựng một xã
hội hiếu hạnh trong một cuộc xây
dựng đạo
đức toàn
diện, triệt
đểvà hướng thượng.
Xây dựng những gì?
Về phương
diện cá
nhân
Phải chăng vẫn cần nâng
cao dân
trí, nhưng ngoài
ra phải nâng
cao chuẩn mực văn
hóa. Cụ
thể, có lần chúng
tôi đã đề cập là gột
rửa bệnh thái tâm
lý xa
hoa, tinh
tiến về tri
thức và nhận
thức, tu
dưỡng nếp
sống mới, nhân
sinh quan mới, tận dụng thời
gian, vui
hưởng cuộc sống thanh
bạch hàng ngày, làm việc hết
sức mình nhưng không thái
quá, tri
túc để biết sống nếp
sống giản dị thanh
đạm, phù
hợp với mức thu nhập và điều
kiện chung quanh, sống không tranh
chấp, cùng nhau tiến
bộ.
Về phương
diện xã
hội: Xiển dương Chánh
pháp
Phải xây
dựng lại đạo
pháp chăng? Phải tránh những vết xe đổ của quá
khứ. Phật
giáo thời các vua nhà Lý hay nhà Lê những đời
sau có thời
gian tin vào yêu thuật, bùa chú, nhu nhược và kém sáng
suốt. Một khi tôn
giáo không gần với quần
chúng hay Chánh
pháp mà dựa
vào ngoại lực, tha
lực, vào những chuyện huyền bí hay nghi
lễ hình
thức quá nhiều thì chắc
chắn sẽ suy vong. Phật dạy “Này Ananda, không phải lễ
bái là tôn
kính và làm vẻ
vang Như
Lai đâu. Bất luận một một Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào và bất
luận một thiện
nam hay tín
nữ nào biết lời giáo
huấn, gắng giữ phẩm hạnh trang
nghiêm, đời
sống chân
chính, thì là người ấy tôn
kính và làm vẻ
vang Như
Lai một cách cao thượng nhất”(5).
Trong những chủ
đề của ngày Đại
lễ Vesak Liên
Hiệp Quốc được tổ chức lần thứ ba tại Việt
Nam, đáng chú ý là chủ
đề (2) là thảo
luận về “Cách tiếp cận của Phật giáo về gia
đình hòa
hợp, chăm sóc sức
khỏe và xã
hội bền vững” và chủ
đề (3) là “Cách tiếp cận của Phật
giáo về giáo
dục và đạo
đức toàn cầu”.
Xã hội hài hòa là xã
hội bền
vững
Xã hội vốn mang nghĩa hài hòa. Với Tây
phương là société, society, từ tiếng La-tinh socius, có nghĩa
companion, bạn cùng sống, bạn đồng
hành.
Vậy thì xã
hội hài hòa là gì? Trước hết, là sự hài hòa trong từng bộ
môn. Chẳng hạn kinh tế phải tạo ra sự hài hòa trong chính nó: hài
hòa giữa thành thị với nông thôn, hài hòa giữa giàu và nghèo, hài
hòa với môi trường
sinh thái, với địa lý tự
nhiên, với tài nguyên…
Tác giả Nguyễn Thế Đăng trong một bài viết về xã
hội hài hòa trên báo Văn
Hóa Phật
Giáo cho rằng “Sự hài hòa căn
bản và rộng lớn là sự hài hòa của ba lĩnh vực, ba phạm
trù ở trên, thế
giới vật
lý (Địa), thế
giới con
người (Nhân) và thế
giới tâm
linh (Thiên)... Nói theo những bộ môn đại
diện cho mỗi lĩnh vực ở trên, xã
hội hài hòa là sự hài hòa của ba lĩnh vực kinh tế, khoa học
kỹ thuật với văn
hóa và với tôn
giáo. Sự bền
vững, giàu mạnh, phát triển (cả vật
chất và tinh
thần) của xã
hội và của ba lĩnh vực đó trong một sự hài hòa đồng bộ với
nhau"(6).
Điều
kiện của một xã
hội bền
vững
Định chế an sinh
phải được thiết lập
Một xã
hội mà người dân được chăm lo về an sinh từ y tế cho
đến giáo
dục, là một ước
mơ. Đây là yêu
cầu tiên
quyết.
Giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo
Kết quả điều
tra mức sống hộ gia
đình tại Việt
Nam cho thấy rằng khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu với
bốn nhóm còn lại (nghèo, cận nghèo, trung bình, cận giàu) đã tăng
nhanh trong giai đoạn 2004-2014, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về
thu nhập. Chúng
ta cần hết
sức lưu
ý tình
hình phát triển những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và ngay cả
trong những khu ổ chuột ở thành phố, vẫn còn có những gia
đình sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu
thốn các điều
kiện sinh
hoạt cơ bản. Chúng
tahiểu rằng hố ngăn cách giàu - nghèo là vấn
nạn chung của các nước tăng
trưởng nhanh. Làm thế nào để tránh tình
trạng “bình quân mỗi người một con gà, nhưng một người có
chín, chín người có một”
Giáo sư Trần Ngọc Ninh nhận
định: “Xã hội Phật
giáo là một xã
hội để phục
vụ con
người chứ không phải để bóc
lột con
người; một xã
hội để giải
phóng con
người chứ không phải để ràng
buộc con
người; một xã
hội đem lại sự diệt
khổ chứ không tạo ra đau
khổ miên trường; một xã
hội giúp con
người thực
hiện Phật
tâm của mình vượt ra ngoài các trở ngại chứ không phải để
dồn con
người vào sự hoại vong, không đường gỡ”(7).
Một nền kinh tế theo chủ trương Phật
giáo trước
tiên phải lo giải
quyết những nhu cầu căn
bản, đói rét, cơm áo, bệnh
hoạn, nhu cầu giáo
dục, trường học và công ăn việc
làm cho người dân. Đó là những điều
kiện tối
thiểu cho sự giải
phóng con
người trong xã
hội, tạo những điều
kiện vật
chất của tự
do tâm
linh.
Nói cách khác, xã
hội Phật
giáo là xã
hội theo nguyên lý trung
đạo. Nền kinh tế trong xã
hội đó buộc mỗi người làm việc theo chí
hướng và khả năng và đóng góp việc
làm vào sự lợi
ích chung, nhưng ngược lại nhà nước phải đảm
bảo được cơm áo và những điều
kiện cần
thiết, để tạo nên sinh
hoạt một cách đồng
đều cho toàn thể. Nói cách khác, trung
đạo là con
đường nhân
bản. Trung
đạo là con
đường để phục
vụ, để dẫn dắt con
người hướng lên trong tinh
thần và trí tuệ.
Trung đạo không phải là một con
đường đòi hỏi và quá khó khăn, chỉ hướng đến một xã
hội có một mức sống tới thiểu, mà là xã
hội văn
minh phải thực
hiện cho toàn dân. Trong cùng một nước, người dân ở một mảnh
đất hoang cũng có quyền, có một mức sống tối
thiểu ngang với người dân ở miền châu thổ phì nhiêu, vì cả
hai đều làm việc.
Một xã
hội mà người dân không được quyền chia sẻ những phúc
lợi, hưởng những thành
quả văn
hóa, kinh tế mà thành phố mình, đất nước mình đã đạt
được thì vẫn xem
như thất bại trong việc kiến
tạo xã
hội bền
vững. Làm thế nào dẫn dắt toàn dân đến một xã
hội hài hòa cả Thiên- Địa - Nhân, trong đó sự phát triển tâm
linh và nền tảng văn
hóa là yêu
cầu tất yếu. Đó là con
đường phục
hưng Phật
giáo trong xã
hội hôm nay, hướng đến ngày mai.
(1) Trần
Ngọc Ninh, Đức
Phật giữa chúng
ta, Lá
Bối , 1972.
(2) ibid.
(3) Thư
của thầy Đạo
hạnh cố
vấn Đắc Quang và ngài Giáo
lý kiểm
duyệt Lê Đình Thám gửi cho Tổng Trị sự trình về việc thờ tự,
cúng cấp, trì tụng ở các hội quán hội An Nam
Phật học, Viên
Âm 42, tháng 10, 1940.
(4) Lê
Học Lãnh Vân, Cảm
ơn chùa Ba Vàng, Thời báo KTSG, 29-3-2019.
(5) Tăng
chi bộ kinh.
(6) Nguyễn
Thế Đăng , Xã
hội hài hòa. Xem tại: http:// www.thuvienhoasen.org.
(7) Trần
Ngọc Ninh, Đức
Phật giữa chúng
ta, Lá
Bối, 1972, ibid.