Lòng vị tha và hạnh phúc

long vi tha

Lòng vị tha và hạnh phúc

Matthieu Ricard – Phan Huy An dịch

 

Những người mà tôi biết họ thật sự hạnh phúc đều đã học cách phục vụ người khác. (Albert Schweitzer)

Bài viết này trước hết sẽ giải thích sự nối kết mật thiết giữa lòng vị tha và hạnh phúc và sau đó xem xét chứng cứ khoa học mà nó chỉ ra sự tương thuộc giữa hai khía cạnh quan trọng này trong xã hội loài người.

Vì sao hạnh phúc không thể tách rời lòng vị tha?

Đời sống hiện đại đe dọa chúng ta với một số thách thức đáng chú ý, mỗi thứ có tính tạm thời và ưu thế của riêng nó. Chúng ta có thể xem chúng như ba phạm trù khác nhau được đặt cơ sở trên những mối quan tâm và thang thời gian: kinh tế trong ngắn hạn, sự thỏa mãn đời sống trong trung hạn, và môi trường trong dài hạn.

Thị trường chứng khoán tăng vọt và sụp đổ qua một đêm; nền kinh tế và tài chính thế giới đang phát triển với một tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Sự thỏa mãn đời sống được đo lường bằng một kế hoạch đời sống, một sự nghiệp, một gia đình, hay một thế hệ. Sự phát triển của môi trường được đo lường bằng một thế kỷ, một thiên niên kỷ hay một kỷ nguyên, mặc dù những biến dịch sinh thái đang tiến nhanh hơn những nhịp điệu thay đổi này. Chúng ta hiện đang sống trong một kỷ nguyên được gọi là Thế nhân sinh (anthropocene), kỷ nguyên đâu tiên mà ở đó con người có một sự ảnh hưởng toàn cầu vào hệ sinh thái của trái đất.

Làm thế nào chúng ta có thể làm việc với ba thang thời gian này cùng một lúc? Làm thế nào chúng ta dung hòa chúng? Chúng ta biết việc thay đổi những thói quen của chúng ta thật sự khó khăn như thế nào. Những nhà đầu tư không sẵn sàng bỏ tiền của họ vào những hợp đồng tài chính mà nó sẽ mãn hạn trong 100 năm. Những người khá giả không muốn hy sinh lối sống của họ vì lợi ích của người khác, càng ít muốn hơn vì lợi ích của những thế hệ tương lai. Những người sống trong nghèo khó một cách tự nhiên khao khát có được sự thịnh vượng và sự phát triển kinh tế để cải thiện tình cảnh của họ tốt hơn và để bắt kịp những quốc gia giàu nhất. Những người kiếm lợi nhiều nhất từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không muốn giảm bớt việc thu nhập của họ. Chủ nghĩa cá nhân ngăn chúng ta chấp nhận một cái nhìn toàn cầu về những vấn đề này, ngăn chúng ta rút ra những kết luận cần thiết, và ngăn chúng ta thực hiện các biện pháp tương ứng.

Tuy nhiên, có một một sợi dây quan trọng mà nó nối ba thang thời gian này lại và làm hài hòa quyền ưu tiên của chúng – đó là lòng vị tha. Lòng vị tha không phải là một lý tưởng cao vời, hay một sự xa xỉ chỉ người giàu mới có. Bây giờ, hơn bao giờ hết, lòng vị tha là một điều cần thiết cho hạnh phúc của tất cả mọi người.

Nếu chúng ta vị tha hơn, nếu chúng ta quan tâm người khác hơn, chúng ta sẽ không đắm chìm trong việc tích lũy điên cuồng.

Nếu chúng ta quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống của những người xung quanh ta, chúng ta sẽ đảm bảo rằng những điều kiện làm việc, đời sống gia đình, và nhiều khía cạnh khác của xã hội được cải thiện.

Cuối cùng, nếu chúng ta quan tâm hơn đến những thế hệ tương lai, chúng ta sẽ không vì những tham muốn và nhu cầu ngắn hạn của chúng ta mà hy sinh một cách mù quáng môi trường mà những thế hệ tương lai thừa kế từ chúng ta.

Lòng vị tha là một yếu tố mà nó quyết định chất lượng sự có mặt hiện tại và tương lai của tất cả chúng ta. Nó không nên bị xem là một ý tưởng không tưởng được tạo ra bởi một ít người có trái tim lớn. Chúng ta phải có tuệ giác để nhận thức vai trò quan trọng của nó và có sự can đảm để nói như vậy.

Những nhà kinh tế đã đặt lý thuyết của họ trên sự giả định rằng con người luôn theo đuổi những lợi ích cá nhân của riêng họ. Mặc dù giả thuyết này sai lầm, nó là cơ sở của những hệ thống kinh tế hiện nay. Chúng được đặt cơ sở trên nguyên tắc trao đổi hàng hóa và dịch vụ tự do như Adam Smith đã ấn định. Chúng không tính đến nhu cầu cần thiết cho mỗi cá nhân quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Sự bỏ sót này đã tạo ra một xã hội không thể vận hành một cách hài hòa. Chính Adam Smit đã viết về nhu cầu này ở trong The Theory of Moral Sentiments, một tác phẩm mà nó thường bị những nhà kinh tế phớt lờ (Smith 1759). Những nhà kinh tế hiện đại hiện đang gia tăng kêu gọi thừa nhận vai trò của lòng vị tha ở trong mọi khía cạnh của đời sống con người, bao gồm kinh tế. Ví dụ, Dennis Snower, nhà sáng lập GES (Global Economic Symposium), đã nhấn mạnh rằng cùng với “tiếng nói của lý trí”, những nhà kinh tế, chính trị gia v.v… bây giờ cần phải nói với “tiếng nói của sự quan tâm” (Snower 2012).

Những người theo thuyết tiến hóa cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên quên việc Darwin nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của sự hợp tác trong thế giới chúng sinh. Martin Nowak, cùng những người khác, nhắc chúng ta: “Sự hợp tác là kiến trúc sư của sự sáng tạo ngang qua sự tiến hóa, từ những tế bào cho đến các sinh vật đa bào, cho đến những gò mối, những ngôi làng đến các thành phố. Nếu không có sự hợp tác thì không thể có sự xây dựng cũng không có sự đa dạng trong tiến hóa. Hợp tác – không phải cạnh tranh – củng cố sự cách tân”. (Nowak 2011)

Tìm hiểu về lòng vị tha

Lòng vị tha có thể định nghĩa là “sự mong muốn và quyết định đem lại hạnh phúc cho người khác”. Trạng thái tâm này sẽ đưa đến hành xử mà nó cố gắng nhận ra mục tiêu này. Lòng vị tha chỉ có thể được xem là chân thực khi việc đạt lấy hạnh phúc cho người khác là động cơ chính và mục đích cuối cùng của một hành xử cụ thể.

Sử gia Phillip Hallie viết: “Lòng tốt không phải là một học thuyết hay một nguyên lý. Nó là một cách sống.” (Hallie 1978). Lòng vị tha có thể là một trạng thái tâm tạm thời, hoặc phát triển thành một cách sống lâu dài. Nơi bản chất của nó, lòng vị tha là một trạng thái tâm rộng lượng mà nó được cung cấp nhiên liệu bằng sự quan tâm đến số phận của tất cả những người xung quanh chúng ta.

Sự nối kết với hạnh phúc là hiển nhiên. Trong Phật giáo, tình thương vị tha được định nghĩa là “mong ước rằng tất cả chúng sanh tìm thấy hạnh phúc và nguyên nhân của hạnh phúc.” Những mong ước vị tha này phải đi cùng với một sự quyết tâm làm mọi điều bằng khả năng của chúng ta để biến chúng thành sự thật. Quyết tâm này sẽ thúc đẩy hoạt động, nhưng nó phải được khai sáng và được trao cho sức mạnh bằng nhận thức sáng suốt và trí tuệ.

Lòng từ bi hình thành nên tình thương vị tha khi nó đối mặt với khổ đau. Phật giáo định nghĩa lòng từ bi là “mong muốn tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau.”

Cảm thông là khả năng cộng hưởng với người khác, cộng hưởng với cảm xúc của người khác và hiểu rõ tình cảnh của họ. Từ cảm thông (empathy) là một sự chuyển dịch từ tiếng Đức einfühlung, mà nó có nghĩa là “đồng cảm”. Nhà tâm lý học Edward Tichtener sử dụng thuật ngữ này lần đầu tiên trong tiếng Anh vào đầu thế kỷ XX. Cảm thông xuất hiện một cách tự nhiên khi chúng ta chứng kiến những tình cảnh của người khác và những xúc cảm của họ như được thể hiện bằng những biểu hiện qua nét mặt, âm thanh giọng nói và hành xử của họ. Sự cảm thông truyền đạt cho chúng ta biết bản chất và cường độ khổ đau của họ. Có những thể thức khác nhau về sự cảm thông, một số thuộc cảm xúc, một số thuộc nhận thức.

Nhà tâm lý học Daniel Batson, một trong những những chuyên gia xuất sắc nhất nghiên cứu về lòng vị tha, phân biệt đến tám loại cảm thông (Batson, C.D. 2009). Để quan tâm tình cảnh của người khác với lòng vị tha, chúng ta phải bắt đầu bằng việc chấp nhận quan điểm của họ. Triết gia Jean-Jacques Rousseau đã viết, “Người giàu dành ít tình thương cho người nghèo bởi vì họ không thể hình dung họ là người nghèo.” Bước kế tiếp là phải quý trọng người khác, bởi chỉ tưởng tượng bản thân mình ở nơi hoàn cảnh của một người nào đó hay cảm nhận những gì họ cảm nhận là không đủ. Niềm vui cảm thông bao gồm hoan hỷ và mừng vui từ tận đáy lòng về những thành tựu và phẩm chất của người khác, hay ở những người cống hiến cho nhân loại những việc làm tốt và những dự án có ích của họ được thành công.

Sự vô tư là thành phần cốt yếu khác của lòng vị tha. Mong muốn rằng tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau không phải dựa vào những thiên kiến cá nhân hay vào cách mà người khác đối xử với chúng ta. Sự vô tư được ví dụ bằng suy nghĩ của một bác sĩ giàu lòng thương yêu, người hoan hỷ khi thấy người khác khỏe mạnh và là người quan tâm đến việc chữa trị cho tất cả bệnh nhân, bất kể những bệnh nhân là ai, mà không bị ảnh hưởng bởi những phán xét đạo đức và những thiên vị cá nhân.

Lòng vị tha sinh học được di truyền từ sự tiến hóa. Nó được dựa trên sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái và bản chất chúng ta vốn có mà không cần phải hướng dẫn. Nhưng lòng vị tha này hạn chế và không vô tư bởi vì nó dựa vào những quan hệ họ hàng hay vào cách người khác đã đối xử với chúng ta. Ngược lại, lòng vị tha mà nó hướng đến tất cả chúng sanh thì thoát khỏi những thiên kiến như vậy. Tuy nhiên, đối với hầu hết chúng ta, điều này không phải do bản năng mà đòi hỏi một số chỉ dẫn và rèn luyện. Mặc dù được dựa trên lòng vị tha sinh học, nó vượt qua những giới hạn của lòng vị tha sinh học.

Trạng thái tâm tạm thời và những thiên hướng lâu bền

Nhà tâm lý học Daniel Batson định nghĩa lòng vị tha là: “Một trạng thái có động cơ với mục đích cuối cùng là làm tăng hạnh phúc của người khác.” (Batson 2011). Đối với Batson, lòng vị tha không phải là một cách sống giống như một động lực hướng tới một mục đích mà nó biến mất mỗi khi mục đích đã đạt được. Người ta thích nói về lòng vị tha hơn là về người vị tha bởi vì cùng một người ấy nhưng lúc này có thể có một động cơ vị tha nhưng lúc khác lại có một động cơ ích kỷ.

Một khuynh hướng bên trong như vậy dường như đi cùng với một cái nhìn cụ thể về thế giới. Theo Kristen Monroe của Đại học Irvin, “Những người vị tha đơn giản có một cách nhìn khác về các sự việc. Nơi mà phần còn lại chúng ta xem là một người xa lạ, thì những người vị tha xem là một người bạn. Trong khi nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần cho sự tồn tại và phát triển của những gì tôi sẽ xác nhận như một cái nhìn vị tha, đó chính là quan điểm mà nó cấu thành nên trọng tâm của lòng vị tha.” (Monroe 2009)

Về cơ bản, với mức độ mà lòng vị tha thẩm thấu tâm trí của chúng ta, nó sẽ thể hiện chính nó ngay khi nó đối mặt với nhu cầu của người khác, có thể đó là cần sự giúp đỡ, chăm sóc hay yêu thương. Như triết gia Charles Taylor nói, “Nhiều triết lý đạo đức hiện thời… đã tập trung vào những gì là đúng để làm hơn là vào những gì là tốt để làm.” (Taylor 1989). Cách nhìn các sự việc này đặt lòng vị tha vào một cái nhìn rộng lớn hơn và cho phép khả năng nuôi dưỡng nó như một cách sống.

Vị tha và hạnh phúc: Một tình huống cùng thắng hoặc cùng thua

Theo Phật giáo, có một sự liên hệ trực tiếp giữa lòng vị tha và hạnh phúc. Niềm vui và sự thỏa mãn được nối kết mật thiết với lòng từ bi thương yêu. Ngược lại, khổ đau đi cùng với sự ích kỷ và thù địch. Tình thương và lòng từ bi vị tha được điều chỉnh phù hợp với thực tại tới khi ta nhận thức và hiểu đúng bản chất tương thuộc của tất cả chúng sinh. Điều này một cách tự nhiên mang đến cho người khác (Batson 2011) sự quan tâm cảm thông hơn nhờ vào việc nhận thức rằng tất cả chúng ta là giống nhau nơi mong muốn tránh xa đau khổ (Dalai Lama 1999). Những người mà họ xem hiện tượng là tùy thuộc sẽ nuôi dưỡng lòng từ bi và hành động theo đó, sẽ cảm nhận một ý nghĩa hòa hợp. Đây là một tình huống cùng thắng.

Nghiên cứu về khoa học thần kinh và tâm lý học cũng cho thấy rằng lòng trắc ẩn và từ bi là trong số những động cơ tích cực nhất của những cảm xúc và trạng thái tâm tích cực. Như Barbara Fredrickson, một người tiên phong trong lĩnh vực tâm lý học tích cực từ Đại học Maryland, viết về tình thương vị tha, mà bà định nghĩa là “sự cộng hưởng tích cực”:

 “Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng tình thương đó không đơn giản là một trong những cảm xúc tích cực mà chúng thỉnh thoảng lướt qua bạn. Nó lớn hơn niềm vui, sự thích thú, lòng biết ơn, hay sự hy vọng. Nó có vị trí đặc biệt. Tôi gọi nó là cảm xúc tối cao của chúng ta. Trước hết, đó là bởi bất kỳ cảm xúc tích cực nào khác – niềm vui, sự thích thú, lòng biết ơn, sự hy vọng v.v… – có thể được chuyển đổi thành một trường hợp của tình thương khi được cảm nhận trong sự nối kết với nhau.

Thứ hai, trong khi tất cả những cảm xúc tích cực đều mang lại những lợi ích, những lợi ích của tình thương có giá trị sâu xa hơn. Tình thương là cảm xúc tối cao của chúng ta mà nó khiến chúng ta có giá trị nhất và con người nhất. Nó có lẽ là trải nghiệm cảm xúc thiết yếu nhất cho sự phát triển và sức khỏe.” (Fredrickson 2013)

Ở điểm đối nghịch, một người ích kỷ mà họ có ít quan tâm đến lợi ích của người khác và chủ yếu quan tâm đến việc theo đuổi lợi ích cá nhân của mình như một mục đích tối hậu, sẽ xem người khác như một công cụ để đạt lấy hạnh phúc cho bản thân mình. Vấn đề là một người như vậy thường sẽ không đạt được cả hạnh phúc cho mình và mang lại hạnh phúc cho người.

Nhà tâm lý học Michael Dambrun và bản thân tôi  (Dambrun và Ricard, 2011) cho rằng hành phúc lâu dài gắn liền với lòng vị tha hơn là vị ngã. Các tài liệu khoa học được xem xét bởi hai chúng tôi cho thấy rằng những người quá đề cao bản thân sẽ tập trung nhiều vào việc hưởng thụ các lạc thú hơn là vào việc nuôi dưỡng hạnh phúc. Ngược lại, những người ít coi trọng bản ngã dường như hưởng thụ một đời sống ngập tràn với bình an nội tại, sự viên mãn và thanh thản, như đối nghịch với một đời sống đầy dẫy những xung đột và đau khổ bên trong.

Điều này có hai lý do. Thứ nhất, về mức độ cảm xúc, vị kỷ không phải là một trạng thái dễ chịu của tâm. Bằng việc cố gắng xây dựng hạnh phúc, việc đề cao tự ngã khi cho rằng hạnh phúc của người khác không phải là công việc của chúng ta, chúng ta thường tạo khổ đau cho chính mình trong khi cũng khiến cho những người quanh mình khổ đau. Thường xuyên tập trung vào bản thân sẽ đưa đến lo nghĩ, hy vọng và sợ hãi không bao giờ dừng mà chúng gây hại cho hạnh phúc. Như nhà văn người Pháp Romain Rolland nói, “Nếu mục đích duy nhất của đời bạn là hạnh phúc vị kỷ, đời sống của bạn sẽ sớm không có mục đích.” (Rolland 1952) Đây là một tình huống cùng thất bại.

Thứ hai, một suy nghĩ như – “Việc của tôi là xây dựng hạnh phúc cho tôi. Còn chăm lo cho bạn, đó không phải là việc của tôi” – là bởi rối loạn chức năng tự nhiên bởi vì nó thừa nhận rằng thế giới được tạo thành bởi những thực thể tách rời. Tất cả hữu tình và thế giới hiện tượng về bản chất là tương thuộc. Đây cũng là quan điểm của Eistein: “Một người là một phần của một tổng thể, được chúng ta gọi là ‘Vũ trụ’, một phần giới hạn nơi thời gian và không gian. Người ấy trải nghiệm bản thân, những suy nghĩ và cảm xúc của mình, như điều gì đó tách ra khỏi phần còn lại – đây là một loại ảo giác nhận thức. Cố gắng thoát ra khỏi ảo giác này là một vấn đề của tôn giáo chân thực. Không nuôi dưỡng ảo giác mà cố gắng vượt qua nó là cách để đạt đến sự an tâm.” (Einstein 1950)

Thành tích hai phần: hạnh phúc của người khác và của chính mình

Người ta thường cho rằng để thực sự vị tha thì một việc làm phải hàm ý một sự “hy sinh” bản thân. Ví dụ, người nào đó mà họ từ bỏ một sự nghiệp đầy hứa hẹn để cống hiến cho một sự nghiệp nhân đạo, có thể được bạn bè và người thân, những người định giá một sự nghiệp tốt thì ở trên mọi thứ khác, xem là đang thực hiện một sự “hy sinh”. Nhưng đối với những người hy sinh bản thân để từ bỏ khổ đau một cách hiệu quả, những hoạt động của người này thì có ý nghĩa và đem lại sự thỏa mãn hơn sự nghiệp mà vị này được hứa hẹn. Những hoạt động như vậy thật sự tạo nên sự thành tựu hai phần là hạnh phúc của người khác và hạnh phúc của chính mình. Đây là tình huống cùng thắng. Một việc làm vị tha không phải sẽ giảm đi vị tha bởi vì việc làm đó cũng mang hạnh phúc đến với người thực hiện việc làm đó như một “phần thưởng”. Miễn là động cơ ban đầu và mục đích cuối cùng là làm lợi ích người khác, nó có thể được coi là một hành động vị tha.

Ngược lại, sự ích kỷ không thể được xem là một cách thức hiệu quả để yêu thương bản thân bởi vì nó là một trong những nguyên nhân chính của khổ đau. Đây là một điểm cơ bản theo tâm lý học Phật giáo, mà cũng được nhà tâm lý học Erich Fromm phát biểu: “Tình thương bản thân ta được nối kết không thể tách rời với tình thương bản thân của bất kỳ ai khác... Sự thực, người ích kỷ không yêu bản thân mình nhiều mà yêu rất ít; người ấy tự ghét mình.” (Fromm 1947)

Sự rộng lượng, kết quả tự nhiên của lòng vị tha, cũng được nhìn nhận là đem lại lợi ích hai phần, lợi ích cho người và lợi ích cho mình. Nhà tâm lý xã hội Elizabeth Dunn của Đại học British Columbia (UBC) ở Vancouver, Canada, thấy rằng những người mà họ được cho biết là chi tiền cho người khác thì hạnh phúc hơn những người tiêu tất cả những nguồn tài sản của họ cho riêng họ. (Dunn, 2008 và 2011, Aknin, 2009).

Khoa học về vị tha và hạnh phúc

Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa lòng vị tha và hạnh phúc (Myers 2000; Diener & Seligman 2002). Nghiên cứu được Martin Seligman thực hiện cụ thể cho thấy rằng niềm vui khi thực hiện một việc làm tử tế vô tư mang lại sự hài lòng sâu sắc (Seligman 2002). Ở nghiên cứu này, một số sinh viên được cho một số tiền và được yêu cầu đi vui chơi một vài ngày, trong khi những người khác được bảo sử dụng số tiền này để giúp những người đang gặp khó khăn (người già, bệnh nhân v.v…). Tất cả được yêu cầu viết một báo cáo cho buổi học kế tiếp. Nghiên cứu cho thấy rằng sự thỏa mãn có được do một hoạt động vui vẻ, chẳng hạn như đi chơi với bạn bè hay xem một bộ phim hầu như bị khuất lấp bởi niềm vui xuất phát từ việc thực hiện một việc làm tốt. Khi thực hiện những việc làm thiện nguyện và nhân đạo, người ta thấy suốt cả ngày hôm đó được cải thiện; các đối tượng nhận thấy rằng ngày hôm đó họ là những người biết lắng nghe, thân thiện hơn, và được nhiều người cảm mến hơn.

Từ một quan điểm xã hội, lòng vị tha hiển nhiên là lợi ích cho người khác, nhưng cũng có những lợi ích cho người thể hiện chúng. Một số công trình nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng hành xử giúp ích xã hội ảnh hưởng sức khỏe theo một cách tích cực. Những nghiên cứu khác nhau (Caprara 2005; Dovidio 2001; Post 2005) đã nhận thấy rằng sự rộng lượng đối với người khác nối kết với những mức độ hạnh phúc cao hơn. Theo McCullough (2002) và Watkins (2003), suy nghĩ dễ chịu làm tăng những ảnh hưởng tích cực và hạnh phúc. Tham gia vào những hoạt động thiện nguyện, làm thành viên trong những tổ chức phi lợi nhuận, và sử dụng những kỷ năng của mình để giúp người khác đi đôi với một mức độ hạnh phúc cao.

Nhà tâm lý học Allen Luks đánh giá hạnh phúc của hàng ngàn người Mỹ mà họ thường tham gia vào những hoạt động thiện nguyện. Ông thấy rằng họ nói chung có sức khỏe tốt hơn những người khác có cùng độ tuổi, họ cho thấy có sự nhiệt tình và có năng lượng hơn, và họ ít bị trầm cảm hơn dân số trung bình (Luks A. & Payne 1991, và Post 2011). Những thanh thiếu niên mà họ dành một phần thời gian của mình cho công việc thiện nguyện thì có khả năng giảm việc vướng vào việc lạm dụng thuốc, mang thai ở tuổi vị thành niên và bỏ học nửa chừng (Johnston Nicholson 2004). Những người đang trải qua sự trầm cảm sau những sự kiện bi thảm chẳng hạn như mất chồng/vợ sẽ phục hồi nhanh hơn nếu họ dành thời gian giúp đỡ người khác (Brown 2008).

Sau khi xem xét sáu nghiên cứu một cách cẩn thận, Doug Oman kết luận rằng việc làm thiện nguyện không chỉ làm tăng phẩm chất đời sống của người già, mà cũng kéo dài đời sống của họ (Oman 2007).

Rèn luyện hạnh phúc vị tha

Nghiên cứu cộng tác giữa những nhà thần kinh học và những thiền giả Phật giáo bắt đầu một cách nghiêm túc vào 50 năm trước. Những nghiên cứu này đã đưa đến nhiều xuất bản phẩm mà chúng đã thiết lập độ tin cậy của việc nghiên cứu về thiền và về việc đạt được sự cân bằng cảm xúc, một lĩnh vực mà nó chưa được nghiên cứu nghiêm túc cho đến thời điểm đó. Theo lời của nhà thần kinh học người Mỹ Richard Davidson, “Nghiên cứu về thiền chứng minh rằng bộ não có thể được rèn luyện và sửa đổi về phương diện vật lý theo những cách thức mà ít người có thể nghĩ.” (Kaufman,2005).

Trong khi thiền quán về từ bi (Lutz 2004), hầu hết những thiền giả có kinh nghiệm đã cho thấy có một sự gia tăng đáng kể hoạt động não tần số cao mà nó được gọi là sóng gamma ở những khu vực của não liên quan với những cảm xúc tích cực và với sự cảm thông.

Hai mươi năm trước, hầu hết các nhà khoa học thần kinh đều chấp nhận rằng não bộ chứa tất cả những nơ-ron của nó vào lúc sinh, và rằng con số của chúng không thay đổi theo thời gian. Chúng ta bây giờ biết rằng những nơ-ron mới được sản sinh mãi cho đến lúc chết và chúng ta nói đến tính khả biến thần kinh (neuroplasticity), một thuật ngữ mà nó liên quan đến sự thật rằng bộ não thay đổi liên tục trong sự liên hệ với trải nghiệm của chúng ta. Ví dụ, một sự huấn luyện cụ thể chẳng hạn như học một nhạc cụ hay một môn thể thao có thể tạo nên một sự thay đổi sâu sắc. Cùng cách đó, chánh niệm, vị tha, lòng từ bi và những phẩm tính cơ bản khác của con người mà chúng cấu thành nên hạnh phúc có thể tu dưỡng nhờ vào thiền, và chúng ta có thể tìm được ‘bí quyết’ giúp chúng ta làm điều đó.

Trong Phật giáo, ‘thiền’ có nghĩa là ‘làm quen với’ hay ‘nuôi dưỡng’. Thiền bao gồm việc làm quen với một cách sống mới, một cách nhận thức mới về thế giới và làm chủ suy nghĩ của chúng ta. Thiền không phải là một vấn đề lý thuyết, mà là vấn đề thực hành. Nuôi dưỡng lòng từ bi, theo Phật giáo, là trọng tâm đối với hạnh phúc (Ricard 2010).

Barbara Fredrickson đã thử nghiệm những ảnh hưởng của những cảm xúc tích cực tự sinh ra nhờ vào thiền từ bi. Bà đã thử nghiệm 140 người tình nguyện hoàn toàn không có kinh nghiệm về thiền trước đó và chỉ định ngẫu nhiên 70 người trong đó thực hành thiền từ bi 30 phút một ngày trong vòng bảy tuần. Bà so sánh kết quả với 70 người khác không thực hành thiền này. Kết quả rất rõ ràng. Theo lời của bà, “Khi người ta, hoàn toàn mới đối với thiền, học cách làm vắng lặng tâm của họ và mở rộng tình thương và sự tử tế, họ chuyển đổi bản thân từ trong ra ngoài. Họ có nhiều thương yêu hơn, nhiều bình thản hơn, nhiều niềm vui hơn. Và mặc dù họ thường thiền một mình, những cảm xúc tích cực xuất hiện khi họ tiếp xúc với những người khác.” (Fredrickson 2008). Các thử nghiệm sau đó chứng nhận rằng chính những nối kết này ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ thể của chúng ta, khiến cho cơ thể khỏe mạnh hơn (Kok 2010).

Tại Đại học Emory, Atlanta, một nhóm do Chuck Raison hướng dẫn, đã cho thấy rằng thiền quán từ bi trong ngắn hạn củng cố hệ thống miễn dịch và làm giảm sự viêm nhiễm. (Pace 2009).

Những tác dụng ngược

Sự ích kỷ, việc chú trọng vào bản thân quá mức, làm tăng thêm chủ nghĩa cá nhân, và việc tự quá yêu mình rõ ràng có những tác dụng ngược với lòng vị tha và do đó, tác dụng ngược với hạnh phúc. Chủ nghĩa cá nhân có một khía cạnh được hiểu ngầm mà nó đưa đến quan niệm rằng mọi người xứng đáng được tôn trọng và không thể bị sử dụng như một công cụ vì những lợi ích của người khác. Quan niệm này đã đưa đến sự nhận thức về các quyền cơ bản của con người và nó cho phép con người thực hiện những chọn lựa về cách họ muốn sống cuộc đời của họ mà không bị ràng buộc bởi những quy phạm độc đoán áp đặt lên họ.

Tuy nhiên, có một khía cạnh khác, khía cạnh có hại hơn của chủ nghĩa cá nhân mà nó đã gia tăng đáng kể trong vài thế hệ trước. Đó là một hình thức của thói vị kỷ mà nó nhằm tách mình ra khỏi bất kỳ ý nghĩa trách nhiệm nào đối với người khác và khuyến khích cá nhân chỉ đơn giản theo đuổi tham muốn và những xu hướng của mình mà không xem xét nhiều đối với xã hội. Một chủ nghĩa cá nhân như vậy, đặc biệt ở những quốc gia phát triển cao, đưa đến những ảnh hưởng tiêu cực như được mô tả bởi nhà tâm lý học Jean Twenge ở trong The Narcissism Epidemic (Twenge 2011). Theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV-TR, 2000), một trong trong những đặc điểm của việc quá yêu bản thân là sự thiếu cảm thông.

Chủ nghĩa cá nhân và sự vị kỷ thiếu quan tâm người khác cùng những vấn đề toàn cầu chẳng hạn như môi trường, là một đặc điểm mà nhà tâm lý học người Mỹ Tim Kasser nhìn thầy trong số những người mà họ dành sự ưu tiên cho những giá trị bên ngoài và sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Kasser và những đồng nghiệp của mình tại Đại học Rochester phát hiện thông qua những nghiên cứu mà nó kéo dài hai thập kỷ và bên trong một nhóm dân số đại diện rằng, những cá nhân tập trung đời sống của họ vào tài sản, hình ảnh, địa vị xã hội, và những giá trị vật chất khác mà chúng được đẩy mạnh bởi xã hội tiêu thụ thì ít thỏa mãn với đời sống của họ (Kasser 2003 và 2008).

Bám chấp vào tiêu thụ không chỉ liên quan đến những mức độ khổ đau cao hơn, mà cũng liên quan đến những mức độ hạnh phúc thấp hơn. Những người bám vào tiêu thụ cho thấy họ có ít cảm xúc dễ chịu chẳng hạn như hạnh phúc, hài lòng, vui vẻ, thỏa mãn. Họ càng trở nên buồn chán và lo lắng, và dễ bị đau đầu và đau bao tử hơn. Họ uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc hơn. Họ thích cạnh tranh hơn, ít đóng góp vào lợi ích chung khi họ chủ yếu tập trung vào bản thân, và họ ít quan tâm đến những vấn đề môi trường. Những mối quan hệ xã hội của họ bị suy yếu và họ có ít đi những người bạn chân thật. Họ thể hiện ít cảm thông và thương yêu đối với những người khổ đau, họ quỷ quyệt và có khuynh hướng khái thác người khác cho lợi ích của họ. Thậm chí sức khỏe của họ kém hơn so với phần còn lại của dân chúng. Họ cũng ít quan tâm đến những giải pháp mà chúng cần đến một cái nhìn tổng quát về các vấn đề và một tinh thần hợp tác.

Những kết quả tương tự được tường trình ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Tóm lại, nhóm nghiên cứu này cho thấy rằng việc tập trung vào tiêu thụ dường như làm tăng lên, chứ không phải giảm, những khổ đau con người và chống lại những tương tác lành mạnh, hợp tác của con người. Ví dụ, nghiên cứu liên văn hóa của Schwartz (1992) cho thấy rằng khi người ta xem giá trị của đời người chỉ ở nơi tài sản và địa vị, họ có khuynh hướng ít quan tâm những giá trị chẳng hạn như ‘bảo vệ môi trường’, ‘đạt được sự hòa hợp với thiên nhiên’, và tạo ra ‘một thế giới tươi đẹp’.

Kết luận

Ở nơi bài viết sơ khởi này, chúng tôi cố gắng chỉ ra rằng lòng vị tha và những thành phần chính của nó, như sự tử tế, cảm thông và lòng từ bi, không chỉ làm tăng thêm hạnh phúc của người khác mà cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tốt đối với những người nuôi dưỡng những giá trị này ở trong tâm họ và thể hiện chúng nơi hành xử của họ. Như vậy, lòng vị tha cho thấy là cách thức trực tiếp nhất mang đến hạnh cho cho cả người khác lẫn bản thân mình. Khái niệm này không chỉ trọng tâm đối với triết học và thực hành Phật giáo, mà trong những năm gần đây đã được chứng thực bởi việc nghiên cứu sâu rộng ở nơi tâm lý học và khoa học thần kinh. Do đó, chúng ta không những cần phải thúc đẩy lòng vị tha và từ bi ở nơi đời sống cá nhân của mình, mà cũng cần phát triển nó bên trong giáo dục và nơi đời sống xã hội nói chung. Điều này rất cần thiết và là cách trực tiếp giải quyết những thách thức của thế giới hiện đại.

Trích dịch từ: Matthieu Ricard, Altruism: The Power of Compassion to Change Yourself and the World, Back Bay Books; Reprint edition (June 14, 2016), tr. 156-168.

 

Tài liệu tham khảo

Aknin, L. B., Norton, M. I. & Dunn, E. W. (2009). From wealth to wellbeing? Money matters, but less than people think. The Journal of Positive Psychology, 4(6), 523–527.

Batson, C.D. (2009) “These Things Called Empathy: Eight Related but Distinct Phenomena.” In Decety, J. & Ickes, W. (Eds.) (2009). The social neuroscience of empathy. Cambridge, MA: The MIT Press.

Batson, C.D. (2011) Altruism in Humans, Oxford University Press.

Brown, S. L., Brown, R. M., House, J. S., & Smith, D. M. (2008). Coping with spousal loss: Potential buffering effects of self-reported helping behavior. Personality and Social Psychology Bulletin, 34(6), 849–861.

Caprara, G. V. & Steca, P. (2005). Affective and social self-regulatory efficacy beliefs as determinants of positive thinking and happiness. European Psychologist, 10, 275–286.

Dalai Lama, Tenzin Gyatso & Cutler, H. C. (1999). The Art of Happiness: A Handbook for Living. Hodder Paperbacks.

Dambrun, M. & Ricard, M. (2011). Self-centeredness and selflessness: A theory of self-based psychological functioning and its consequences for happiness. Review of General Psychology, 15(2), 138.

Danner, D. D., Snowdon, D. A., & Friesen, W. V. (2001). Positive emotions in early life and longevity: Findings from the nun study. Journal of Personality and Social Psychology, 80, 804 – 813.

Diener, E. & Seligman, M.E.P., (2002) “Very happy people”, Psychological Science, 13: 81-84

Dovidio, J. F., & Penner, L. A. (2001). Helping and altruism. In M. Brewer & M. Hewstone (Eds.), Blackwell international handbook of social psychology: Interpersonal processes (pp. 162–195). Cambridge, MA: Blackwell.

Dunn, E. W., Aknin, L. B. & Norton, M. I. (2008). Spending money on others promotes happiness. Science, 319(5870), 1687–1688.

Dunn, E. W., Gilbert, D. T., & Wilson, T. D. (2011). If money doesn‘t make you happy, then you probably aren‘t spending it right. Journal of Consumer Psychology, 21(2), 115.

Einstein, A. (1950), letter to his friend Robert S. Marcus, a man who was distraught over the death of his young son from polio A facsimile of this often misquoted words of Einstein can be seen. At http://blog.onbeing.org/post/241572419/einstein-sleuthing-by-nancyrosenbaum-associate producer.

Fredrickson, B. (2013). Love 2.0: How Our Supreme Emotion Affects Everything We Feel, Think, Do, and Become. Hudson Street Press.

Fredrickson, B. L., Cohn, M. A., Coffey, K. A., Pek, J., & Finkel, S. M. (2008). Open hearts build lives: positive emotions, induced through lovingkindness meditation, build consequential personal resources. Journal of personality and social psychology, 95(5), 1045.

Fromm, E. (1900-1980). (1947). Man for Himself : an Inquiry Into the Psychology of Ethics / Erich Fromm (1st Edition.). New York : Rinehart And Company p. 134-6.

Kasser, T. (2003). The high price of materialism. The MIT Press.

Kasser, T. (2008). Can Buddhism and consumerism harmonize? A review of the psychological evidence. In International Conference on Buddhism in the Age of Consumerism, Mahidol University, Bangkok (pp. 1–3).

Kaufman, M. (2005) interview of Richard Davidson for the Washington Post.

Kok, B. E., & Fredrickson, B. L. (2010). Upward spirals of the heart: Autonomic flexibility, as indexed by vagal tone, reciprocally and prospectively predicts positive emotions and social connectedness. Biological psychology, 85(3), 432– 436.

Layard, R., (2005). Happiness, Lessons from a New Science. Penguin Books.

Luks A., & Payne, P. (1991). The healing power of doing good: The health and spiritual benefits of helping others. New York: Ballantine.

Lutz, A., Greischar, L. L., Rawlings, N. B., Ricard, M., & Davidson, R. J. (2004). Long-term meditators self-induce high-amplitude gamma synchrony during mental practice. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 101(46), 16369.

McCullough, M. E., Emmons, R. A., & Tsang, J-A. (2002). The grateful disposition: A conceptual and empirical topography. Journal of Personality and Social Psychology, 82, 112–127.

Monroe, K. R. (1996). The heart of altruism: Perceptions of a common humanity. Cambridge University Press.

Myers, D. G. (2000). The American Paradox: Spiritual Hunger in an Age of Plenty. Yale University Press.

Nicholson, H. J., Collins, C., & Holmer, H. (2004). Youth as people: The protective aspects of youth development in after-school settings. The ANNALS of the American academy of political and social science, 591(1), 55–71.

Nowak, M., & Highfield, R. (2011). SuperCooperators (Reprint.). Free Press.

Oman, D. (2007). Does volunteering foster physical health and longevity? In S. G. Post (Ed.), Altruism and health: Perspectives from empirical research (pp. 15-32). Oxford University Press.

Pace, T. W. W., Negi, L. T., Adame, D. D., Cole, S. P., Sivilli, T. I., Brown, T. D., Issa, M. J., et al. (2009). Effect of compassion meditation on neuroendocrine, innate immune and behavioral responses to psychosocial stress. Psychoneuroendocrinology, 34(1), 87–98.

Philip Hallie, (1978) Lest Innocent Blood Be Shed: The Story of the Village of Le Chambon and How Goodness Happened There, New York, Harper & Row.

Post, S. G. (2005). Altruism, happiness, and health: It’s good to be good. International Journal of Behavioral Medicine, 12, 66 –77.

Post, S. G. (2011). The Hidden Gifts of Helping: How the Power of Giving, Compassion, and Hope Can Get Us Through Hard Times. John Wiley & Sons.

Ricard, M. (2006). Happiness: A Guide to Developing Life’s Most Important Skill. Little, Brown and Company.

Rolland, R., (1952), Jean-Christophe, Albin Michel, vol. VIII.

Schwartz, S. H. (1992). Universals in the content and structure of values: Theory and empirical tests in 20 countries. In M. Zanna (Ed.), Advances in experimental social psychology, (Vol 25) (pp. 1-65). New York: Academic Press.

Seligman, M. E. P. (2002). Authentic Happiness: Using the New Positive Psychology to Realize Your Potential for Lasting Fulfillment. Free Press.

Smith, A. (1759/2002). The Theory of Moral Sentiments. Cambridge University Press.

Snower, D. J., (2012), Opening address to the Global Economic Symposium, Rio de Janeiro, 16 Oct. 2012.

Taylor, C. (1989). Sources of the self: The making of the modern identity. Harvard University Press

Twenge, Jean M., & Campbell, W. K. (2010). The Narcissism Epidemic: Living in the Age of Entitlement. Free Press.

Watkins, P. C., Woodward, K., Stone, T., & Kolts, R. L. (2003). Gratitude and happiness: Development of a measure of gratitude, and relationships with subjective well-being. Social Behavior and Personality: An Inter-national Journal, 31, 431– 451.

Chia sẻ: facebooktwittergoogle