Giữ giới và phạm giới
giu gioi
TINH VÂN – NHÃ TUỆ dịch
Giới,
Phạn ngữ là “thi-la” (śīla). Luận Đại trí độ quyển 13 nói: “Thi-la,
thử ngôn tính thiện, hiếu hành thiện đạo, bất tự phóng dật, thị
danh thi-la. Hoặc thọ giới hành thiện, hoặc vô thọ giới hành thiện,
giai danh thi-la.” Tức nghĩa của chữ thi-la là tính thiện, thích hành nghiệp thiện, không tự phóng đãng. Hoặc nhận giữ
giới hành pháp lành, hoặc không nhận giữgiớihành
pháp thiện, đều gọi là thi-la. Theo đó
có thể biết rằng, giới là nền tảng đầu tiên của pháp lành, chỗ
nương tựa (y chỉ) của pháp lành. Nhận giữ giới pháp có nghĩa là
thực hành tu tập.Trong di giáo –những lời di chúc trước lúc nhập
Niết-bàn củaĐức Phật, Ngài khuyên bảo, căn dặn các đệ tử hãy nên lấy
giới làm thầy; trong kinh điển cũng
thường sử dụng các loại ví von để nói rõ tầm quan
trọng của “giới”.
Giới luật của Phật
giáo chú trọng tu thân làm người, điều này được gọi là “ngưỡng chỉ
duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách” (ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức
Phật để hoàn thành nhân cách), làm một con người tốt; tu thân hoàn
thành mới có thể khai phá trí tuệ sáng ngời bên trong, chứng ngộ
chân lý cao nhất. Để đáp ứng mọi căn cơ đối tượng, giới luật được chia
thành: giới Thức-xoa-ma-na (śikṣamāṇā), mười giới Sa-di (ni), giới cụ túc Tỳ-kheo
(ni) của người xuất gia;
cho đến năm giới, tám tịnh giới (bát quan trai giới); Bồ-tát giới thì dành
cho bất kỳ người nào phát tâm nhận giữ.
Xét giới cụ túc, do
vì giới phẩm đầy đủ nên gọi là cụ túc, dựa vào tính chất khác
nhau có thể chia làm tám loại:
Thứ 1, ba-la-di (pārājika): thuộc giới cực ác, hễ
phạm thì là mất đi tư cách Tỳ-kheo (ni), không được sinh hoạt lại trong
Tăng đoàn. Tội này giống như hình phạt chém đầu, không thể phục sinh.
Ví dụ: giết người, cướp đoạt…
Thứ 2, tăng tàn (saṃgha-vaśeṣa): là trọng tội đứng
sau ba-la-di, người phạm tội này, giống như bị tàn phế vậy, nhưng nếu
ở trong đại chúng thanh tịnh mà sám hối bỏ tội đúng như pháp, thì
tội này có thể được tiêu trừ. Ví dụ: phỉ báng, bịa đặt…
Thứ 3, bất định (aniyata): phạm tội gây hiềm nghi. Ví
dụ: Tỳ-kheo qua đêm ở nhà phụ nữ góa chồng.
Thứ 4, xả đọa (nissaggiya-pacittiya):
phạm tội sử dụng vật dụng không đúng pháp, và hễ phạm phải thì xử phạt bằng
việc tịch thu vật phẩm, đồng thời sám hối trước đại chúng. Ví dụ:
đòi hỏi y phục và đồ dùng hàng ngày không đúng pháp.
Thứ 5, đơn đọa (pacittiya):
xả đọa và đơn đọa đều thuộc “ba-dật-đề” (tội sám hối), dịch ý:
đọa (rơi, rụng), linh đọa (làm cho rơi), có thể thiêu đốt, phải đối
trị, phải sám hối. Đây là một loại tội nhẹ. Những tội này thông qua
sám hối có thể được diệt vong, nếu không sám hối thì đọa (rơi) vào
ác thú. Ai mắc tội “đọa” ấy thì phải xả bỏ đồ vật đó để sám
hối, gọi là “xả đọa”; một mình người ấy đối diện sám hối (trước
đại chúng) thì tội đọa ấy có thể được thanh tịnh, gọi là “đơn
đọa”. Ví dụ: lời lẽ độc ác, nhục mạ chửi bới, đánh người tổn
thương…
Thứ 6,
ba-la-đề-đề-xa-ni (pratidesaniya):
gọi tắt là đề-xa-ni (tội ăn năn), ý là hối lỗi với người khác.
Người phạm lỗi này, cần phải sám hối với một Tỳ-kheo thanh tịnh
khác. Đây là loại tội nhẹ. Ví dụ: thọ dụng đồ ăn không đúng pháp…
Thứ 7, chúng học:
liên quan đến những quy định chi tiết về lễ nghi sinh hoạt. Do điều
mục rất nhiều, phải thường học tập, cho nên gọi là chúng học. Thuộc
vào tội “đột-kết-la” (lỗ mãng, tục tằn). Ví dụ: sự đoan chính trong
oai nghi về ăn mặc, đi lại, sự thanh tịnh hòa nhã của ba nghiệp thân
ngữ ý…
Thứ 8, diệt tránh: những
phương pháp và quy định giúp chấm dứt các cuộc tranh luận.Khi ý kiện mọi
người không hợp, khởi lên tranh chấp, thì cần đối mặt trao đổi thẳng
thắn, giải thích trình bày cho nhau, nhằm xóa bỏ những hiểu lầm giữa
đôi bên. Mỗi khi tranh chấp đã được hóa giải thì không được nhắc lại vấn đề.
Từ trình bày trên có
thể thấy rằng Phật giáo chú trọng vấn đề kiềm chế bản thân, tôn
trọng người khác, mọi việc làm phù hợp nhân quả thiện ác thì là
giữ giới, phá giới vẫn có thể phát lộ sám hối, tích thiện kết
duyên để hóa giải, lập công chuộc tội; phá kiến (không có quan niệm
nhân quả) thì không có cách nào để chữa trị, muôn đời không phục hồi
được.
Người bình thường
nghĩ rằng giữ giới là bị trói buộc thêm. Thực ra, hễ thân rơi vào lao
ngục, con người mất đi tự do, rốt cục nguyên nhân của nó đều là vi
phạm năm giới. Năm giới là đạo
đức căn bản của việc làm người, là mục đích đức dục cơ bản về luân
lý, giữ giới là quyết định ở chỗ không xâm phạm mà tôn trọng chúng
sinh hữu tình. Cho nên giữ năm giới chính là thể hiện của việc giữ gìn
giáo pháp.
Từ năm giới này mở
rộng ra thập thiện giới, có thể đại loại chia
thành ba nghiệp là thân, miệng, và ý. Nghiệp ý là căn nguyên của hai
nghiệp thân và miệng, vì thế giữ năm giới, tuân theo mười thiện pháp,
phải xuất phát từ tâm (ý), dùng giới hạnh dừng ác hành thiện để
đạt đến thanh tịnh tự tâm, đồng thời cũng mang đến sư hòa bình, tôn
trọng cho người khác. Giới Bồ-tát bao gồmthực hànhba pháp tuquan trọng,
đó là giữ luật nghi, tu thiện pháp và độ chúng sinh; không chỉ muốn
không làm việc ác, mà còn muốn tu tất cả thiện, vàhọc hết tất cả
pháp Phật để cứu giúp chúng sinh vô cùng tận.
Những điều khoản quy
định, pháp luật của thế gian đến từ ràng buộc bên ngoài, đều thuộc
tha luật (chịu sự trói buộc kiểm soát đốc thúc của người khác một
cách bắt buộc); còn giới luật của Phật giáo xuất phát từ bên trong -
nhu cầu tự thân, thuộc tự luật (tự kiểm soát bản thân một cách tự
nguyện), người giữ giữ đều tự nguyện muốn giữ. Giữ giới là “tự
thông chi pháp” (cách tự nhiên hiểu rõ), đặt mình vào hoàn cảnh của
người khác, suy bụng ta ra bụng người, lo nghĩ vì người khác, mà tự
nguyện nhận giữ.
Có người cho rằng nhận
giới thì lo phạm giới, không nhận giới thì sẽ không có lo lắng phạm
giới. Thực tế cho thấy, nhận giới dù khi phạm giới, nhưng bởi vì có
tâm tàm quý (hổ thẹn), hiểu được sám hối, lỗi lầm nên so với người
không biết sám hối tội nhẹ hơn. Không nhận giới nhưng mỗi khi đã phạm tội
cũng không thể trốn khỏi báo ứng nhân quả; giống như một người không
hiểu được pháp luật của quốc gia, nhưng vi phạm pháp luật vẫn phải
chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Trong Luật tạngcó
những điều cấm do Đức Phật dựa vào phong tục tập quán xã hội của
Ấn Độ (lúc bấy giờ) mà đặt ra, vốn không hoàn toàn thích hợp với xã
hội Trung Quốc (hoặc những nước khác). Giới luật của Phật giáo có đủ
tinh thần khoan dung, tự do; khi giữ giới, cần phải nắm bắt tinh thần
cơ bản của giới, cần lấy việc làm lợi ích loài hữu tình (nhiêu ích
hữu tình) làm gốc, không quá câu nệ (cố chấp) với những giới điều;cần
phải thích ứng với thời đại, tùy theo sự đổi thay của thời gian mà
không ngừng phát triển tiến lên, giúpan định thân tâm, tịnh hóa xã
hội.
Xã hội hiện đại đòi hỏi Phật giáo tích cực làm
việc thiện, và chúng ta cần xem Bát chánh đạo, Tứ nhiếp pháp, Lục độ
vạn hạnh, Nhiêu ích hữu tình là giới luật chân chính. Giới luật thế
tục hóa, một mặt dĩ diên quy phạm thân tâm trong thế thủ, dừng ác ngưng
tội; mặt khác lại cần tích cực tu tập rộng rãi thiện hạnh, làm
nhiều việc lành. Chỉ có tuân theo Phật giáo thế tục, nhận giữ giới
hạnh Bồ-tát đạo, mới có thể làm cho hào quang Đức Phật chiếu khắp
muôn nơi, dòng nước Chánh pháp chảy mãi không ngừng.
Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo
và thế tục, Nxb Từ thư Thượng Hải, tr.133-136
Xem xét quyết định
việc tranh luận của Tăng đoàn có bảy pháp, còn gọi là Thất diệt tránh pháp, Thất chỉ tránh pháp, tức là bảy
pháp chấm dứt sự tranh cãi trong Tăng đoàn, bao gồm:
Thứ 1, Hiện tiền
tỳ-ni, còn gọi là Diện tiền chỉ tránh luật, là cách làm cho đôi bên
khởi tranh đối mặt giải quyết ngay tại trước mắt, hoặc dẫn chứng
giáo pháp trong Tam tạng mà giải quyết nó ngay tại trước mắt, hoặc dẫn
chứng những điều Phật chế ra trong giới luật để giải quyết ngay tại trước
mắt.
Thứ 2, Ức niệm
tỳ-ni, còn gọi là Ức chỉ tránh luật. Tức lúc tranh luận người ấy có
phạm lỗi lầm hay không, chất vấn việc có hay không trong ký ức của
người phạm tội, nếu người ấy không nhớ biết mình có phạm hay không thì được
bỏ qua, nhưng chỉ hạn lúc bình sinh làm việc thiện, xem thiện tri thức
là người bạn.
Thứ 3, Bất si
tỳ-ni, còn gọi là Bất si chỉ tránh luật. Người phạm giới, nếu tinh thần
khác thường, phải đợi trị bệnh xong rồi mới yết-ma (karman/làm việc) khiến người ấy sám hối.
Thứ 4, Tự ngôn
tỳ-ni, còn gọi là Tự phát lộ chỉ tránh luật. Lúc Tỳ-kheo phạm tội, khiến
người phạm lỗi tự nói ra tội lỗi của mình, sau đó mới dựa theo tội lỗi để trị
tội ấy.
Thứ 5, Mích tội
tướng tỳ-ni, còn gọi là Bổn ngôn trị tỳ-ni chỉ tránh luật. Khi người ấy
không thú thật, hoặc trình bày sự việc mâu thuẫn, sau đó buộc người phạm tội giữ
tám pháp trọn đời và không cho phép độ người xuất gia hoặc làm chỗ nương tựa
(y chỉ) cho ai cả.
Thứ 6, Đa nhơn
mích tội tướng tỳ-ni, còn gọi là Đa mích tỳ-ni triển chuyển chỉ tránh luật.
Lúc cùng nhau bàn luận, về các yếu tố tội trạng, mà không thể dàn xếp được sự
tranh cãi, hoặc đưa ra quyết định, lúc ấy phải mời các vị Tăng có đức độ đến rồi
y cứ theo ý kiến đa số mà quyết định tội trạng.
Thư 7, Như thảo
phú địa tỳ-ni, còn gọi là Thảo phú địa như phú phấn tảo chỉ tránh luật. Các
bên tranh tụng, sau khi đã biết tội lỗi của nhau, nên cùng nhau chí tâm phát
lộ, nói ra những điều lỗi để sám hối, ví như cỏ phủ đều lên đất.