Quần thể hang động Mạch Tích
quan the hang dong mach tich
Nguyễn Đăng
Mạch Tích sơn (麦积山) là một ngọn núi nhỏ cách
thành phố Thiên Thủy (天水市)
vào khoảng 45km, thuộc tỉnh Cam Túc (甘肃),
Trung Quốc. Ngọn núi được đặt tên “Mạch Tích” bởi vì nó trông giống như một đốnglúa
(mạch). Mạch Tích sơn chỉ cách Con đường tơ lụa vài dặm về phía Nam; và chính vị
trí cùng địa thế của nó đã đưa những Tăng sĩ Phật giáo, những thợ thủ công và họa
sĩ đến đó hành thiền, tạo tác hang động, tạc tượng và vẽ các bích họa. Những hoạt
động này trải qua nhiều thế kỷ và kết quả là hàng trăm hang động lớn nhỏ xuất
hiện, trong đó tôn trí hàng ngàn bức tượng và được trang trí vô số các bích họa,
tạo nên một quần thể hang động ấn tượng với tên gọi ngày nay là Mạch Tích sơn thạch
quật (麦积山石窟).
Quần thể hang động Mạch Tích được
khởi tạo vào cuối đời nhà Tần (221-206 tr.TL) và kéo dài đến đời Thanh (1644 -
1911). Lương cao tăng truyện nói rằng
có hai Tăng sĩ tên là Đàm Hoằng (曇弘)
và Huyền Cao (玄高) đã sử dụng nơi này để
tu thiền cùng với hơn 3 trăm đệ tử. Truyện viết rằng vào khoảng giữa năm 420 và
422 TL, vì ở Trường An xảy ra chiến tranh và bạo loạn, Đàm Hoằng đã đến Mạch
Tích sơn và dựng một thảo am nhỏ ở đó để tu hành. Một vài năm sau, Huyền Cao đã
đưa 100 đệ tử đến đó cùng tu tập.Vào thời Bắc Ngụy (386-534), Phật giáo phát
triển rực rỡ ở Trung Quốc và có ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống văn hóa xã hội,
và đây cũng là thời điểm các hang động ở Mạch Tích được tạo tác nhiều nhất.Những
triều đại theo sau bổ sung thêm những hang động mới và đôi khi tái tạo lại những
hang động cũ theo mô-típ của thời đại.
Được đục vào vách núi, những hang động
này được nối kết bằng những con đường lát ván mà chúng được treo bấp bênh dọc
theo vách núi. Du khách chỉ có thể đến được mỗi hang động bằng việc sử dụng những
con đường lát ván này.Ta hiếm thấy những hang động và tôn tượng được đục tạc
vào vách núi dựng đứng ở Trung Quốc, và đây là một trong những đặc điểm riêng của
các hang động Mạch Tích. Khu vực ở giữa ngọn núinày bị hủy hoại trong một trận
động đất lớn vào năm 734 và quần thể này bị phân chia thành hai phần, Đông và Tây.
Hiện nay có 54 hang động ở khu vực phía Đông và 140 hang động ở phía Tây.Những
hang động sơ kỳ thường được thiết kế đơn giản và tượng chính là tượng Đức Phật
ngồi với hai bên là tượng Bồ-tát và các vị đệ tử. Tượng Phật được tạc phổ biến
nhất là tượng Phật A Di Đà.Những hang động này không chỉ là một công trình tôn
giáo mà cũng là một trong những minh họa rõ nét về
nghệ
thuật tạo hình và tranh vẽ minh họa của Trung Quốc cổ đại.
Tầm quan trọng của quần thể hang động
Mạch Tích nằm ở nơi những bức tượng bằng đất sét. Bởi vì đá ở vùng đất này khá mềm,
vì vậy các nghệ nhân đã sử dụng đất sét và vữa để tạo tượng. Sau khi được tạo
tác, hầu hết các bức tượng, đặc biệt những tượng bên trong các hang động,đều được
sơn phết màu. Tượng đá cũng được tìm thấy ở đây nhưng số lượng không đáng kể và
đá hình như được mang từ nơi khác đến để chế tác.Những tượng được tôn trí ở đây
với đủ kích cỡ, cao từ 20cm cho đến 15m.
Một điểm đặc biệt là mặc dù những tôn
tượng được tôn trícùng vị trínhưng chúng không cùng chung mô-típ, do vì được
hình thành từ những thời kỳ khác nhau. Những bức tượng từ mỗi thời kỳ mang những
đặc điểm riêng của nó.Ví dụ, những tượng của thời Bắc Ngụy có đặc điểm thanh mảnh,
trong khi các tượng thời Tùy Đường (581 – 907 AD) có đặc điểm đầy đặn; những
tác phẩm thời kỳ đầu phản ánh một sự dung hòa những thể loại nghệ thuật Ấn Độ
và Trung Á, trong khi những tác phẩm xuất hiện về sau cho thấy mang yếu tố
Trung Quốc hơn.
Một đặc điểm khác nơi những bức tượng
ở Mạch Tích là khuynh hướng thế tục hóa, tức là việc mô tả thánh tượng qua dáng
dấp con người trần thế hơn là thần linh. Những bức tượng này trông như những
người trần thếvà rất mực gần gũi.Ngoại trừ những bức tượng được tạo tác vào thời
kỳ đầu, hầu hết những tượng Phật ở đây đều rất tinh xảo.
Những tôn tượng ở Mạch Tích là những
tác phẩm nghệ thuật mà nó phản ánh sự tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắccủa
người Trung Quốc xưa, cũng như thể hiện sự thành tâm đối với Phật giáo của những
người thực hiện công trình tâm linh này. Do bởi vị trí địa lý của nó ở gần con
đường Đông-Tây, nối kết Tây An (西安)
với Lan Châu (蘭州) và Đôn Hoàng, phong
cách nghệ thuật trong những hang động Mạch Tích cho thấy sự kết hợp và ảnh hưởng
đa dạng văn hóa, như Ấn Độ, Đông Nam Á… Mặc dù những ảnh hưởng mỹ thuật sớm nhất
đến từ Trung Á, những tượng từ khoảng thế kỷ VI ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ. Khi
các hang động được sửa chữa vào các đời nhà Tống (960-1279) và Minh
(1368-1644), các tượng mang đặc điểm phong cách nghệ thuật Trung Quốc.
Như vậy, những tượng điêu khắc và
bích họa tại quần thể hang động Mạch Tích cho ta một cái nhìn bao quát về lịch
sử phát triển nghệ thuật điêu khắc cũng như Phật giáo Trung Quốc ở trong những
thời kỳ lịch sử khác nhau. Những tôn tượng và bích họa đã giúp những nhà khảo cổ
không chỉ truy nguyên sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc, hội họa và kiến
trúc Trung Quốc qua từng thời kỳ mà cũng cả lịch sử truyền bá Phật giáo ở xứ
này.
So với những quần thể hang động
khác như Long Môn, Mạc Cao và Vân Cương, Mạch Tích không có nhiều bích họa gây ấn
tượng, tuy nhiên nhờ vào những bức tượng được tôn trí tại đây đã khiến cho Mạch
Tích trở thành một cảnh quan thu hút sự quan tâm của nhiều giới.
Với môi trường yên bình, khung cảnh
xinh đẹp xung quanh kết hợp với những điện thờ, những bức tượng thanh thoát, những
bích họa được vẽ tinh tế… đã làm cho Mạch Tích trở thành
một trong số những quần thể chùa hang động đặc biệt của Trung Quốc; và cũng là
một địa điểm cần chiêm bái khi đến Thiên Thủy, Cam Túc. Quần thể hang động Mạch
Tích được UNESCOcông nhận là Di sản thế giới vào năm 2014.