Quần thể hang động Long Môn
quan the hang dong
Quần thể hang động Long Môn
Nguyễn Đăng
Quần thể hang động Long
Môn (龍門石窟) tọa
lạc hai bên bờ sông Y (伊河), nằm ở phía Nam thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc.Long Môn được xem là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn
nhất Trung Quốc (banơi khác là Mạc Cao/莫高窟), Vân Cương/ 雲崗石窟 và Mạch Tích Sơn/ 麥積山石窟).Với chiều dài khoảng 1.000 mét từ Bắc đền Nam, quần thể
nàybao gồm hơn 2.300 hang động và hóc đá, 60 điện thờ, 110.000 bức tượng lớn
nhỏ, và lưu giữ đến2.800 bản khắc chữ trên bia ký.
Xa xưa, địa danh này được
gọi là Y khuyết (伊阙, tháp canh của
sông Y); tên gọi Long Môn (龍門) chỉ được sử dụng vào cuối thế kỷ thứ VI. Khi việc đục tạc hang động bắt
đầu vào giữa thế kỷ V, địa danh này trở thành một địa chỉ hành hương của nhiều
Phật tử, và điều này tiếp tục vào những thế kỷ về sau. Ngay cả vào thời Phật
giáo suy thoái, khi Long Môn không còn những sinh hoạt tôn giáo, thì người ta vẫn
tiếp tục đến viếng thăm và chiêm bái địa danh này.
Việc đục tạc các hang động
ở Long Môn kéo dài qua nhiều thời kỳ, và phát triển nhất là từ cuối thế kỷ V đến
giữa thế kỷ VIII. Hang động đầu tiên được
bắt đầu vào khoảng năm 493 khi Hiếu Văn Đế của Bắc Ngụy (386-534) cho dời kinh
đô đến Lạc Dương, một nơi
được xem là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc, và công việc này tiếp tục
trong suốt bốn trăm năm mãi cho đến thời Bắc Tống (960-1127). Trong vô số những
hang động ở Long Môn còn lại ngày nay, nổi bật là các động Tân Dương Trung, chùa
động Phụng Tiên, động Vạn Phật, động Cổ Dương, và động Liên Hoa.
Động Cổ Dương (古阳洞)
Cổ Dương là hang động có mặt sớm nhất và cũng là hang động lớn
nhất ở Long Môn. Hang động này được kiến tạo vào năm 493 dưới thời Bắc Ngụy. Có
ba dãy hốc đã ở trên bức tường phía Bắc và phía Nam của hangđộng mà ở đó tôn
trí hàng trăm bức tượng khác nhau, và hầu hết những bức tượng này được khắc tên
các nghệ sĩ, ngày tháng và lý do tạc tượng. Những bức tượng có hình dạng và kiểu
mẫu khác nhau, tiêu biểu cho loại nghệ thuật Gandhara. Ở hang động này có một bức
tượng Phật Thích Ca ngồi được tôn trí ở giữa với chiểu cao 7.82 mét, và hai bên
tường phía sau là tượng hai vị Bồ-tát. Những tượng Phật ở Cổ Dương mang phong
cách nghệ thuật Bắc Ngụy, thường có hình dáng mảnh khảnh. Và trong số 20 bức
thư pháp nổi tiếng được tìm thấy ở Long Môn thì có đến 19 bức được lưu giữ ở Cổ
Dương.
Động Tân Dương Trung (宾阳中洞)
Tân Dương Trung là một trong ba hang động được khởi tạo vào
năm 508. Nó được Tuyên Vũ Đế cho kiến tạo để tưởng nhớ người cha của mình. Hai
hang động khác, được gọi là Bắc Tân Dương động và Nam Tân Dương Động, được kiến
tạo những đã không hoàn thành. Có 11 bức tượng lớn ở hang động này, và những bức
tượng này cho thấy ảnh hưởng phong cách điêu khắc thời hậu Bắc Ngụy. Trần của
hang động được khắc họa tiết hoa sen và trên đỉnh trần đắp nổi một hoa sen đang
nở.Tượng Phật chính
được tôn trí ở đây là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên một tòa sư tử; tuy
nhiên cũng có một vài học giả xem đây là tượng Phật Di Lặc (Maitreya), vì căn
cứ vào thế tay bắt ấn thí nguyện của bức tượng. Hai bên là tượng của hai vị Tôn
giả Ananda và Kasyapa.
Chùa Phụng Tiên (奉先寺)
Chùa Phụng Tiên được xây
vào đời Đường và là hang động lớn nhất ở Long Môn thuộc thời kỳ này, với chiều
rộng 36 mét và chiều dài 41 mét. Có chín bức tượng lớn với những diện mạo khác
nhau ở ngôi chùa động này. Bức tượng ấn tượng nhất ở đây là tượng Phật Tỳ-lô-giá-na
(Vairocana) ngồi kiết già trên đài sen. Bức tượng này cao 17.14 mét, và khuôn
mặt của tượng được cho là phỏng tạc theo khuôn mặt của nữ hoàng Võ Tắc Thiên.
Theo chữ khắc ở hang động, nữ hoàng Võ Tắc Thiên từng cùng với những quần thần
của mình tham gia một lễ hội Truyền đăng ở đây. Hai bên tượng Tỳ-lô-giá-na là
tượng Bồ-tát, thiên vương và thần Kim Cang. Những bức tượng ở hang động này mang
phong cách đời Đường, khuôn mặt bầu bỉnh, hiền từ, mắt rũ xuống, hình dáng cân
đối và hoàn hảo. Tượng Phật, chư Tăng và Bồ-tát ở đây được thể hiện với dáng vẻ
mềm mại và khuôn mặt trầm tĩnh; trong khi đó tượng thiên vương và kim cang thì
trông sinh động hơn.
Vạn Phật động (万佛洞)
Đây là một hang động lớn
tọa lạc tại tầng giữa của Long Môn. Hang động này được hoàn thành vào năm 680
dưới thời nhà Đường. Trên trần của hang động có ghi chép lại ngày tháng khi nó
được hoàn thành. Hang động này có hai phòng và có mái phẳng hình vuông. Tên gọi
Vạn Phật do có đến 15.000 bức tượng Phật nhỏ được đặt hai bên vách tường của
động. Bức tượng chính được tôn trí ở đây là tượng Phật A Di Đà, bên cạnh là tượng
hai vị Tôn giả và hai vị Bồ-tát. Bức tường phía sau được khắc tạc 54 hoa sen và
trên mỗi hoa sen là một vị Bồ-tát với những hình thù và biểu hiện khác nhau.
Ngoài ra trên tường cũng
khắc chạm những ca sĩ và vũ công xinh đẹp. Những ca sĩ được tạc cùng với những
loại nhạc cụ khác nhau trong khi vũ công thì đang thực hiện nhảy múa theo điệu
nhạc. Tổng thể của hang động này được tạo tác trong một không khí sinh động và
vui tươi. Trên bức tường phía Nam ở ngoài hang động có khắc tạc một bức tượng
Quán Âm nhỏ. Bức tượng này được tạc tinh tế và được xem là hình mẫu của các bức
tượng Bồ-tát vào đời Đường ở Long Môn.
Động Liên Hoa (蓮花洞)
Hang động này được kiến
tạo dưới thời Bắc Ngụy. Khác với những hang động khác ở Long Môn thường tôn trí
tượng Phật ngồi, ở hang động này tôn trí một bức tượng Phật Thích Ca lớn, nhưng
hai tay của bức tượng này ngày nay đã bị gãy mất. Hai bên là tượng của hai vị Tôn
giả được khắc nổi vào vách, với ngài Kasyapa ở bên trái và Ananda ở trên phải. Đầu
của tượng Tôn giả Ananda bị đánh cắp và hiện được trưng bày tại một Viện bảo
tàng ở Pháp. Ngoài ra ở đây cũng có tượng của các vị Bồ-tát. Có một hoa sen lớn
được khắc nổi ở trên mái vòm, và tên gọi của hang động được đặt theo hình khắc
tạc hoa sen này. Quanh hoa sen là sáu vị nhạc công (apsara) được khắc tạc với
hình dáng mảnh khảnh, với những cử chỉ sinh động, như thể họ đang nhảy múa cùng
với điệu nhạc. Phía Bắc của cửa động này có khắc một bản kinh Phật, và đây được
xem là một trong những bản kinh khắc trên đá sớm nhất ở Trung Quốc.
Bên cạnh những hang động trên, còn có những hang động đặc biệt khác ở Long Môn như động
Ngụy Tự, động Hoàng Phủ Công, động Tiềm Khê và chùa Khán Kinh…
Long Môn là một địa điểm
hành hương quan trọng trong nhiều thế kỷ, và trong suốt thời gian đó nó cuốn
hút nhiều người Trung Quốc cũng như người nước ngoài đến đây. Những thi nhân
nỗi tiếng như Đổ Phủ và Bạch Cư Di đã từng viếng thăm nơi này và để lại thủ
bút. Bạch Cư Dị về sau cũng được chôn cất ở phía Bắc Long Môn.
Các hang động và những
tượng khắc ở Long Môn đã bị hư hại khá nhiều bởi sự xói mòn của thời gian và sự
xâm phạm của con người. Nhiều tượng tạc ở đây vốn được sơn màu và thiếp vàng
nhưng qua thời gian nước sơn đã bị bông trốc hay phai bạc, và những lớp dát
vàng cũng bị biến mất mà có thể là do những người dân địa phương gỡ lấy. Một số
vật thể quý giá tại Long Môn cũng bị đánh cắp và ngày nay được trưng bày tại
nhiều viện bảo tàng trên thế giới. Tuy bị thiệt hại đáng kể, nhưng Long Môn
hiện vẫn là một bảo tàng nghệ thuật đồ sộ và vô giá.Quần thể hang động này hiện
vẫn là một bảo tàng nghệ thuật phản ánh hầu như những lĩnh vực khác nhau của
văn hóa Trung Quốc thời Ngụy và Đường, bao gồm cấu trúc chính trị, kinh tế,
triết học, tôn giáo, y dược, sắc phục, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, thư pháp,
điêu khắc… Long Môn cũng phản ánh những thay đổi về đối tượng thờ phụng trong
Phật giáo, ví dụ như những tượng thời kỳ đầu Bắc Ngụy hầu hết là tượng Phật
Thích Ca và Di Lặc; nhưng về sau tượng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm được phụng
thờ phổ biến hơn.
Long Môn được UNESCO công
nhận là Di sản thế giới vào năm 2000.