Một cái nhìn về Tổ sư thiền
mot cai nhin
Một
cái nhìn về Tổ sư thiền
Chánh Tấn Tuệ
I.
Tổ sư thiền
Tổ sư thiền còn có tên là
thiền Nhất thừa, thiền
Tối thượng thừa.
Sự xuất hiện của Tổ sư thiền
được chư Tổ gắn với sự tích “Niêm hoa vi tiếu” như sau:
Một hôm Đức Phật lên tòa
thuyết pháp. Trái với thông lệ, hôm nay Đức Phật lên tòa mà không nói
lời nào, chỉ cầm cành hoa đưa lên (niêm hoa). Đại chúng ngơ ngác không
hiểu ý Phật, chỉ riêng ngài Ca Diếp là mĩm cười (vi tiếu). Đức Phật
liền nói: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực
tướng vô tướng, nay trao truyền cho ngươi”. Nói rồi, Đức Phật nhường
nửa tòa ngồi cho ngài Ca Diếp. Do đây, ngài Ca Diếp được tôn là Tổ
thứ nhất của Tổ sư thiền.
Sau khi xuất hiện, Tổ sư thiền
được trao truyền tiếp nối qua các vị Tổ sư. Tổ thứ 28 ở Ấn độ là
Bồ-đề Đạt-ma. Tổ Đạt-ma mang pháp thiền này truyền bá sang Trung Hoa
và trở thành Sơ tổ của Tổ sư thiền Trung Hoa. Sự xuất hiện của Tổ
sư thiền ở Trung Hoa được gắn liền với 4 câu kệ:
Bất lập văn
tự
Giáo ngoại
biệt truyền
Trực chỉ nhân
tâm
Kiến tánh
thành Phật.
Dịch :
Không lập văn
tự
Truyền riêng
ngoài giáo
Chỉ thẳng tâm
người
Thấy tánh
thành Phật.
Sự tích “Niêm hoa vi tiếu” cùng
với 4 câu kệ trên đều nhằm làm rõ ý chỉ của Tổ sư thiền.
Trong sự tích “Niêm hoa vi
tiếu”, khi Đức Phật đưa cành hoa lên, nếu có thể như ngài Ca Diếp ngay
đó nhận ra (đốn ngộ) thì không cần nói thêm một lời nào nữa mà mọi
việc hoàn toàn sáng tỏ. Lại nữa, nếu dùng ngôn từ để diễn tả thì
không một lời nào thích hợp, vì đây là chỗ “đường ngôn ngữ dứt, bặt
dấu tâm hành”.
Vì chưa được như ngài Ca Diếp,
chúng ta vẫn còn ngơ ngác như đại chúng trong pháp hội, nên ở đây tạm
lấy ngôn từ làm phương tiện, nói rõ hơn ý chỉ của Tổ sư thiền, giúp
người có duyên tăng trưởng niềm tin với Tổ sư thiền, giúp người chưa
ngộ nắm rõ phương cách tu hành.
Vì Niết-bàn là chỗ cứu cánh
của người học Phật, nên khi Đức Phật nói truyền trao “Niết-bàn diệu
tâm”
là nhằm chỉ cho đại chúng thấy rằng, ngài Ca Diếp đã thấu đến chỗ
cứu cánh, đã thấy như chư Phật thấy và
ngài cụ thể hóa điều này bằng cách nhường nửa tòa ngồi cho ngài Ca
Diếp.
Việc lên tòa thuyết giảng mà
không nói lời nào, là nhằm chỉ rằng chỗ Ngài chỉ dạy vốn vô ngôn.
Niết-bàn diệu tâm vốn vô tướng
nên không lời có thể nói. Tâm vô tướng ấy mới thấu được thực tướng
vô tướng của tất cả pháp. Dù không lời có thể nói, tâm ấy luôn đầy
đủ, không hề thiếu vắng nơi mỗi chúng sinh, nên ngài Ca Diếp mới nhận
ra (ngộ). Và chúng ta, ai cũng có khả năng nhận ra.
Dù không lời có thể nói, nhưng
mọi động tác như thấy, nghe… đều là dụng của tâm ấy, nên việc đưa
cành hoa lên cũng có thể là phương tiện khai ngộ cho người. Việc mĩm
cười cũng hiển bày sự tỏ ngộ của ngài Ca Diếp, nên Đức Phật mới
ấn chứng.
Ở đây chúng ta cần lưu ý, cái
ngộ của ngài Ca Diếp không ở nơi cánh tay cầm hoa đưa lên. Vì vậy tìm
hiểu ý nghĩa của việc đưa cành hoa lên không dính gì đến thực nghĩa
của “Niêm hoa vi tiếu”. Cũng không phải việc thấy được cành hoa đưa lên
là ngộ. Vì toàn thể đại chúng ai cũng thấy mà chỉ riêng ngài Ca Diếp
được ấn chứng. Nhưng cũng không ngoài cái thấy đó mà ngộ. Đối với
nhiều người, đây là chỗ khó tin, khó hiểu của Tổ sư thiền, nên việc
xuất hiện 4 câu kệ nhằm làm rõ hơn ý chỉ của Tổ sư thiền, tạo thêm
phương tiện cho người tu hành.
Không
lập văn tự, vì đây là chỗ văn tự không thể
nói đến.
Truyền
riêng ngoài giáo, vì giáo lý là văn tự. Đối với
chỗ này, giáo lý được ví như ngón tay chỉ mặt trăng, không phải là chính
mặt trăng (kinh Lăng-già). Người tu theo Tổ sư thiền, khi chưa ngộ thì
nương theo ngón tay (giáo lý) để nhận ra mặt trăng (ngộ), không được
xem giáo lý là mặt trăng, không xem việc hiểu được kinh luận là đã
đạt đến chỗ cứu cánh.
Giáo lý Tam thừa vốn được
phát ra từ tâm Phật, nên mỗi mỗi đều có khả năng khai ngộ cho người.
Nếu tu học theo Tiểu thừa mà ngộ thì Tiểu thừa là Nhất thừa. Trung
thừa, Đại thừa cũng vậy. Tóm lại, nếu ngộ thì Tam thừa là Nhất
thừa. Nếu chưa ngộ mà y cứ vào kinh để tu học và giáo hóa người sẽ
làm an định cõi Nhân Thiên, giúp mình và người tiến dần lên các cấp
bậc hiền thánh, hướng về phía giác ngộ giải thoát. Rõ ràng, việc y
cứ vào kinh để tu học đem đến lợi ích vô cùng to lớn cho chúng sinh.
Mặc dù thế, đối với người có chí nguyện “siêu phàm vượt thánh”,
muốn thẳng đến chỗ cứu cánh, phải xem kinh là phương tiện thì mới
ngộ nhập được chỗ cứu cánh. Ngộ nhập rồi mới thấy thánh, phàm,
hiền, dữ, ngu, trí… đều là tướng dụng phát ra từ tâm thể, nên có
thể tùy theo tâm ý của chúng sinh hóa hiện thân phàm, thân thánh, thân
hiền, thân dữ… để độ chúng sinh.
Chỉ
thẳng tâm người, là chỉ cho mọi người thấy rằng
tâm xưa nay vốn trong lặng. Kinh Pháp hoa
gọi tâm là diệu pháp. Thiền sư Minh Chánh, trong bài “Tổng nêu pháp
dụ và đề mục kinh Pháp hoa”
đã viết: “Diệu pháp chỉ cho thật pháp. Pháp tức là tâm, xưa nay trong
sạch. Tâm ấy không sinh không diệt, không sạch không nhơ, không thêm không
bớt... nơi phiền não mà không loạn động, trụ trần lao mà không nhiễm
ô, nên nói tâm xưa nay trong sạch”.
Đến đây hẳn chúng ta sẽ hỏi
nếu tâm xưa nay thường thanh tịnh, vì sao không ai thấy tâm mình thanh
tịnh?
Thực tế trong tâm chúng ta luôn
xuất hiện nhiều ý niệm. Niệm vui, niệm buồn, niệm đúng niệm sai,
niệm về sự vật này, niệm về sự vật kia. Niệm này xuất hiện rồi
biến mất nhường chỗ cho niệm khác xuất hiện, cứ thế nối tiếp nhau
không ngừng nghỉ, tạo ra dòng tâm thức trên tâm mỗi người. Các ý niệm
ấy, vốn là tướng huyễn hóa của tâm, vốn không. Do tác động của vô
minh mà từ vô thủy, chúng ta đã cho rằng các ý niệm ấy là ta, của
ta. Nên có ta buồn, ta vui… ta suy tư. Sự xuất hiện cái ta (chấp ngã)
đã làm cho các ý niệm vốn hư giả trở thành như thật. Và ai cũng
thấy buồn vui thương ghét xuất hiện nơi mình là thật có. Chính điều
này đã làm cho các tưởng niệm có tác dụng che đậy (ấm) tâm, khiến
chúng ta không còn thấy tâm thanh tịnh. Nếu chúng ta không chấp nhận
các ý niệm ấy là thật, thường quay lại quán xét các niệm (phản
quan tự kỷ), sẽ phá được cái chấp cho các niệm là thật có, thấy
được sự huyễn hóa của niệm. Niệm không còn che đậy được tâm. Thấy
tâm thường thanh tịnh.
Ở đây chúng ta cần lưu ý. Không
phải chỉ khi diệt hết niệm, tâm mới trong lặng. Nếu thấy được sự
huyễn hóa của niệm thì dù niệm đang hiện tiền, tâm vẫn trong lặng.
Nói cách khác, do chúng ta đang
lầm nhận thức là tâm, quên mất tâm tánh, nên thấy tâm không trong lặng.
Nếu ngộ tâm tánh thì thấy thức là dụng của tâm, tướng thức vốn tự
không lặng, tâm xưa nay thường trong lặng. Cũng trong bài “Tổng nêu pháp
dụ và đề mục kinh Pháp hoa”,
thiền sư Minh Chánh còn viết: “Tâm này là bản nguyên của chư Phật, là
Phật tánh của chúng sinh. Tròn đồng thái hư, lớn không bờ mé, linh
linh lặng lặng, phô bày xưa nay, tức không, tức sắc, không thể dùng tâm
thức suy lường mà biết được”.
Là chỗ vốn không lời, lại
không thể dùng tâm thức suy lường mà biết được thì làm sao để chỉ
bày? Sự chỉ bày của thiền sư (khai ngộ) phải làm sao để người đệ
tử không được dùng tâm thức suy lường của mình mà hiểu. Vì sự suy
lường và hiểu biết có tác dụng che đẩy tâm khiến ngộ không xuất
hiện. Sự chỉ bày phải làm sao để người hỏi đạo tức thời trực tiếp
nhận ra tâm (đốn ngộ). Vì làm cho người trực nhận tâm nên nói “Chỉ
thẳng tâm người”. Vì tâm này là Phật tánh của chúng sinh, nên ngộ tâm
cũng gọi là ngộ tánh, là thấy tánh. Thấy tánh rồi y cứ vào đó mà
tu, là nhân tu để thành tựu quả Phật, nên nói “Thấy tánh thành
Phật”.
II.
Tổ sư thiền với phương thức khai ngộ
Các thiền sư thường sử dụng
nhiều cách thức khác nhau để khai ngộ cho người. Ở đây lược nêu hai
phương thức thường được sử dụng.
1/ Cắt đứt dòng tâm thức
a.
Dùng động tác: Người thầy tạo ra một tác động
nhằm cắt đứt dòng tâm thức đang vận hành trên tâm người hỏi đạo. Làm
được điều này, thức tạm thời ngưng nghỉ, tâm tạm thời không bị che
đậy, nếu người hỏi đạo có căn tánh phù hợp thì ngộ xuất hiện.
Để thực hiện phương thức này,
các thiền sư có những hành động có vẻ kỳ lạ như đánh, hét… hoặc
cực đoan hơn là đạp mạnh hay chèn nát chân người đệ tử.
* Thiền sư Đức Sơn hay đánh. Câu
nói nổi tiếng của ngài: “Nói không được đánh 30 gậy. Nói được đánh
30 gậy”.
* Lâm Tế hay hét. Một tiếng
hét xé nát càn khôn, khiến người tự ngộ.
* Hòa thượng Thủy Lão ở Hồng
Châu cả đời nghiêm trì giới luật rất tinh tấn nhưng vẫn chưa ngộ, nên
tìm đến Mã Tổ tham học. Trước Mã Tổ, Thủy Lão đứng chấp tay thưa
hỏi:
- Ý Tổ sư sang Đông là gì?
Mã Tổ nói:
- Ngươi lại gần đây vái lạy đi.
Thủy lão đến gần quỳ xuống
lạy, Mã Tổ liền tống cho một đạp thật mạnh, té lăn cù ra đất, và …
đại ngộ. Thủy Lão lồm cồm bò dậy, vỗ tay cười lớn nói:
- Lạ thật! Lạ thật! Trăm ngàn
tam muội, vô lượng diệu nghĩa chỉ ở trên đầu một sợi lông mà hiểu
rõ căn nguyên.
Nói rồi vái lạy lui ra.
Về sau Thủy Lão thường bảo
chúng:
- Ta từ buổi bị Mã đại sư đạp
cho một đạp, đến nay cười mãi không thôi.
* Sư Văn Yển đến tham vấn ngài
Trần Tôn Túc. Thấy Sư đến Tôn Túc đóng cửa. Sư gỏ cửa. Tôn Túc hỏi:
- Ai?
Sư thưa:
- Con.
Tôn Túc hỏi:
- Làm gì?
Sư thưa:
- Việc mình chưa sáng xin Thầy
chỉ dạy.
Tôn Túc mở cửa ra, thấy Sư
liền đóng lại. Cứ như thế liên tiếp ba ngày. Ngày thứ ba, Tôn Túc mở
cửa ra, Sư liền chen chân vào, Tôn Túc nắm áo Sư bảo:
- Nói, nói…
Sư suy nghĩ. Tôn Túc liền xô ra
nói:
- Đời Tần dùi xoay lâu.
Nói rồi đóng mạnh cửa, làm
dập nát chân Sư. Sư đau thấu xương và ngộ.
b.
Dùng ngôn từ:
Trong trường hợp dùng ngôn từ
để trả lời câu hỏi của người học đạo, nhiều khi câu trả lời nghe như
lạc đề, không dính gì đến câu hỏi.
Một vị Tăng hỏi Hòa thượng Đông
Sơn:
- Phật là gì?
Sư đáp:
- Ba cân mè.
Cũng có trường hợp câu trả
lời nghe rất ngược ngạo, trái với lẽ thường, người không hiểu tưởng
là phỉ báng.
Một vị Tăng đến hỏi Thiền sư
Vân Môn:
- Phật là gi?
Sư đáp:
- Que chùi đít (càn thỉ
quyết).
Ở đây chúng ta cần lưu ý, việc
sử dụng phương cách nào, đối với ai, vào lúc nào … là sự cảm ứng
của người thầy với căn cơ người đệ tử, không phải là một hành vi
tùy tiện, cũng không lặp đi lặp lại một cách sáo rỗng. Nhiều người
không hiểu, bắt chước theo các thiền sư một cách bừa bãi, khiến cho
các hành động hay lời nói vốn có tác động cao quý, là khai ngộ cho
người, trở thành những hành vi thô lỗ dung tục.
2/ Ngay dụng nhận thể
Do sự thấy, nghe, cử động… là
dụng của tâm. Do dụng không lìa thể nên có thể ngay nơi dụng mà nhận
thể. Với phương thức này, các ngài có thể dùng những hành động
bình thường để khai ngộ cho người, như Phật đưa cành hoa lên, ngài Câu
Chi đưa một ngón tay v.v… Sự khai ngộ theo phương thức này có vẻ bình
thường, không lạ lùng.
Một ông Tăng hỏi Thiền sư Triệu
Châu:
- Tôi mới vào chùa mong ngài
chỉ dạy.
Sư hỏi:
- Ăn cháo chưa?
Tăng đáp:
- Ăn cháo rồi.
Sư nói:
- Rửa bát đi.
Tăng liền ngộ.
Câu chuyện dưới đây cho chúng ta
một cái nhìn bao quát hơn về sự khai ngộ của các thiền sư.
Ngài Sùng Tín ở Long Đàm thưa
với Thiền sư Đạo Ngộ:
- Từ ngày con vào đây đến giờ
chưa được Thầy chỉ dạy tâm yếu.
Đạo Ngộ đáp:
- Từ ngày ngươi tới đây, ta chưa
từng chẳng chỉ dạy ngươi tâm yếu.
Sùng Tín hỏi:
- Chỉ dạy chỗ nào?
Đạo Ngộ nói:
- Ngươi dâng trà lên, ta vì ngươi
mà tiếp. Ngươi bưng cơm lên, ta vì ngươi mà nhận. Ngươi xá lui ra, ta
gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu.
Ngài Sùng Tín cúi đầu yên
lặng giây lâu.
Đạo Ngộ bảo:
- Thấy thì thẳng đấy liền thấy,
suy nghĩ liền sai.
Ngay câu nói này, Sùng Tín
được khai ngộ.
III.
Tổ sư thiền trong giáo lý nhà Phật
Với chủ trương không lập văn
tự, truyền riêng ngoài giáo, cùng với những hành động lời nói có
vẻ lạ lùng ngược ngạo, khiến một số người cho rằng Tổ sư thiền là
một thứ “quái thai” trong Phật giáo, không thuộc Phật pháp. Nói như
vậy vì họ chưa hiểu được ý nghĩa các lời nói và hành động của chư
vị thiền sư, cũng thiếu nghiên cứu đầy đủ về kinh điển, đặc biệt là
các kinh Đại thừa liễu nghĩa.
Qua các diễn giải nói trên,
chúng ta thấy các hành động và lời nói của chư thiền sư trong một số
trường hợp nhằm tạo ra tác động loại bỏ sự che đậy của thức. Khi
tâm không bị thức che đậy, ngộ xuất hiện. Hiểu như thế, chúng ta dễ
dàng nhận ra sự tương hợp giữa Tổ sư thiền và giáo lý năm uẩn.
Năm uẩn là sắc, thọ, tưởng,
hành và thức uẩn. Năm uẩn là những thành phần tạo nên một chúng
sinh hữu tình nói chung, tạo nên một con người nói riêng. Nói một
cách gần gũi và dễ hiểu (dù chưa đầy đủ) thì năm uẩn là thân tâm
của mỗi người. Trong đó sắc là phần thân xác, thọ, tưởng, hành,
thức là phần vô sắc thuộc về tâm.
Vốn bàng bạc khắp các kinh
điển nhà Phật, giáo lý năm uẩn nói rằng: Chơn tánh (tâm tánh) của
chúng ta đang bị năm uẩn che đậy, nên giác ngộ không xuất hiện. Nếu
loại trừ được sự che đậy này, giác ngộ xuất hiện. Do có tác động
che đậy chơn tánh mà năm uẩn còn được gọi là năm ấm (uẩn là tích
tụ, ấm là che đậy).
Do đâu mà năm uẩn biến thành
năm ấm?
Ấm xuất hiện khi trong tâm có
sự chấp thủ. Chấp thủ có nghĩa là nắm giữ. Tâm có sự chấp thủ,
gọi là tâm chúng sinh, vì nó làm phát sinh nhiều cái thấy biết sai
khác. Có rất nhiều thứ để chấp thủ, nhưng có thể quy tất cả vào
hai loại là chấp ngã và chấp pháp.
Chấp ngã là cho rằng ta là
chủ thể của năm ấm, tức cho ta là chủ thể của thân tâm mình, ta là
thực có. Nếu cho hoàn toàn không có ngã cũng gọi là chấp ngã.
Chấp pháp là cho rằng pháp là
thực có. Nếu cho hoàn toàn không có pháp cũng gọi là chấp pháp.
Ngã và pháp vốn không có cũng
không không, nên khi cho rằng ngã và pháp là có hay là không đều gọi
là chấp thủ.
Với những người bình thường
như chúng ta, ai cũng còn chấp ngã chấp pháp, nên năm uẩn cũng là năm
ấm.
Tổ Vĩnh Gia, tác giả cuốn Chứng đạo ca, nói: “Biết rõ trong
một niệm có đủ năm ấm. Rành mạch phân minh là thức ấm. Thu lãnh nơi
tâm là thọ ấm. Tâm duyên theo lý là tưởng ấm. Hành dụng theo lý là
hành ấm. Làm dơ chơn tánh là sắc ấm. Năm ấm này toàn thể là một
niệm. Một niệm khởi lên toàn thể là năm ấm. Rõ biết trong một niệm
không có gì là chủ thể, là huệ nhân không. Thấy như huyễn hóa, là
huệ pháp không”. Năm ấm là nội dung của niệm, nên niệm nào cũng có
tác động che đậy tâm. Hiện nay trong tâm mỗi người, niệm niệm sinh
diệt tiếp nối không dừng nghỉ, nên tâm luôn bị che đậy. Một trong
những phương cách loại trừ sự che đậy này là diệt niệm. Diệt niệm
là diệt thức. Đây là lý do để các kinh, đặc biệt là các kinh Tiểu
thừa, thường nhấn mạnh đến việc diệt thức để đạt được giác ngộ.
Đây cũng là chỗ tương hợp giữa Tổ sư thiền và giáo lý. Vì một trong
các phương thức khai ngộ của thiền sư là tạo ra một tác động cắt
đứt dòng tâm thức, tương đương với việc diệt thức, tạo điều kiện cho
ngộ xuất hiện.
Chỗ khác nhau giữa Tổ sư thiền
và giáo lý Nguyên thủy là trong kinh thường chủ trương việc tiêu trừ
năm ấm, dần diễn ra theo thứ lớp (tiệm tu), tâm dần sáng (tiệm ngộ).
Tổ sư thiền dù không bỏ qua phần tiệm tu, nhưng lại chủ trương ngộ
tức thời xuất hiện (tiệm tu đốn ngộ) hoặc chủ trương vọng niệm
chóng trừ, ngộ tức thời xuất hiện (đốn tu đốn ngộ) hoặc chủ trương
đốn ngộ tiệm tu (kiến tánh khởi tu). Trong cuốn Đốn ngộ nhập đạo yếu môn, Thiền sư Huệ Hải viết: “Thế
nào là đốn ngộ? Đốn là chóng trừ vọng niệm. Ngộ là ngộ chỗ không
được”.
Chúng ta có thể nhận ra một
cách tổng quát hai chủ trương đốn tiệm qua hai bài kệ, một là của
Tổ sư Thần Tú đại diện cho tiệm môn, một là của Tổ sư Huệ Năng đại
diện cho đốn môn.
Kệ
của ngài Thần Tú Kệ của ngài Huệ Năng
Thân là cây Bồ-đề Bồ-đề vốn không cây
Tâm như đài gương
sáng
Gương
sáng cũng chẳng đài
Luôn luôn phải lau
chùi
Xưa
nay không một vật
Chớ để dính bụi bặm. Chỗ nào dính bụi bặm.
Bài kệ của ngài Thần Tú nói
rằng, nếu tinh tấn tu hành thì thân năm uẩn là nơi để cây bồ-đề lớn
mạnh. Gương tâm vốn sáng nhưng không phát sáng vì thường bị các niệm
tưởng (dụ như bụi) che bám. Vì thế phải thường xuyên công phu, tiêu
trừ các niệm tưởng (dụ như phủi bụi) để gương tâm thường sáng, trí
Bồ-đề tăng trưởng.
Bài kệ của ngài Huệ Năng nói
lên tinh thần đốn giáo.
Bồ-đề không lớn không nhỏ nên không thể dùng cây để dụ. Tâm vốn vô
tướng không thể dùng gương để dụ. Tâm xưa nay vốn không là vật thì
bụi bám vào đâu? Tâm xưa nay vẫn thế đâu cần phải nhọc công lau chùi.
Sẵn đây, chúng ta làm rõ hai
câu cuối của đoạn văn trên.
- “Rõ ràng trong một niệm không
có gì làm chủ tể, là huệ nhân không”. Thấy trong một niệm (tức năm
ấm) không có chủ tể là trí tuệ thân chứng ngã không.
- “Rõ ràng thấy như huyễn hóa
là huệ pháp không”. Thấy niệm như huyễn hóa là trí tuệ thân chứng
pháp không.
Nếu trong tâm còn chấp đủ ngã
pháp – đây là trường hợp của chúng ta – thì năm ấm là hữu lậu, vì có
khả năng lôi chúng sinh vào trong tam giới, luân hồi trong tam giới,
chịu cái khổ Phần đoạn sinh tử.
Nếu trong tâm chỉ còn chấp
pháp, không còn chấp ngã – Đây là trường hợp của chư vị Nhị thừa đã
chứng thánh quả – thì năm ấm là vô lậu, vì không còn khả năng lôi
chúng sinh vào trong tam giới, không phải lãnh thọ thân Phân đoạn sinh
tử, trừ trường hợp phát nguyện thọ thân Phần đoạn để độ sinh (Đây
là trường hợp của chư vị Nhị thừa đã chứng thánh quả hồi tâm về
Đại thừa).
Trên đây chỉ mới nói lên sự
tương hợp giữa Tổ sư thiền và kinh điển một cách sơ lược. Muốn nhận
ra sự tương hợp một cách đầy đủ và chi tiết, chúng ta cần tìm đến
các kinh Đại thừa liễu nghĩa như Hoa
nghiêm, Pháp hoa, Lăng nghiêm, Đại bát Niết-bàn, Lăng-già, Thắng-man,
Viên giác...
Cụ thể như kinh Lăng nghiêm. Trong kinh, Phật chỉ cho
ngài A Nan, đại diện cho chúng sinh, thấy thế nào là mê lầm, thế nào
là chân tâm, thế nào là vọng tưởng và vọng thức, thế nào là đang
lầm thức là tâm, thế nào là nghĩa căn bản của sinh diệt, thế nào
là nghĩa căn bản của Niết-bàn không sinh không diệt, thế nào là thấy
tánh, thế nào là tánh thấy (tánh của cái thấy). Chúng ta do đang mê
lầm mà chịu sự luân chuyển, cái thấy biết trở thành hạn cuộc, các
căn bị ngăn cách. Muốn thoát khỏi sự hạn cuộc, phá sự ngăn cách của
các căn, thân chứng chỗ viên thông thì phải ngay nơi căn mà tu hành. Từ
đó chỉ ra các phương pháp tu hành để ngộ chỗ viên thông. Trong kinh
cũng chỉ cho chúng ta thấy sự che đậy tánh Bồ-đề của năm ấm, từ
cạn tới sâu, từ thô tới tế. Tóm lại, kinh Lăng nghiêm cho thấy sự tương hợp giữa Tổ sư thiền và giáo
lý một cách chi tiết, tinh tế. Nếu trích dẫn thì khá dài nên đây
chỉ nói lược.
Việc tìm hiểu các kinh cho
chúng ta thấy chỗ lập tông, lập giáo cùng pháp hành mà các Tổ sư
đã chỉ dạy đều y kinh mà lập. Như pháp tham thoại đầu vốn y cứ vào
pháp “Phản văn văn tự tánh” được nói trong kinh Lăng nghiêm mà lập ra.
Muốn nhìn thấy sự tương hợp
giữa thiền và giáo một cách đầy đủ. Bạn đọc có thể tìm đọc tác
phẩm Nguồn thiền của Đại sư Khuê
Phong Tông Mật. Ngài Khuê Phong đã xếp tất cả các pháp môn thiền vào
ba tông, xếp tất cả các kinh mà Đức Bổn sư đã dạy vào ba loại giáo.
Từ đó dễ dàng chỉ ra sự tương hợp giữa ba tông thiền với ba giáo.
Các dẫn giải trên muốn nói
rằng Tổ sư thiền không hề lìa ngoài giáo lý mà riêng có. Tổ sư
thiền là pháp trong Phật pháp.
IV.
Tổ sư thiền với văn tự
Hỏi:
Tại sao với chủ trương “không lập văn tự” mà số luận và lục do chư
vị thiền sư lập ra lại rất nhiều, nhiều hơn số kinh mà Phật đã nói?
Phải chăng đây là một mâu thuẫn trong thiền Tổ sư?
Đáp:
Thấy mâu thuẫn vì đã có sự lẫn lộn giữa phương tiện và cứu cánh.
Nếu biện biệt một cách rõ ràng giữa phương tiện và cứu cánh, chúng
ta sẽ thấy không có sự mâu thuẫn.
Mục tiêu của Tổ sư thiền là
ngộ nhập Phật tâm, đây
là chỗ không lời. Nếu thật ngộ thì nói tâm, nói Phật, nói ngộ đều
dư thừa, còn dư thừa thì còn che đậy, còn che đậy thì chưa thật ngộ,
đây là chỗ cứu cánh. Y cứ vào đây để đề ra chủ trương “Không lập văn
tự” là hoàn toàn phù hợp. Nhiệm vụ còn lại của các thiền sư là
nhổ đinh tháo chốt, phá chấp cho người tự ngộ chớ không lập ra một
pháp nào cả.
Trên thực tế, rất nhiều người
khi đến với Tổ sư thiền, dù được thiền sư dùng nhiều cách “chỉ
thẳng” vẫn không thể ngộ. Lúc này cần có phương tiện. Cõi này, ngôn
từ là phương tiện rất hiệu quả. Đây là lý do để các Tổ lập ra luận
và lục.
Đối với những người đã ngộ,
nếu nghiệp chướng nhẹ mỏng, có thể tu Nhất hạnh tam muội, thì tự
họ có thể đảm đương lấy, không cần đến kinh kuận.
Đối với người chưa ngộ, luận
và lục và nơi để họ nương tựa mà tu học, nhằm chuyển hóa tâm thức
cho phù hợp với bản tâm, tạo điều kiện cho ngộ xuất hiện.
Đối với người dù đã ngộ, nhưng
do nghiệp chướng sâu dày, chưa thể tu Nhất hạnh tam muội, chưa thể tự
mình đảm đương lấy thì cần nương vào kinh luận mà tu hành để thể
nhập. Đây là trường hợp “Đốn ngộ, tiệm tu”.
Kinh, là khuôn phép cho muôn đời
nên lý phải hiển bày, thu nhiếp được nhiều căn cơ, trong nhiều đời.
Luận, thì nhắm vào việc độ
thoát cho những căn cơ cụ thể, trong những vùng miền cụ thể. Vì thế,
kinh thì mênh mang. Mênh mang thênh thang thì khó nương tựa, khó vận
dụng. Luận vì cụ thể hợp cơ nên dễ nương tựa, dễ vận dụng. Vì thế
dù ý luận không vượt ngoài ý kinh mà vẫn lập luận để lợi ích cho
người đời.
Do tánh khá phổ quát của kinh
nên có những bộ kinh rất dài, như kinh Đại
Bát-nhã, Đại Bảo Tích, Hoa nghiêm… Còn luận do nhắm vào
các căn cơ cụ thể nên thường không dài. Vì người đời căn cơ mỗi mỗi
sai khác, nên số luận và lục cần phải nhiều để thích ứng. Thế nên,
số luận lục nhiều hơn số kinh là đều đương nhiên.