Phật giáo và đạo đức kinh doanh
phat giao va daoPhật giáo và đạo đức kinh doanh
Wan Kah Ong & Peng Chan*
1.Giới thiệu
Mục
đích của bài viết này xác định những đặc điểm chung của các hệ thống
kinh doanh hiện nay mà chúng tương hợp với giá trị Phật giáo. Đồng
thời, áp dụng các nguyên tắc và lời dạy của Đức Phật, bài viết này tìm
cách hòa giải những xung đột không có thật tồn tại giữa hai hệ thống
này. Bài viết bắt đầu bằng cách xem xét một số hạn chế và thách thức đe
dọa việc thực hành đạo đức trong môi trường kinh doanh. Tiếp theo, bài
viết sẽ thảo luận về một số nhận thức sai lầm thông thường mà mọi người
đang có về Phật giáo và giáo lý Phật giáo, với một cái nhìn tổng quan
về các quan điểm trọng yếu của đạo đức Phật giáo. Tiếp theo là đánh giá
tính thích hợp, bản chất và những hàm ý của Phật giáo, về việc bổ sung
sự ứng dụng đạo đức kinh doanh vào môi trường hiện nay.
2. Xem xét tài liệu
2.1 Những giới hạn của đạo đức kinh doanh
Có
một số câu hỏi then chốt mà chúng ta nên hỏi trước khi nghiên cứu lĩnh
vực đạo đức kinh doanh: "Các công ty liệu có là các tổ chức lý trí và
phi cảm tính? Liệu một công ty có lương tâm? Một công ty có chịu trách
nhiệm về đạo đức với xã hội? Nếu có, thì ở mức độ nào?”
Những
câu hỏi này là một phần trong một cuộc tranh luận đang diễn ra mà nó
xoay quanh những vấn đề sau đây: 1) Nếu một công ty không có lương tâm
và chủ yếu là một tổ chức vì lợi nhuận phi cảm tính, thì những trách
nhiệm gì một công ty phải có với các bên liên quan, chẳng hạn như người
tiêu dùng, nhân viên, chính quyền, và xã hội? Luật lệ nào, và ai, nên
chi phối và kiểm soát hoạt động của công ty, những hoạt động có dính
líu về mặt đạo đức với các bên liên quan của công ty, nếu công ty không
thể hoặc sẽ không làm như vậy? 2) Nếu một công ty có nhiều hơn một
thành viên liên quan đến hoạt động tạo lợi nhuận, điều gì là nền tảng
và cơ sở về trách nhiệm đạo đức của nó? Từ đó liệu công ty có chịu
trách nhiệm nào ngoài các nghĩa vụ kinh tế của mình? Công ty nên đáp
ứng trách nhiệm đạo đức và xã hội của mình với bên liên quan với nó như
thế nào? (Weiss, 1994).
Bài
viết này bắt đầu bằng việc thảo luận và đánh giá hai quan điểm khác
nhau về bản chất của các công ty (tập đoàn) và trách nhiệm xã hội của
họ như đã đề cập ở trên: 1) Quan điểm đầu tiên về bản chất không có
lương tâm và là một tổ chức phi cảm tính – một thành viên liên quan chỉ
cam kết với các cổ đông và chủ sở hữu của nó; 2) quan điểm thứ hai xem
xét các tập đoàn như một tổ chức liên đới cả môi trường kinh doanh và
xã hội, có nghĩa là bên cạnh nghĩa vụ kinh tế của mình cho cổ đông,
công ty có lương tâm và hoạt động như một đại diện đạo đức trong mối
quan hệ với các bên liên quan.
2.2 Quan điểm thứ nhất: Các tập đoàn không có lương tâm
Rất
ít người không đồng ý với thực tế là hầu hết các tập đoàn kinh doanh để
kiếm lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Một câu hỏi quan trọng là
liệu công ty có thể và nên có trách nhiệm về mặt đạo đức với các bên
liên quan ngoài các cổ đông của họ hay không. Quan điểm của các "tập
đoàn là tổ chức phi tình cảm, vì lợi nhuận" cho rằng nghĩa vụ chính của
các doanh nghiệp là tạo lợi nhuận, không phải là để hành động có trách
nhiệm đạo đức. Theo quan điểm này, các cơ sở trách nhiệm đạo đức nằm
bên ngoài công ty. Quan điểm này thì quan trọng trong lĩnh vực đạo đức
kinh doanh, vì định nghĩa các công ty như một tổ chức phi cảm tính cho
thấy rằng trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý không thể quy cho
một tổ chức (Weiss, 1994).
Adam
Smith (1723-1790) là người đầu tiên đề xuất quan điểm này. Ông lập luận
rằng các doanh nghiệp là các tổ chức phi luân lý không có ý thức về đạo
đức (không có nghĩa là trái đạo đức) mà chúng thúc đẩy lợi ích cá nhân
và lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu, và cho rằng lợi ích riêng của
từng cá nhân tạo động lực và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của xã hội
và đó là do có "bàn tay vô hình" đã định hướng và thúc đẩy lợi ích
chung của xã hội. Theo quan điểm này, trách nhiệm xã hội cần đến các
luật lệ và sự bắt buộc thực thi luật lệ, nhưng điều này là trách nhiệm
của nhà nước, không phải của doanh nghiệp. Những người gần đây ủng hộ
quan điểm này bao gồm nhà kinh tế học Milton Friedman, người đã mạnh mẽ
cho rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm xã hội nào ngoài việc tối đa
hóa lợi nhuận.
Quan
điểm đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi rằng các ban quản trị và các
nhà lãnh đạo lao động có trách nhiệm xã hội ngoài nghĩa vụ phục vụ lợi
ích của các cổ đông của họ hoặc các thành viên quản trị. Quan điểm này
cho thấy một quan niệm sai lầm cơ bản về các đặc tính và bản chất của
một nền kinh tế tự do. Trong một nền kinh tế như vậy, có một và chỉ có
một trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội - là sử dụng nguồn lực của
mình và tham gia vào các hoạt động phù hợp để tăng lợi nhuận của mình,
miễn là nó nằm trong các quy tắc của cuộc chơi, rõ hơn là, tham gia một
cuộc cạnh tranh mở và tự do, mà không có sự lừa dối, gian lận... Vài xu
hướng có thể phá hủy triệt để các tổ chức trong xã hội tự do của chúng
ta như việc chấp nhận của các lãnh đạo công ty về việc ưu tiên trách
nhiệm xã hội hơn là tạo ra càng nhiều lợi nhuận cho các cổ đông của họ
càng tốt (Friedman, 1962).
Từ
trích dẫn ở trên, Friedman rõ ràng chủ trương rằng các công ty không
kinh doanh để giúp đỡ xã hội, đúng hơn là, để giúp các doanh nghiệp đáp
ứng trách nhiệm chính mình – tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và
cổ đông.
Tuy nhiên, có một số hạn chế liên quan đến quan điểm vẫn đang phổ biến này. Joseph Weiss (1994) trong cuốn sách “Đạo đức kinh doanh”
của mình đã vạch ra những suy xét sau. Đầu tiên, quan điểm các công ty
như là các tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích củng cố nhận thức
rằng các công ty và hành động của họ thì phi luân lý. Để lập luận rằng
các công ty tổ chức không có nền tảng đạo đức để chịu trách nhiệm với
các hoạt động của mình là để đưa ra giả thuyết rằng những nhà quản lý
có quyển tự do để sử dụng các nguồn tài nguyên lớn cho các hoạt động
công ty và điều đó có thể gây hại cho người tiêu dùng. Thứ hai, góc
nhìn công ty là tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích có thể cung
cấp một sự bảo vệ dành cho các chủ sở hữu quyền lực và các nhà quản lý
hàng đầu bằng sự bất lợi cho các nhân viên cấp dưới, những người có thể
trở thành con dê tế thần cho các hoạt động bất hợp pháp của công ty.
Thứ ba, các công ty cũng như các tổ chức kinh tế đều có nhân tính, thì
tại sao các tổ chức được đăng ký hợp pháp không mang nghĩa vụ và trách
nhiệm cho hạnh phúc của cộng đồng nơi họ thực hiện kinh doanh và cho
công nhân viên, những người làm nên sự tồn tại của họ? Thứ tư, sự sản
xuất trong nền kinh tế cạnh tranh và vì chỉ lợi nhuận không tất yếu sản
xuất ra sản phẩm tốt nhất với số lượng lớn nhất.
Weiss
tiếp tục lập luận rằng, không có sự hợp tác từ địa phương, tiểu bang,
chính phủ liên bang và công chúng, nhiều doanh nghiệp không thể trang
trải việc duy trì hoạt động công ty hoặc "chi phí bên ngoài," (các chi
phí phát sinh của các doanh nghiệp nhưng được chi trả bằng xã hội,
chẳng hạn như các ảnh hưởng phụ lên không khí và ô nhiễm nguồn nước).
Liên quan đến sự chỉ trích này là một sự thật rằng không phải tất cả
các doanh nghiệp đều có thể tồn tại hoàn toàn ở thị trường tự do, một
số doanh nghiệp bị kiểm soát và được hỗ trợ bởi chính phủ, đó là, bằng
tiền thuế của công chúng. Điển hình là Tập đoàn Chrysler, nếu
không có một khoản vay của chính phủ vào năm 1979, công ty có lẽ
sẽ không còn tồn tại.
Quan điểm thứ hai: Những tập đoàn như những cổ đông xã hội và kinh tế
Quan
điểm khác, rất phổ biến ở hầu hết các tập đoàn hiện nay, cho rằng các
công ty vì lợi nhuận là pháp nhân và là một tập hợp của nhiều cá nhân
và nhóm. Các giám đốc điều hành và cán bộ quản lý cấp cao được thuê để
tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Tuy nhiên, để thực hiện
việc này, công ty cũng phải đáp lại một loạt các lợi ích, quyền lợi và
nhu cầu chính đáng của các bên liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, các cơ quan chính phủ). Từ quan điểm này, công ty có nghĩa vụ
đáp ứng quyền lợi về kinh tế của các chủ sở hữu; tuy nhiên, để tồn tại
và thành công, nó cũng phải đáp ứng yêu cầu về pháp lý, xã hội, chính
trị và môi trường với một tập hợp các bên liên quan trong nội bộ cũng
như bên ngoài (Weiss, 1994).
Cũng
được gọi là giải pháp khế ước xã hội đối với quản lý doanh nghiệp,
phương pháp này lập luận rằng vì công ty phụ thuộc vào xã hội để tồn
tại và tiếp tục phát triển, có một nghĩa vụ cho công ty để đáp ứng nhu
cầu của xã hội đó chứ không phải chỉ riêng nhu cầu của một nhóm khách
hàng mục tiêu. Bằng cách nhận biết tất cả các bên liên quan của họ chứ
không phải chỉ là cổ đông của họ, các công ty phải duy trì một tầm nhìn
dài hạn hơn là chỉ đối phó với số liệu thu nhập hàng quý (Ghillyer,
2010).
Quan
điểm bên liên quan của công ty đã trở thành một quan điểm hữu ích cho
sự hiểu biết trách nhiệm xã hội và đạo đức của một công ty đối với các
chủ thể liên quan của mình. Tuy nhiên, tương tự với quan điểm đầu tiên,
quan điểm này về công ty cũng có các phê bình. Một số người cho rằng
quan điểm này không có nền tảng lý thuyết vững chắc cho sự đáp ứng về
mặt xã hội của công ty. Rogene Buchholz (1991) trong bài viết "Trách
nhiệm doanh nghiệp và một xã hội tốt đẹp" lập luận rằng "mô hình bên
liên quan là một công cụ hữu ích để phân tích và mô tả nhiều mối quan
hệ khác nhau mà một công ty có để cấu thành chính nó trong xã hội,
nhưng nó không có nghĩa là một cố gắng mang nặng tính lý thuyết để cung
cấp một mô hình mới mà thậm chí sẽ bắt đầu thay thế các mô hình kinh
tế”. Nói cách khác, không có nguồn và cơ sở cho các trách nhiệm đạo đức
trong mô hình các bên liên quan. Có thể lập luận rằng quan điểm này chủ
yếu dựa trên phương diện kinh tế và tập trung vào việc tối đa hóa lợi
nhuận giống như quan điểm đầu tiên.
2.4 Những giới hạn khác của đạo đức kinh doanh
Nhiều
tiêu điểm đã được đặt vào các chính sách của công ty và quy tắc đạo
đức; điều này phổ biến hiện nay và người ta có thể cho rằng những điều
này sẽ đảm bảo rằng các công ty sẽ đưa ra các quyết định có tính đạo
đức khi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này có thể không phải
luôn luôn đúng. Thật vậy, một số học giả cho rằng các chính sách của
công ty và các quy tắc đạo đức là không đủ để cấu thành đạo đức. Robert
Solomon (1994) đã lập luận rằng có thiếu sót nào đó từ các quyết định
chính sách, mà trọng tâm chắc chắn gần như không đặt lên bất kỳ đối
tượng nào, và đó là trách nhiệm cá nhân.
Các
câu hỏi về trách nhiệm tràn ngập khắp mọi tập đoàn, và luôn luôn có
nhiều ứng viên lớn để đổ lỗi, miễn là họ phải được tìm ra ở một nơi nào
khác, nhưng vì có quá nhiều và tiêu điểm trách nhiệm thường là quá khó
để tìm. Đây là lý do tại sao các tập đoàn hiện nay thì rất thường hay
bị rung chuyển và làm suy yếu bởi việc sa thải thiếu sự cân nhắc hoặc
thay thế toàn bộ bộ phận - giám đốc điều hành không biết ai để đổ lỗi,
và vì vậy họ đổ lỗi và trừng phạt tất cả mọi người. Trách nhiệm được
đặt lên "hệ thống" hoặc lên các chính sách hiện tại mà sau đó trở thành
tâm điểm của một cuộc tranh luận dường như vô tận. Cái gì cần được loại
bỏ và trở thành đặc điểm chính của đạo đức kinh doanh là sự thừa nhận
rằng quyết định này là của chính mình, sự hiểu biết rằng đạo đức không
chỉ là một vấn đề đối với ban điều hành, các ủy ban quản trị, và người
giám sát của chính phủ mà còn cho tất cả chúng ta, trong những việc nhỏ
cũng như ở trong những vở kịch lớn hơn trong đời sống hàng ngày của
chúng ta (Solomon, 1994).
Ngoài
ra, đại diện doanh nghiệp ngày nay thường có lập luận rằng "kinh doanh
cũng giống như chơi bài và tách biệt với đạo đức của cuộc sống hàng
ngày" (Carr, 1968) - bạn phải "lừa gạt" để tồn tại. Ý tưởng rất chia
rẻ, khi thế giới kinh doanh hiện đại không quá dễ dàng, một cá nhân từ
đời sống nghề nghiệp, tin tưởng rằng "kinh doanh là kinh doanh," sẽ là
không thể hình dung được. Hầu hết mọi người trong kinh doanh hiện nay
đồng hóa chính mình với chính công ty của họ. Đạo đức của họ, ít nhất
là trong công việc, chắc chắn được đồng hòa với các giá trị của công ty
và ngành công nghiệp, tuy nhiên một người mạnh mẽ có thể phản đối và
tách biệt đạo đức cá nhân của mình với những giá trị trên (Solomon,
1994).
Sự
tách biệt giữa đạo đức cá nhân với công việc, "sự tha hóa" theo
Friedrich Schiller, đưa chúng ta đến đòi hỏi rằng đức hạnh trong kinh
doanh độc lập với đức hạnh của những điều khác trong cuộc sống của
chúng ta, và điều này phủ nhận tính riêng biệt hoặc của vai trò kinh
doanh, hoặc của cuộc sống của chúng ta. Điều này do đó dựng nên một
thảm kịch trong đó một nhân công bị áp lực vi phạm "giá trị cá nhân"
của mình bởi vì, góc nhìn kinh doanh đơn thuần là kinh doanh, anh ta
hoặc cô ta "không thực sự có bất kỳ sự lựa chọn nào."
Sau
khi đã đặt ra những giới hạn của đạo đức kinh doanh, bây giờ chúng ta
xem xét Phật giáo và xem những giá trị gì mà tôn giáo này có thể đóng
góp cho lĩnh vực đạo đức kinh doanh.
3.Tôn giáo, Phật giáo và kinh doanh
Người
ta dựa vào niềm tin tôn giáo trong việc đưa ra các quyết định có ảnh
hưởng đến những người khác; khi một người có một niềm tin tôn giáo, nó
đơn giản không thể định hình nên một cuộc sống mà nó loại trừ những
niềm tin đó ra khỏi mọi liên quan thực tế (Fort, 2008). Niềm tin tôn
giáo có khả năng trở thành yếu tố cấu thành toàn bộ khuôn khổ đạo đức
toàn vẹn của một người. Đó là lý do tại sao Richard Jones đã viết:
Tôn
giáo tạo ra một khuôn khổ mà nó cung cấp ý nghĩa cho toàn bộ đời sống
của một người. Do đó, nó là không thực tế để hy vọng tách rời đức tin
tôn giáo khỏi lĩnh vực quan điểm hoàn toàn riêng tư mà không có ảnh
hưởng lên các hành động cộng đồng của họ. Tôn giáo không điều chỉnh chỉ
những phạm vi giới hạn trong đời sống tôn giáo – tôn giáo không phải là
hạn chế tự do hoặc đời sống riêng tư hay cá nhân. Thay vì vậy, tôn giáo
bao hàm toàn diện trong ý nghĩa rằng tất cả các khía cạnh của cuộc sống
của một người là liên quan ở mức độ này hay mức độ khác với khuôn khổ
cơ bản này (Jones, 1994).
Tư
tưởng phương Tây đầu tiên về điểm chung giữa tôn giáo và kinh tế tập
trung chủ yếu vào các tác động tiêu cực của tôn giáo truyền thống vào
việc cải thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống. Trớ trêu thay, bây
giờ có một ý thức tỉnh ngộ rõ ràng và hoài nghi về mô hình tăng trưởng
và phát triển "phi luân lý," "khoa học” của phương Tây (Daniels,
2006). Thật là kỳ lạ rằng trong một môi trường kinh doanh đòi hỏi trách
nhiệm đạo đức của các nhà lãnh đạo kinh doanh, một nền tảng cho sự hiểu
biết về các nghĩa vụ đạo đức - truyền thống tôn giáo - bị loại khỏi các
cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
3.1 Đức Phật với sự thịnh vượng và nghèo khó
Khởi
đầu, giống như nhiều tôn giáo khác, ý tưởng liên kết Phật giáo với kinh
doanh xuất hiện như là một nghịch lý nghiêm trọng. Sự đáp ứng các ước
muốn cá nhân và lợi ích vật chất tràn ngập các mục đích và hành động
của các hoạt động kinh doanh dường như trực tiếp mâu thuẫn với thế giới
quan Phật giáo. Tuy nhiên, giả định này được dựa trên sự nhầm lẫn và
hiểu lầm về Phật giáo đối với quan điểm về lợi ích vật chất và sự giàu
có.
Theo
truyền thống, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ một cuộc sống đặc ân với
khoái lạc và an nhàn để đến với cuộc sống gian khổ của một người sống ở
rừng, tuy nhiên quá trình tu tập khổ hạnh của Ngài đã không đem lại sự
giác ngộ mà Ngài muốn tìm kiếm. Ngài tiếp đến tìm ra một "con đường
Trung đạo" mà đó không chỉ đơn giản là phân chia sự khác nhau giữa
hưởng thụ giác quan hay sự từ chối các cảm giác này. Nó tập trung vào
việc giữ tĩnh lặng và hiểu biết tâm thức, vì chỉ tuệ quán mới có thể
giải phóng chúng ta ra khỏi mối bận tâm thường ngày của chúng ta với
việc cố gắng để trở nên hạnh phúc bằng cách thỏa mãn những tham muốn
của mình. Mục tiêu không phải là để tiêu diệt tất cả những ham muốn mà
để trải nghiệm chúng một cách không bám víu, để chúng ta không bị kiểm
soát bởi chúng. Trái với định kiến về Phật giáo như là một tôn giáo từ
bỏ cuộc đời, mục tiêu của Phật giáo không nhất thiết liên quan đến việc
siêu việt thế giới này để đến một thế giới khác (thiên đường, cực lạc).
Thay vì vậy, mục tiêu là đạt được trí tuệ mà nó nhận ra bản chất thật
của thế giới này, bao gồm bản chất thật của ta, và ngang qua trí tuệ
này ta được giải thoát khỏi đau khổ (dukkha).
Trong
kinh điển Pali, thậm chí còn có những lời khuyên về tài chính trong một
số bản kinh: làm thế nào để kiếm tiền, cách chi tiêu và tiết kiệm tiền
(Vyaggapajja-sutta, Anguttara Nikaya IV 281; Sigalovada-sutta, Digha
Nikaya III 180); nhiều bản kinh về thành công tài chính được thuyết
giảng cho Cấp Cô Độc, vị đại thương gia và hành giả vào thời Đức Phật
(Anguttara Nikaya I 261, II 45-48, 64-66, III 204, 206). Cư sĩ không bị
cấm trở nên giàu có, trái lại, họ được cổ vũ tìm kiếm và tích lũy của
cải một cách hợp pháp. Liên quan đến cách kiếm sống đúng đắn, cư sĩ tại
gia đã được khuyên nên tránh năm loại buôn bán: nô lệ, vũ khí, thịt,
rượu và các chất độc (Anguttara Nikaya III 208). Một số bản kinh có
quan điểm rằng sự giàu có tích cực có thể góp phần vào sự thành công
của người cư sĩ. Mặt khác, kinh Cakkavatti-Sihanada cho rằng tình trạng nghèo đói tạo ra vô luân và tội phạm như trộm cắp và giết người (Digha Nikaya III 67).
Chính
ở trong các mối quan tâm này mà nó cho thấy Phật giáo không cho rằng sự
giàu có là một trở ngại để thực hiện con đường tâm linh. Tuy nhiên,
Phật giáo không chấp nhận một đời sống tận hiến duy nhất để có được sự
giàu có. Mục tiêu cuối cùng của giác ngộ giải thoát có thể khó theo
đuổi hơn nếu chúng ta thiếu thốn, tuy nhiên một đời sống chú trọng vào
tiền bạc có thể không tốt. Giá trị của sự giàu có không thể so sánh với
mục tiêu tối thượng là đạt được Niết-bàn, trạng thái tự do thoát khỏi
đau khổ và tái sanh. Tuy nhiên, tài sản có được một cách đúng đắn theo
truyền thống được coi là một biểu hiện của phước đức, và nếu sử dụng
đúng cách, có thể mang tới lợi ích cho mọi người, vì sự giàu có tạo ra
các cơ hội để giúp đỡ người khác và để tu tập sự không chấp thủ bằng
cách phát triển sự bố thí của ta (Loy, 2003).
3.2 Tại sao là Phật giáo?
Các
lĩnh vực kinh doanh, một phần của nền kinh tế và khoa học xã hội, giải
quyết việc quản lý nguồn tài nguyên con người và tự nhiên để sản xuất,
thông thường với mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. Thật vậy, muốn
kinh tế học như là một ngành riêng biệt, nên đã sản sinh ra quan điểm
rằng hành vi kinh tế có thể được tách rời riêng biệt khỏi những niềm
tin, các giá trị, và hậu quả của các giá trị, niềm tin đó, hay các quan
hệ quyền lực và chế độ xã hội (Daniels, 2006). Mặt khác, Phật giáo có
thể được phân biệt như là một hệ thống đạo đức và một con đường chỉ ra
điều đúng hay sai trong mục đích đời người và hoạt động thế tục
(Payutto, 1994). Nó tập trung vào hạn chế tiêu thụ, hành vi hợp tác và
lợi ích tập thể đằng sau các hành vi. Khía cạnh vật chất của chất lượng
cuộc sống sẽ chỉ là một trong nhiều yếu tố để đánh giá cá nhân hay xã
hội "tiến bộ."
Tuy
nhiên, như những gì Peter Daniels (2006) lập luận, kinh doanh và kinh
tế học không được định nghĩa bởi một mô hình lịch sử; chúng liên quan
đến các hoạt động sinh kế và cách con người, các cộng đồng, các xã hội
quản lý, phân phối và sử dụng nhân lực và tài nguyên thiên nhiên khan
hiểm trong quá trình "kiếm sống của họ." Do đó, kinh tế học là sự
nghiên cứu của một tập hợp con của thực tế xã hội - những hoạt động đó
gắn liền với việc sinh kế. Mặc dù điều kiện sinh lý và bên ngoài sẽ
đóng một vai trò, các giá trị và yếu tố tinh thần khác được buộc vào là
một cơ sở quan trọng của các vấn đề kinh tế bao gồm mục đích, các lựa
chọn, và những hành động (Payutto, 1994).
Nếu
một tôn giáo như Phật giáo có ý nghĩa thiết thực trong tâm trí của mọi
người, như tôi đã trình bày trong câu chuyện về Đức Phật ở trên, nó
chắc chắn sẽ được biểu hiện rõ ràng trong thực tại xã hội, và sau đó là
lĩnh vực kinh doanh và kinh tế. Người ta thường cho rằng các nguyên tắc
hợp lý và phổ quát của Phật giáo, và bản chất vô thần và không giáo
điều của Phật giáo tạo nên một hệ thống tâm lý học hay triết học và một
hệ thống đạo đức định hình một cách sống, hơn là một tôn giáo theo
nghĩa thông thường (Nelson, 2000). Mục đích thực tiễn tập trung vào
hành vi nhận thức rõ và rèn luyện tâm này hàm ý rằng những nguyên tắc
Phật giáo rất tương hợp với lĩnh vực kinh doanh bởi lợi ích lớn
của nó trong việc sinh kế và việc phân bổ các nguồn lực.
Phật
giáo cũng được biết đến như là một tôn giáo thế giới rất linh hoạt và
dễ thích ứng với một sự tác động dung hợp lên nhiều nền văn hóa địa
phương mà nó đã ảnh hưởng trong quá khứ. Hơn nữa, nó đã trải qua sự
phân chia nội bộ và thay đổi đáng kể, ví dụ, thành các phái Theravada
và Đại thừa và nhiều phái nhỏ bên trong đó. Trải qua hai ngàn năm trăm
năm lịch sử của mình Phật giáo đã thể hiện một khả năng thích ứng với
nhiều tư tưởng mới, nền văn hóa và quốc gia. Đây là một trong những lý
do tại sao Phật giáo, trong năm thập kỷ qua, có một sự phát triển diệu
kỳ như vậy ở châu Âu và Bắc Mỹ (Field, 2007). Nó không lấy đi bất cứ
thứ gì từ một nền văn hóa; nó chỉ thêm vào các giá trị - trách nhiệm cá
nhân, tính toàn vẹn, hành vi đạo đức, và tâm linh.
Những
nguyên tắc Phật giáo chính yếu quan tâm đến làm cho mọi người hạnh phúc
với thân phận của mình trong cuộc sống thay vì cố gắng để thay
đổi điều kiện vật chất của một cá nhân hoặc cải thiện tình hình của thế
giới. Trong thực tế, nhiều học giả đã tin các giá trị Phật giáo
Theravada (Thái Lan, Campuchia, Lào, và Myanmar) hạn chế tăng trưởng
kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế mạnh tổng thể của Thái Lan trong
40 năm qua ủng hộ quan điểm rằng việc thiếu phát triển kinh tế ở
Cambodia, Lào, Miến Điện cần phải thực hiện nhiều chính sách quốc tế và
nội địa hơn là các giá trị tôn giáo của người dân.
4. Đức Phật và Phật pháp
Phần
này nhằm thảo luận và vạch ra một số lời dạy quan trọng của Đức Phật có
liên quan đến hoạt động kinh doanh. Việc thảo luận này sẽ rút ra những
hạn chế của đạo đức kinh doanh hiện tại, đưa ra một đánh giá cụ thể hơn
về sự tương đồng giữa các giá trị Phật giáo và đạo đức kinh doanh trong
các phần tiếp theo.
4.1 Hai ý nghĩa của Pháp
Lời
dạy của Đức Phật chỉ cho Pháp (Dhamma), hay sự thật. Trong Phật giáo
thuật ngữ Pháp được sử dụng để truyền đạt những cấp độ khác nhau của
chân lý, cả chân lý tương đối (cariyadhamma) và chân lý tối hậu
(sabhavadhamma). Những sự thật liên quan đến hành vi đạo đức - các hành
động hàng ngày và trong xã hội - đều là chân lý tương đối. Đây là những
sự thật liên quan đến các vấn đề tốt và xấu. Pháp ở trong ý nghĩa lớn
hơn của nó là chân lý tối hậu, hay thực tại: nó bao gồm tất cả vạn vật
như chúng là và định luật mà nhờ đó chúng thực hiện chức năng. Trong ý
nghĩa này, Pháp được sử dụng để mô tả toàn bộ chuỗi các nguyên nhân và
điều kiện, tiến trình mà theo đó vạn vật tồn tại và vận hành (Payutto,
1994).
Không
giống như phạm vi hẹp hơn của chân lý tương đối, đề cập tới sự suy xét
đạo đức riêng biệt, chân lý tối hậu hướng đến bản chất hay thực tại của
chính sự vật, đó là vượt ra ngoài mối quan tâm của tốt và xấu. Trong ý
nghĩa bao gồm tất cả này, Pháp thể hiện toàn bộ các điều kiện tự nhiên,
điều mà các nghành khoa học khác nhau tìm cách miêu tả. Như vậy, giáo
pháp của Đức Phật cho chúng ta nhiều điều hơn chứ không chỉ các nguyên
tắc chỉ đạo cho một đời sống đạo đức. Lời dạy của Ngài đưa ra một cái
nhìn sâu sắc vào bản chất của thực tại.
4.2 Bát Chánh đạo và con đường Trung đạo
Trọng
tâm giáo pháp của Đức Phật nằm ở nơi Tứ diệu đế (Cattari Ariyasaccani)
mà Ngài trình bày trong bài pháp đầu tiên cho năm vị đệ tử của mình. Tứ
diệu đế là: 1) Sự tồn tại của khổ (dukkha), 2) Nguyên nhân hay nguồn
gốc của khổ (samudaya), 3) Có một sự kết thúc khổ đau (nirodha), và 4)
Có một con đường (magga) thoát khổ đó là Bát Chánh đạo.
Sự
thật Tứ diệu đế là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Trong Phật
giáo, điều này cũng còn được gọi là Trung đạo (Majjhima Patipada), bởi
vì nó tránh hai thái cực: một thái cực là tìm kiếm hạnh phúc qua những
thú vui của các giác quan, những điều "thấp kém, tầm thường, không có
lợi ích và cách thức của người thế tục"; thái cực còn lại là tìm kiếm
hạnh phúc thông qua việc tự hành xác trong các hình thức khổ hạnh khác
nhau, đường lối này thì "đau khổ, không xứng đáng và không có lợi ích".
Chính Đức Phật sau khi đã trải qua hai thái cực này (đầu đời của mình
là một hoàng tử và thực hành khổ hạnh trong những ngày tu tập đầu tiên
của Ngài), và hiểu ra chúng là vô ích, Đức Phật đã khám phá ngang qua
kinh nghiệm cá nhân con đường Trung đạo mà nó "đem lại sự thấy biết đưa
đến đến điềm tĩnh, sáng suốt, giác ngộ, Niết-bàn “"(Walpola, 1978).
Con
đường Trung đạo thường được nhắc đến như là Bát Chánh đạo
(Ariya-Atthanika-Magga), bởi vì nó bao gồm tám phạm trù, đó là: Chánh
kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh niệm,
Chánh tinh tấn, và Chánh định.
Không
nên nghĩ rằng tám phạm trù hay những sự phân chia đạo lộ này phải nên
được đi theo và thực hành theo thứ tự, mà chúng nhiều hoặc ít phải được
phát triển đồng thời. Chúng được liên kết với nhau và mỗi chi phần giúp
tu bồi cho các chi phần khác (Walpola, 1978).
Như
thể hiện trong bảng trên, tám nguyên tắc hướng dẫn này nhằm mục đích
thúc đẩy và hoàn thiện ba yếu tố then chốt của việc rèn luyện và thực
hành Phật pháp, đó là: 1) Giới (sila), 2) Định (Samadhi), và 3) Tuệ
(Panna). Việc rèn luyện phẩm hạnh đạo đức, trong đó bao gồm Chánh ngữ,
Chánh nghiệp và Chánh mạng, là một sự thể hiện trách nhiệm xã hội của
mỗi cá nhân. Nó được xây dựng trên khái niệm rộng lớn về tình yêu phổ
quát và lòng từ bi dành cho tất cả chúng sinh, mà trên đó giáo pháp của
Đức Phật đặt cơ sở.
Việc
rèn luyện kỷ luật tâm thức, mà nó gồm có Chánh tinh tấn, Chánh niệm và
Chánh định, bao gồm việc phát triển những phẩm chất tâm và là trách
nhiệm đối với sự đứng đắn, kiên quyết và sự tiến bộ vững chắc trong
việc hành xử con đường đạo đức. Việc rèn luyện trí tuệ, mà nó gồm có
Chánh kiến và Chánh tư duy, đặc biệt bao gồm một cái nhìn thấy rõ thế
giới dựa trên tuệ quán sâu sắc về sự vô thường, đối lập, và bản chất vỗ
ngã của sự vật, tính duyên khởi của mọi hiện tượng - tất cả những thay
đổi đều có nguyên nhân và điều kiện. Đạo đức Phật giáo là bắt nguồn từ
sự hiểu biết và nỗ lực được đặc trên sự hiểu biết - trí tuệ này, những
điều đóng vai trò then chốt (Rajavaramuni, 1992).
4.3 Duyên khởi
Ngay sau đó, Đại đức Na Tiên nói với vua Milinda ... "Chẳng hay ngài đi bộ đến đây, hay đi bằng xe?"
"Thưa Đại đức, tôi không đi bộ đến đây mà đi bằng xe ngựa."
"Nếu ngài đã đi bằng xe ngựa, vậy thì xin vui lòng giải thích cho tôi cái gì là một chiếc xe ngựa. Có phải cái gọng là xe ngựa?"
"Không, thưa Đại đức!"
"Vậy thì nó là bánh xe, hay khung xe, cờ hiệu, ách, hay dây cương, hay roi đánh?"
"Không, thưa Đại đức!"
... "Như vậy, như tôi đã hỏi, tôi hoàn toàn không thể tìm ra chiếc xe ngựa. Chiếc 'xe ngựa' này chỉ là một danh xưng.
Nhưng chiếc xe ngựa thực sự là gì? Bệ hạ đã nói dối, đã nói một lời dối trá! Thực sự là không có xe ngựa! ... "
Nhưng
vua Milinda đã nói với Na Tiên: "Thưa Đại đức Na Tiên, trẫm đã không
nói dối. Do có sự phụ thuộc vào gọng xe, trục xe, bánh xe, khung, cờ
hiệu v.v…, ở đó có sự đặt tên 'xe ngựa’, sự định danh này, từ ngữ khái
niệm này, là một danh xưng tạm thời và chỉ là một tên gọi. "
"Bệ hạ đã nói rất hay về xe ngựa." (Trích từ Những câu hỏi của vua Milinda/ The Questions of King Milinda).
Văn
bản Phật giáo cổ này minh họa sự phụ thuộc lẫn nhau, sự liên hệ, bản
chất không có thực của những điều chúng ta thường coi là sự vật đối
tượng. Một chiếc xe ngựa không phải là thực thể rắn chắc, cơ học mà
chúng ta nhận biết bằng giác quan, nó cũng không được đồng nhất với
trục hay bánh của nó.
Thuật
ngữ "Duyên khởi" (paticca-samuppada) được Đức Phật sử dụng trước hết để
mô tả sự thấy biết về bản chất tồn tại của con người. Về cơ bản là một
học thuyết nhân quả, khái niệm này quá trọng tâm đối với tư tưởng Phật
giáo đến độ một sự hiểu biết đúng đắn về duyên khởi thường được công
nhận tương đương với chính sự giác ngộ (Encyclopedia of Religion,
2005). Học thuyết này được xem như một luật phổ quát; rằng tất cả các
hiện tượng, tâm lý hoặc thể chất, phụ thuộc vào các điều kiện để xuất
hiện và rằng không có thứ gì xảy ra một cách độc lập, biệt lập hay ngẫu
nhiên:
Tất
cả các hiện tượng trong vũ trụ, tuy dường như không thay đổi, thì...
chỉ đơn thuần là các sự kiện và học thuyết duyên khởi cho rằng những sự
kiện phát sinh như là một kết quả của sự hội tụ và phát sanh của nhiều
điều kiện; rằng sự nối tiếp của các sự kiện được quy định bởi các điều
kiện đó mà từ đó nó phát sinh, hay nói một cách khác, hội tụ tại thời
điểm nó xảy ra. (The Encyclopedia of Buddhism).
Ví
dụ, để một cái cây mọc lên, các điều kiện đất, nước phải hội tụ, thậm
chí nhiều điều kiện khác như hạt giống phải tươi và không bị hỏng, phải
được xử lý trước; nếu không, hạt giống có thể sẽ trở thành một cái hạt
khô và biến thành mùn đất (Samyutta Nikaya III 54). Như một quy luật
phổ quát, thuyết nhân duyên được giữ vững vì nó thích hợp với tất cả
các hiện tượng, vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, lịch sử và
thuyết mạt thế.
5. Phật giáo là một phần của giải pháp
Khám
phá những giới hạn của đạo đức kinh doanh ở phần đầu tiên, một sự thảo
luận ngắn gọn về lý do tại sao tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo có thể
đóng góp vào nghiên ở phần thứ hai, và phần thứ ba về lời dạy của Đức
Phật, chúng ta nên tiến hành ngay bây giờ việc ứng dụng những lời dạy
này trong lĩnh vực kinh doanh.
5.1 Nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân
Tôi
muốn bắt đầu việc thảo luận của mình với những câu chuyện như sau:
Jean-Paul Sartre một lần đối diện với một học sinh rắc rối trong Chiến
tranh thế giới thứ hai. Học sinh này hỏi Sartre là nên để lại người mẹ
dễ bị tổn thương của mình và tham gia Lực lượng giải phóng Pháp hay ở
lại với mẹ mình và nhờ đó cứu được cuộc sống của bà. Câu trả lời của
Sartre là: "Em tự do, vì thế em có quyền lựa chọn sáng tạo. Không có
luật lệ đạo đức chung nào có thể chỉ ra cho em những gì em nên làm.".
Cậu học trò không hài lòng với câu trả lời của nhà triết học và hỏi cậu
của cậu ta, một sĩ quan quân đội, cùng một câu hỏi để có được một ý
kiến thứ hai. Ông cậu trả lời: "Là một sĩ quan quân đội, cậu sẽ khuyên
cháu thực hiện nhiệm vụ đối với quốc gia của mình, để lại mẹ và gia
nhập quân đội. Tuy nhiên, là người cậu của cháu, cậu muốn cháu ở nhà và
chăm sóc mẹ cháu, là em gái của cậu" (Ims, 2006).
Trong
truờng hợp trên, rõ ràng rằng Sarttre để lại hoàn toàn trách nhiệm cho
cậu học sinh, yêu cầu cậu ta nhận lấy trách nhiệm bản thân. Không phải
là vai trò của Sartre nhận lấy những gánh nặng đạo đức từ bất kỳ ai.
Mặt khác, người cậu của cậu học sinh rõ ràng bị mắc kẹt bên trong hai
vai trò đối nghịch nhau (vừa là một sĩ quan quân đội vừa là anh trai
của mẹ cậu học sinh). Theo Applbaum (1999), thuật ngữ vai trò có thể
được sử dụng để mô tả "các vị trí công việc với một vài mức độ mang
tính quy tắc và vững bền, và ở đó có những mong đợi của tập thể, tuy
nhiên không chính thức hoặc không được thừa nhận, về sự đóng góp của vị
trí, nhiệm vụ, giá trị và đức hạnh”. Ghi nhớ điều này, một giám đốc
hoặc quản lý có một vai trò, nhưng khách hàng độc đoán hơn thì không.
Một
số niềm tin không bị trói buộc với một vai trò cụ thể, và viện dẫn vai
trò của bản thân không bao giờ là một cơ sở đúng đắn cho nắm giữ niềm
tin. Ví dụ, tuyên bố: "Kể từ khi tôi là một nhà lãnh đạo trong một tổ
chức kinh doanh, mục tiêu chính của tôi là để tối đa hóa lợi nhuận của
tổ chức," không phải là một chuỗi lý luận hợp lý. Là một nhà lãnh đạo,
anh ta có một trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu của tổ chức,
miễn là không gây hại đến thiên nhiên, cộng đồng, những người đang sống
hoặc thế hệ tương lai trong quá trình này. Tuy nhiên, là một nhà lãnh
đạo kinh doanh không phải một vị trí hợp lệ trong việc giảm thiểu mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty (Ims, 2006). Tham khảo các
trích dẫn trên, chúng ta có thể nói rằng mọi người đều tự do và có thể
thực hiện tốt những vai trò khác nhau của mình; ẩn sau vai trò của mình
và giả vờ rằng chúng ta không có tự do là đánh lừa bản thân mình cũng
như những người khác.
Bây
giờ chúng ta trở lại câu hỏi then chốt: Vai trò trong công việc (đặc
biệt là các giám đốc điều hành và nhà quản lý hàng đầu) có tạo nên sự
miễn trách nhiệm cá nhân? Hoặc là trách nhiệm cá nhân là một vấn đề
luôn liên hệ với danh tính của người đó và biểu hiện đạo đức của chính
họ, như vậy mang đến nét độc đáo và riêng biệt cho mỗi hành động được
thực hiện bởi những người đại diện công ty với vai trò của họ trong
công việc?
Roszak
(1981) cho rằng trách nhiệm cá nhân là "Nét đặc biệt cốt yếu mà nó tách
biệt sự làm công đơn thuần với nghề nghiệp đích thực." Nghề nghiệp, như
được "gọi", đề cập đến việc "lao động tốt và có đạo đức chân chính".
Roszak nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm cá nhân đối với người khác, và với
các vấn đề sinh thái. Theo đó mỗi người nên tự hỏi: Công việc có lương
thiện và hữu ích không? Nó có phải là một sự đóng góp thực sự cho nhu
cầu của con người? Như những gì Ims (2006) trình bày, "Các giá trị cá
nhân làm cơ sở cho các giá trị mà chúng ta ‘tán thành và tuân thủ’ ở
trong cuộc sống nghề nghiệp của chúng ta. Những giá trị tổ chức ít vững
bền hơn so với các giá trị “sâu sắc và gắn liên với đời sống” của từng
cá nhân."
5.2 Bát Chánh đạo như là một nguyện tắc bổ sung
Các
nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo không chỉ dành cho một công ty
hay tập đoàn cụ thể. Trong thực tế, những nguyên tắc này không bắt đầu
từ tổ chức, mà chúng bắt đầu từ bạn và tôi - những người trong công ty.
Để áp dụng tốt hơn và áp dụng những nguyên tắc này vào công ty, tôi sẽ
sử dụng mô hình của Tetsunori Koizumi (2010) trong việc chia Bát Chánh
đạo thành các tập hợp, mỗi tập hợp bao gồm bốn phạm trù như chúng ta có
thể thấy bên dưới:
Là
một nhóm, bốn yếu tố trong tập hợp đầu tiên tất cả đề cập đến vấn đề
tinh thần. Chúng có thể được hiểu là tương ứng với bốn hình thái hoạt
động của tâm ý: sự hiểu biết, tư duy, ước muốn và chánh niệm. Bốn yếu
tố này thuộc một nhóm do đó được diễn giải nhằm nói lên tầm quan trọng
của việc duy trì cõi tâm đúng đắn. Mặt khác, bốn yếu tố trong tập hợp
thứ hai tất cả đề cập đến các hoạt động của thân như nói năng, hành
động, sự cố gắng, và kiếm sống (sinh kế của một người) - và do đó có
thể được diễn giải để nói lên tầm quan trọng của việc quan sát qua việc
sử dụng đúng đắn thân thể (Koizumi, 2010). Bát Chánh đạo, như một hướng
dẫn thực tế kiểm soát cuộc sống của một người, trong trường hợp của
chúng ta, là dành cho giám đốc điều hành, những nhà quản lý hàng đầu và
người làm công, như vậy chú ý đến tầm quan trọng trong việc giữ cân
bằng thích hợp giữa tâm trí và cơ thể, giữa các hoạt động tinh thần và
thể chất.
5.3 Trung đạo như một trạng thái cân bằng toàn diện
Ý
tưởng trọng tâm phía sau con đường Trung đạo, như những gì chúng ta đã
thảo luận ở trên, là ý tưởng về sự cân bằng giữa hai thái cực khổ hạnh
và hưởng dục. Đức Phật chính yếu nói về tầm quan trọng của việc duy trì
sự cân bằng cho người tìm kiếm sự giác ngộ. Nhưng sự tồn tại của mỗi cá
nhân là một hệ thống (vai trò của mỗi người trong kinh doanh - giám đốc
điều hành, quản lý hàng đầu, hay nhân công) tồn tại trong không gian
tổng hợp nếu tất cả hệ thống được gọi là vũ trụ (môi trường kinh
doanh). Như vậy chúng ta có thể giải thích Trung đạo như một trạng thái
cân bằng cho các vai trò công việc của từng người như một hệ thống mở
trong môi trường kinh doanh. Trạng thái cân bằng đó, ở cấp độ vi mô, áp
dụng vào những vai trò kinh doanh, cũng như ở cấp độ vĩ mô là áp dụng
vào môi trường kinh doanh.
Ở
cấp độ vi mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái "cân
bằng toàn diện" trong vai trò công việc của từng cá nhân như một hệ
thống phức hợp của các hoạt động tinh thần và thể chất. Điều này phù
hợp với các nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo mà chúng ta đã thảo
luận ở trên. Điều quan trọng ở đây là, để theo đuổi trách nhiệm cá
nhân, cả tâm và thân, cả khía cạnh tinh thần và thể chất của sự tồn tại
của chúng ta, phải được duy trì trong trạng thái cân bằng toàn diện. Ở
cấp độ vĩ mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái cân bằng
giữa vai trò cá nhân trong công việc và môi trường kinh doanh, hay cụ
thể hơn, đó là công ty. Sự giải thích này được đề xuất theo thế giới
quan của Đức Phật, đó là tính hệ thống và sự tiến triển. Môi trường
kinh doanh (môi trường làm việc, đồng nghiệp, và các nhà lãnh đạo) ảnh
hưởng đến vai trò cá nhân bằng nhiều cách. Đổi lại, vai trò cá nhân ảnh
hưởng đến môi trường kinh doanh thông qua tinh thần trách nhiệm, sự
tham gia sản xuất, thái độ làm việc v.v… Nơi cái nhìn ảnh hưởng hỗ
tương như vậy giữa các vai trò của từng cá nhân trong công việc và môi
trường kinh doanh, rõ ràng rằng Bát Chánh đạo và Trung đạo, con đường
duy trì sức khỏe của cá nhân, cũng là con đường duy trì sức khỏe của
công ty.
5.4 Thuyết Nhân duyên như là một trạng thái của sự hiểu biết
Bên
cạnh "lòng tham", điều thường được coi là vấn đề chính của đạo đức con
người, lập luận của tôi là một nguyên nhân khá rõ của việc làm sai trái
trong kinh doanh là do một quan niệm sai lầm trong việc kinh doanh hoặc
thiếu hiểu biết đúng đắn. Như những gì Solomon (1994) giải thích, nó
đến từ việc không nhìn thấy "bức tranh lớn", một loại cận thị đạo đức,
và một ý thức không đầy đủ về vai trò của bản thân và nhân phẩm của
mình, điều bị che lấp bởi sự cấp bách của mục tiêu, tham vọng, và nhu
cầu.
Như
những gì ý tưởng của giáo lý duyên sinh cho thấy, tất cả chúng ta đều
phụ thuộc lẫn nhau; chúng ta là một phần của nhau. Trong ý nghĩa đó,
một người phải tư duy rằng chính mình là một thành viên của cộng đồng,
và phấn đấu để xuất sắc, để mang lại những gì tốt nhất nơi chính chúng
ta và doanh nghiệp chung của chúng ta. Đạo đức kinh doanh được quan
niệm như vậy là sự tự nhận thức xã hội hiển nhiên, một ý nghĩa rõ ràng
về mục đích, danh dự, và đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
là dành cho cá nhân - mặc dù không mang ý nghĩa cá nhân hay chủ quan –
hơn là giải pháp chính sách đối với đạo đức kinh doanh (Solomon, 1994).
6. Kết luận
Như
đã trình bày trong suốt bài viết này, giải pháp Phật giáo đối với với
đạo đức kinh doanh đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc chuyển hóa cá
nhân như một phần của tiến trình chuyển hóa tập thể. Nếu 2 mặt này là
trung tâm của “sự đau khổ” trong kinh doanh của chúng ta, dễ hiểu tại
sao ta phải thực hiện trên cả 2 cấp độ. Những gì bài viết này đề xuất
không phải để lật đổ mô hình đạo đức kinh doanh hiện nay của chúng ta,
mà bày tỏ những cách thức mà ở đó các nguyên tắc và giáo lý Phật giáo
có thể cải thiện một số những thiếu sót của các mô hình hiện tại.
Bởi
vì tác động của kinh doanh ngay nay là toàn cầu, trách nhiệm của nó
cũng phải mang tính toàn cầu. Những hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đáng
kể đến số phận và sự sống còn của các hệ sinh thái tự nhiên cũng như
điều kiện sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Để trở thành một
công ty với đầy đủ đạo đức, như những gì Laszlo Zsolnai (2006) thể
hiện, doanh nghiệp phải được tiến hành theo các cách bền vững, xã hội
tiến bộ và các phương cách phát triển cho tương lai. Thực hiện đạo đức
kinh doanh không phải là một sự xa xỉ; nó là yêu cầu đối với các doanh
nghiệp hiện đại để tồn tại trong một thế giới có quy mô hủy hoại sinh
thái lớn và sự tan rã xã hội (Zsolnai, 2006).
Bài
viết này không cố gắng để giảm bớt các hoạt động kinh doanh cho nhân
loại, hay cụ thể là các tôn giáo. Nó chỉ đơn thuần lập luận rằng việc
áp dụng đạo đức với môi trường kinh doanh phải đối mặt với những gì
liên quan đến con người mà đã và đang tiềm ẩn trong cuộc sống doanh
nghiệp. Cuối cùng, những gì được lập luận ở đây tương tự như quan điểm
của triết gia John Stuart Mill, người đã nhận xét rằng "con người vẫn
là con người trước khi họ trở thành luật sư, bác sĩ, thương gia, hoặc
nhà sản xuất, và nếu ta khiến họ trở thành người có năng lực và nhạy
bén, chính họ sẽ là các luật sư, bác sĩ, hoặc các thương gia có năng
lực và nhạy bén".
* Wan Kah Ong: University of the West, California, USA; Peng Chan: California State University, Fullerton, California, USA.
Nguồn: freepatentsonline.com
Tài liệu tham khảo:
Applbaum, A.I. (1999). Ethics for Adversaries: The morality of roles in public and professional life. Princeton, New Jersey: Princeton University Press.
Buchholz, Rogene. (1991). Corporate responsibility and the good society: From Economics to Ecology. Business Horizons, July/August, 24.
Carr, Alfred. (1968). Is business bluffing ethical? Harvard Business Review 46, January/February, 143-53.
Daniels, Peter. (2006). Reducing society's metabolism. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang. Encyclopedia of Buddhism. 2n ed. (1996). Sri Lanka: The State Printing Corporation.
Field, Lloyd. (2007). Business and the Buddha: Doing well by doing good. Boston, MA: Wisdom Publications.
Fort, Timothy L. (2008). Prophets, profits, and peace: The positive role of business in promoting religious tolerance. New Haven: Yale University Press.
Friedman, Milton. (1962). Capitalism and freedom. Chicago: University of Chicago Press.
Ghillyer, Andrew W. (2010). Business ethics: A real world approach. Boston: McGraw Hill Higher Education.
Hipsher, Scott A. (2010). Business practices in Southeast Asia: An interdisciplinary analysis of Theravada Buddhist countries. London: Routledge.
Ims, Knut J. (2006). Take it personally. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.
Jones, Lindsay, Eliade, Mircea, & Adams Charles J. (2005). Encyclopedia of religion. Detroit: Macmillan Reference USA.
Jones, Richard. (1994). Concerning secularists' proposed restrictions of the role of religion in American politics. Hawaii: Brigham Young University.
Koizumi, Tetsunori. (2010). The Noble Eightfold Path as a prescription for sustainable living. In Richard K.
Payne (Ed.) How much is enough: Buddhism, consumerism, and the human environment. Boston: Wisdom Publication.
Loy, David R. (2003). The great awakening: A Buddhist social theory. Boston: Wisdom Publication.
Nelson, Darren. (2000). Why is Buddhism the fastest growing religion in Australia? BuddhaZine [online], Retrieved November 6, 2011, from http://www.buddhanet.net/wh ybudoz.htm
Payutto, P.A. (1994). Buddhist economics: A middle way for the market place. Bangkok, Thailand: Buddhadhamma Foundation.
Rajavaramuni, Phra. (1992). Foundations of Buddhist social ethics. In Charles S. Prebish (Ed.) Buddhist ethics: A cross-cultural approach. Iowa: Kendall/Hunt Publishing.
Roszak, T. (1981). Person/planet: The creative disintegration of industrial society. London: Granada.
Solomon, Robert S. (1994). Business and the humanities: An Aristotelian approach to business ethics. In Thomas Donaldson & R. Edward Freeman (Eds.), Business as a humanity (pp. 45-75). New York: Oxford University Press.
The Questions of King Mi/inda [online], Retrieved October 25, 2011, from http://www.budsas.org/ebud/ebsut045.htm
Walpola, Rahula (1978). What the Buddha taught. London: G. Fraser.
Weiss, J. W. (1994). Business ethics: A managerial, stakeholder approach. Belmont, Calif: Wadsworth Pub. Co.
Zsolnai, Laszlo (2006). Ethical business. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.
Phật giáo và đạo đức kinh doanhWan Kah Ong & Peng Chan*
1.Giới thiệu
Mục
đích của bài viết này xác định những đặc điểm chung của các hệ thống
kinh doanh hiện nay mà chúng tương hợp với giá trị Phật giáo. Đồng
thời, áp dụng các nguyên tắc và lời dạy của Đức Phật, bài viết này tìm
cách hòa giải những xung đột không có thật tồn tại giữa hai hệ thống
này. Bài viết bắt đầu bằng cách xem xét một số hạn chế và thách thức đe
dọa việc thực hành đạo đức trong môi trường kinh doanh. Tiếp theo, bài
viết sẽ thảo luận về một số nhận thức sai lầm thông thường mà mọi người
đang có về Phật giáo và giáo lý Phật giáo, với một cái nhìn tổng quan
về các quan điểm trọng yếu của đạo đức Phật giáo. Tiếp theo là đánh giá
tính thích hợp, bản chất và những hàm ý của Phật giáo, về việc bổ sung
sự ứng dụng đạo đức kinh doanh vào môi trường hiện nay.
2. Xem xét tài liệu
2.1 Những giới hạn của đạo đức kinh doanh
Có
một số câu hỏi then chốt mà chúng ta nên hỏi trước khi nghiên cứu lĩnh
vực đạo đức kinh doanh: "Các công ty liệu có là các tổ chức lý trí và
phi cảm tính? Liệu một công ty có lương tâm? Một công ty có chịu trách
nhiệm về đạo đức với xã hội? Nếu có, thì ở mức độ nào?”
Những
câu hỏi này là một phần trong một cuộc tranh luận đang diễn ra mà nó
xoay quanh những vấn đề sau đây: 1) Nếu một công ty không có lương tâm
và chủ yếu là một tổ chức vì lợi nhuận phi cảm tính, thì những trách
nhiệm gì một công ty phải có với các bên liên quan, chẳng hạn như người
tiêu dùng, nhân viên, chính quyền, và xã hội? Luật lệ nào, và ai, nên
chi phối và kiểm soát hoạt động của công ty, những hoạt động có dính
líu về mặt đạo đức với các bên liên quan của công ty, nếu công ty không
thể hoặc sẽ không làm như vậy? 2) Nếu một công ty có nhiều hơn một
thành viên liên quan đến hoạt động tạo lợi nhuận, điều gì là nền tảng
và cơ sở về trách nhiệm đạo đức của nó? Từ đó liệu công ty có chịu
trách nhiệm nào ngoài các nghĩa vụ kinh tế của mình? Công ty nên đáp
ứng trách nhiệm đạo đức và xã hội của mình với bên liên quan với nó như
thế nào? (Weiss, 1994).
Bài
viết này bắt đầu bằng việc thảo luận và đánh giá hai quan điểm khác
nhau về bản chất của các công ty (tập đoàn) và trách nhiệm xã hội của
họ như đã đề cập ở trên: 1) Quan điểm đầu tiên về bản chất không có
lương tâm và là một tổ chức phi cảm tính – một thành viên liên quan chỉ
cam kết với các cổ đông và chủ sở hữu của nó; 2) quan điểm thứ hai xem
xét các tập đoàn như một tổ chức liên đới cả môi trường kinh doanh và
xã hội, có nghĩa là bên cạnh nghĩa vụ kinh tế của mình cho cổ đông,
công ty có lương tâm và hoạt động như một đại diện đạo đức trong mối
quan hệ với các bên liên quan.
2.2 Quan điểm thứ nhất: Các tập đoàn không có lương tâm
Rất
ít người không đồng ý với thực tế là hầu hết các tập đoàn kinh doanh để
kiếm lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Một câu hỏi quan trọng là
liệu công ty có thể và nên có trách nhiệm về mặt đạo đức với các bên
liên quan ngoài các cổ đông của họ hay không. Quan điểm của các "tập
đoàn là tổ chức phi tình cảm, vì lợi nhuận" cho rằng nghĩa vụ chính của
các doanh nghiệp là tạo lợi nhuận, không phải là để hành động có trách
nhiệm đạo đức. Theo quan điểm này, các cơ sở trách nhiệm đạo đức nằm
bên ngoài công ty. Quan điểm này thì quan trọng trong lĩnh vực đạo đức
kinh doanh, vì định nghĩa các công ty như một tổ chức phi cảm tính cho
thấy rằng trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý không thể quy cho
một tổ chức (Weiss, 1994).
Adam
Smith (1723-1790) là người đầu tiên đề xuất quan điểm này. Ông lập luận
rằng các doanh nghiệp là các tổ chức phi luân lý không có ý thức về đạo
đức (không có nghĩa là trái đạo đức) mà chúng thúc đẩy lợi ích cá nhân
và lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu, và cho rằng lợi ích riêng của
từng cá nhân tạo động lực và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của xã hội
và đó là do có "bàn tay vô hình" đã định hướng và thúc đẩy lợi ích
chung của xã hội. Theo quan điểm này, trách nhiệm xã hội cần đến các
luật lệ và sự bắt buộc thực thi luật lệ, nhưng điều này là trách nhiệm
của nhà nước, không phải của doanh nghiệp. Những người gần đây ủng hộ
quan điểm này bao gồm nhà kinh tế học Milton Friedman, người đã mạnh mẽ
cho rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm xã hội nào ngoài việc tối đa
hóa lợi nhuận.
Quan
điểm đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi rằng các ban quản trị và các
nhà lãnh đạo lao động có trách nhiệm xã hội ngoài nghĩa vụ phục vụ lợi
ích của các cổ đông của họ hoặc các thành viên quản trị. Quan điểm này
cho thấy một quan niệm sai lầm cơ bản về các đặc tính và bản chất của
một nền kinh tế tự do. Trong một nền kinh tế như vậy, có một và chỉ có
một trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội - là sử dụng nguồn lực của
mình và tham gia vào các hoạt động phù hợp để tăng lợi nhuận của mình,
miễn là nó nằm trong các quy tắc của cuộc chơi, rõ hơn là, tham gia một
cuộc cạnh tranh mở và tự do, mà không có sự lừa dối, gian lận... Vài xu
hướng có thể phá hủy triệt để các tổ chức trong xã hội tự do của chúng
ta như việc chấp nhận của các lãnh đạo công ty về việc ưu tiên trách
nhiệm xã hội hơn là tạo ra càng nhiều lợi nhuận cho các cổ đông của họ
càng tốt (Friedman, 1962).
Từ
trích dẫn ở trên, Friedman rõ ràng chủ trương rằng các công ty không
kinh doanh để giúp đỡ xã hội, đúng hơn là, để giúp các doanh nghiệp đáp
ứng trách nhiệm chính mình – tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và
cổ đông.
Tuy nhiên, có một số hạn chế liên quan đến quan điểm vẫn đang phổ biến này. Joseph Weiss (1994) trong cuốn sách “Đạo đức kinh doanh”
của mình đã vạch ra những suy xét sau. Đầu tiên, quan điểm các công ty
như là các tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích củng cố nhận thức
rằng các công ty và hành động của họ thì phi luân lý. Để lập luận rằng
các công ty tổ chức không có nền tảng đạo đức để chịu trách nhiệm với
các hoạt động của mình là để đưa ra giả thuyết rằng những nhà quản lý
có quyển tự do để sử dụng các nguồn tài nguyên lớn cho các hoạt động
công ty và điều đó có thể gây hại cho người tiêu dùng. Thứ hai, góc
nhìn công ty là tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích có thể cung
cấp một sự bảo vệ dành cho các chủ sở hữu quyền lực và các nhà quản lý
hàng đầu bằng sự bất lợi cho các nhân viên cấp dưới, những người có thể
trở thành con dê tế thần cho các hoạt động bất hợp pháp của công ty.
Thứ ba, các công ty cũng như các tổ chức kinh tế đều có nhân tính, thì
tại sao các tổ chức được đăng ký hợp pháp không mang nghĩa vụ và trách
nhiệm cho hạnh phúc của cộng đồng nơi họ thực hiện kinh doanh và cho
công nhân viên, những người làm nên sự tồn tại của họ? Thứ tư, sự sản
xuất trong nền kinh tế cạnh tranh và vì chỉ lợi nhuận không tất yếu sản
xuất ra sản phẩm tốt nhất với số lượng lớn nhất.
Weiss
tiếp tục lập luận rằng, không có sự hợp tác từ địa phương, tiểu bang,
chính phủ liên bang và công chúng, nhiều doanh nghiệp không thể trang
trải việc duy trì hoạt động công ty hoặc "chi phí bên ngoài," (các chi
phí phát sinh của các doanh nghiệp nhưng được chi trả bằng xã hội,
chẳng hạn như các ảnh hưởng phụ lên không khí và ô nhiễm nguồn nước).
Liên quan đến sự chỉ trích này là một sự thật rằng không phải tất cả
các doanh nghiệp đều có thể tồn tại hoàn toàn ở thị trường tự do, một
số doanh nghiệp bị kiểm soát và được hỗ trợ bởi chính phủ, đó là, bằng
tiền thuế của công chúng. Điển hình là Tập đoàn Chrysler, nếu
không có một khoản vay của chính phủ vào năm 1979, công ty có lẽ
sẽ không còn tồn tại.
Quan điểm thứ hai: Những tập đoàn như những cổ đông xã hội và kinh tế
Quan
điểm khác, rất phổ biến ở hầu hết các tập đoàn hiện nay, cho rằng các
công ty vì lợi nhuận là pháp nhân và là một tập hợp của nhiều cá nhân
và nhóm. Các giám đốc điều hành và cán bộ quản lý cấp cao được thuê để
tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Tuy nhiên, để thực hiện
việc này, công ty cũng phải đáp lại một loạt các lợi ích, quyền lợi và
nhu cầu chính đáng của các bên liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, các cơ quan chính phủ). Từ quan điểm này, công ty có nghĩa vụ
đáp ứng quyền lợi về kinh tế của các chủ sở hữu; tuy nhiên, để tồn tại
và thành công, nó cũng phải đáp ứng yêu cầu về pháp lý, xã hội, chính
trị và môi trường với một tập hợp các bên liên quan trong nội bộ cũng
như bên ngoài (Weiss, 1994).
Cũng
được gọi là giải pháp khế ước xã hội đối với quản lý doanh nghiệp,
phương pháp này lập luận rằng vì công ty phụ thuộc vào xã hội để tồn
tại và tiếp tục phát triển, có một nghĩa vụ cho công ty để đáp ứng nhu
cầu của xã hội đó chứ không phải chỉ riêng nhu cầu của một nhóm khách
hàng mục tiêu. Bằng cách nhận biết tất cả các bên liên quan của họ chứ
không phải chỉ là cổ đông của họ, các công ty phải duy trì một tầm nhìn
dài hạn hơn là chỉ đối phó với số liệu thu nhập hàng quý (Ghillyer,
2010).
Quan
điểm bên liên quan của công ty đã trở thành một quan điểm hữu ích cho
sự hiểu biết trách nhiệm xã hội và đạo đức của một công ty đối với các
chủ thể liên quan của mình. Tuy nhiên, tương tự với quan điểm đầu tiên,
quan điểm này về công ty cũng có các phê bình. Một số người cho rằng
quan điểm này không có nền tảng lý thuyết vững chắc cho sự đáp ứng về
mặt xã hội của công ty. Rogene Buchholz (1991) trong bài viết "Trách
nhiệm doanh nghiệp và một xã hội tốt đẹp" lập luận rằng "mô hình bên
liên quan là một công cụ hữu ích để phân tích và mô tả nhiều mối quan
hệ khác nhau mà một công ty có để cấu thành chính nó trong xã hội,
nhưng nó không có nghĩa là một cố gắng mang nặng tính lý thuyết để cung
cấp một mô hình mới mà thậm chí sẽ bắt đầu thay thế các mô hình kinh
tế”. Nói cách khác, không có nguồn và cơ sở cho các trách nhiệm đạo đức
trong mô hình các bên liên quan. Có thể lập luận rằng quan điểm này chủ
yếu dựa trên phương diện kinh tế và tập trung vào việc tối đa hóa lợi
nhuận giống như quan điểm đầu tiên.
2.4 Những giới hạn khác của đạo đức kinh doanh
Nhiều
tiêu điểm đã được đặt vào các chính sách của công ty và quy tắc đạo
đức; điều này phổ biến hiện nay và người ta có thể cho rằng những điều
này sẽ đảm bảo rằng các công ty sẽ đưa ra các quyết định có tính đạo
đức khi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này có thể không phải
luôn luôn đúng. Thật vậy, một số học giả cho rằng các chính sách của
công ty và các quy tắc đạo đức là không đủ để cấu thành đạo đức. Robert
Solomon (1994) đã lập luận rằng có thiếu sót nào đó từ các quyết định
chính sách, mà trọng tâm chắc chắn gần như không đặt lên bất kỳ đối
tượng nào, và đó là trách nhiệm cá nhân.
Các
câu hỏi về trách nhiệm tràn ngập khắp mọi tập đoàn, và luôn luôn có
nhiều ứng viên lớn để đổ lỗi, miễn là họ phải được tìm ra ở một nơi nào
khác, nhưng vì có quá nhiều và tiêu điểm trách nhiệm thường là quá khó
để tìm. Đây là lý do tại sao các tập đoàn hiện nay thì rất thường hay
bị rung chuyển và làm suy yếu bởi việc sa thải thiếu sự cân nhắc hoặc
thay thế toàn bộ bộ phận - giám đốc điều hành không biết ai để đổ lỗi,
và vì vậy họ đổ lỗi và trừng phạt tất cả mọi người. Trách nhiệm được
đặt lên "hệ thống" hoặc lên các chính sách hiện tại mà sau đó trở thành
tâm điểm của một cuộc tranh luận dường như vô tận. Cái gì cần được loại
bỏ và trở thành đặc điểm chính của đạo đức kinh doanh là sự thừa nhận
rằng quyết định này là của chính mình, sự hiểu biết rằng đạo đức không
chỉ là một vấn đề đối với ban điều hành, các ủy ban quản trị, và người
giám sát của chính phủ mà còn cho tất cả chúng ta, trong những việc nhỏ
cũng như ở trong những vở kịch lớn hơn trong đời sống hàng ngày của
chúng ta (Solomon, 1994).
Ngoài
ra, đại diện doanh nghiệp ngày nay thường có lập luận rằng "kinh doanh
cũng giống như chơi bài và tách biệt với đạo đức của cuộc sống hàng
ngày" (Carr, 1968) - bạn phải "lừa gạt" để tồn tại. Ý tưởng rất chia
rẻ, khi thế giới kinh doanh hiện đại không quá dễ dàng, một cá nhân từ
đời sống nghề nghiệp, tin tưởng rằng "kinh doanh là kinh doanh," sẽ là
không thể hình dung được. Hầu hết mọi người trong kinh doanh hiện nay
đồng hóa chính mình với chính công ty của họ. Đạo đức của họ, ít nhất
là trong công việc, chắc chắn được đồng hòa với các giá trị của công ty
và ngành công nghiệp, tuy nhiên một người mạnh mẽ có thể phản đối và
tách biệt đạo đức cá nhân của mình với những giá trị trên (Solomon,
1994).
Sự
tách biệt giữa đạo đức cá nhân với công việc, "sự tha hóa" theo
Friedrich Schiller, đưa chúng ta đến đòi hỏi rằng đức hạnh trong kinh
doanh độc lập với đức hạnh của những điều khác trong cuộc sống của
chúng ta, và điều này phủ nhận tính riêng biệt hoặc của vai trò kinh
doanh, hoặc của cuộc sống của chúng ta. Điều này do đó dựng nên một
thảm kịch trong đó một nhân công bị áp lực vi phạm "giá trị cá nhân"
của mình bởi vì, góc nhìn kinh doanh đơn thuần là kinh doanh, anh ta
hoặc cô ta "không thực sự có bất kỳ sự lựa chọn nào."
Sau
khi đã đặt ra những giới hạn của đạo đức kinh doanh, bây giờ chúng ta
xem xét Phật giáo và xem những giá trị gì mà tôn giáo này có thể đóng
góp cho lĩnh vực đạo đức kinh doanh.
3.Tôn giáo, Phật giáo và kinh doanh
Người
ta dựa vào niềm tin tôn giáo trong việc đưa ra các quyết định có ảnh
hưởng đến những người khác; khi một người có một niềm tin tôn giáo, nó
đơn giản không thể định hình nên một cuộc sống mà nó loại trừ những
niềm tin đó ra khỏi mọi liên quan thực tế (Fort, 2008). Niềm tin tôn
giáo có khả năng trở thành yếu tố cấu thành toàn bộ khuôn khổ đạo đức
toàn vẹn của một người. Đó là lý do tại sao Richard Jones đã viết:
Tôn
giáo tạo ra một khuôn khổ mà nó cung cấp ý nghĩa cho toàn bộ đời sống
của một người. Do đó, nó là không thực tế để hy vọng tách rời đức tin
tôn giáo khỏi lĩnh vực quan điểm hoàn toàn riêng tư mà không có ảnh
hưởng lên các hành động cộng đồng của họ. Tôn giáo không điều chỉnh chỉ
những phạm vi giới hạn trong đời sống tôn giáo – tôn giáo không phải là
hạn chế tự do hoặc đời sống riêng tư hay cá nhân. Thay vì vậy, tôn giáo
bao hàm toàn diện trong ý nghĩa rằng tất cả các khía cạnh của cuộc sống
của một người là liên quan ở mức độ này hay mức độ khác với khuôn khổ
cơ bản này (Jones, 1994).
Tư
tưởng phương Tây đầu tiên về điểm chung giữa tôn giáo và kinh tế tập
trung chủ yếu vào các tác động tiêu cực của tôn giáo truyền thống vào
việc cải thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống. Trớ trêu thay, bây
giờ có một ý thức tỉnh ngộ rõ ràng và hoài nghi về mô hình tăng trưởng
và phát triển "phi luân lý," "khoa học” của phương Tây (Daniels,
2006). Thật là kỳ lạ rằng trong một môi trường kinh doanh đòi hỏi trách
nhiệm đạo đức của các nhà lãnh đạo kinh doanh, một nền tảng cho sự hiểu
biết về các nghĩa vụ đạo đức - truyền thống tôn giáo - bị loại khỏi các
cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
3.1 Đức Phật với sự thịnh vượng và nghèo khó
Khởi
đầu, giống như nhiều tôn giáo khác, ý tưởng liên kết Phật giáo với kinh
doanh xuất hiện như là một nghịch lý nghiêm trọng. Sự đáp ứng các ước
muốn cá nhân và lợi ích vật chất tràn ngập các mục đích và hành động
của các hoạt động kinh doanh dường như trực tiếp mâu thuẫn với thế giới
quan Phật giáo. Tuy nhiên, giả định này được dựa trên sự nhầm lẫn và
hiểu lầm về Phật giáo đối với quan điểm về lợi ích vật chất và sự giàu
có.
Theo
truyền thống, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ một cuộc sống đặc ân với
khoái lạc và an nhàn để đến với cuộc sống gian khổ của một người sống ở
rừng, tuy nhiên quá trình tu tập khổ hạnh của Ngài đã không đem lại sự
giác ngộ mà Ngài muốn tìm kiếm. Ngài tiếp đến tìm ra một "con đường
Trung đạo" mà đó không chỉ đơn giản là phân chia sự khác nhau giữa
hưởng thụ giác quan hay sự từ chối các cảm giác này. Nó tập trung vào
việc giữ tĩnh lặng và hiểu biết tâm thức, vì chỉ tuệ quán mới có thể
giải phóng chúng ta ra khỏi mối bận tâm thường ngày của chúng ta với
việc cố gắng để trở nên hạnh phúc bằng cách thỏa mãn những tham muốn
của mình. Mục tiêu không phải là để tiêu diệt tất cả những ham muốn mà
để trải nghiệm chúng một cách không bám víu, để chúng ta không bị kiểm
soát bởi chúng. Trái với định kiến về Phật giáo như là một tôn giáo từ
bỏ cuộc đời, mục tiêu của Phật giáo không nhất thiết liên quan đến việc
siêu việt thế giới này để đến một thế giới khác (thiên đường, cực lạc).
Thay vì vậy, mục tiêu là đạt được trí tuệ mà nó nhận ra bản chất thật
của thế giới này, bao gồm bản chất thật của ta, và ngang qua trí tuệ
này ta được giải thoát khỏi đau khổ (dukkha).
Trong
kinh điển Pali, thậm chí còn có những lời khuyên về tài chính trong một
số bản kinh: làm thế nào để kiếm tiền, cách chi tiêu và tiết kiệm tiền
(Vyaggapajja-sutta, Anguttara Nikaya IV 281; Sigalovada-sutta, Digha
Nikaya III 180); nhiều bản kinh về thành công tài chính được thuyết
giảng cho Cấp Cô Độc, vị đại thương gia và hành giả vào thời Đức Phật
(Anguttara Nikaya I 261, II 45-48, 64-66, III 204, 206). Cư sĩ không bị
cấm trở nên giàu có, trái lại, họ được cổ vũ tìm kiếm và tích lũy của
cải một cách hợp pháp. Liên quan đến cách kiếm sống đúng đắn, cư sĩ tại
gia đã được khuyên nên tránh năm loại buôn bán: nô lệ, vũ khí, thịt,
rượu và các chất độc (Anguttara Nikaya III 208). Một số bản kinh có
quan điểm rằng sự giàu có tích cực có thể góp phần vào sự thành công
của người cư sĩ. Mặt khác, kinh Cakkavatti-Sihanada cho rằng tình trạng nghèo đói tạo ra vô luân và tội phạm như trộm cắp và giết người (Digha Nikaya III 67).
Chính
ở trong các mối quan tâm này mà nó cho thấy Phật giáo không cho rằng sự
giàu có là một trở ngại để thực hiện con đường tâm linh. Tuy nhiên,
Phật giáo không chấp nhận một đời sống tận hiến duy nhất để có được sự
giàu có. Mục tiêu cuối cùng của giác ngộ giải thoát có thể khó theo
đuổi hơn nếu chúng ta thiếu thốn, tuy nhiên một đời sống chú trọng vào
tiền bạc có thể không tốt. Giá trị của sự giàu có không thể so sánh với
mục tiêu tối thượng là đạt được Niết-bàn, trạng thái tự do thoát khỏi
đau khổ và tái sanh. Tuy nhiên, tài sản có được một cách đúng đắn theo
truyền thống được coi là một biểu hiện của phước đức, và nếu sử dụng
đúng cách, có thể mang tới lợi ích cho mọi người, vì sự giàu có tạo ra
các cơ hội để giúp đỡ người khác và để tu tập sự không chấp thủ bằng
cách phát triển sự bố thí của ta (Loy, 2003).
3.2 Tại sao là Phật giáo?
Các
lĩnh vực kinh doanh, một phần của nền kinh tế và khoa học xã hội, giải
quyết việc quản lý nguồn tài nguyên con người và tự nhiên để sản xuất,
thông thường với mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. Thật vậy, muốn
kinh tế học như là một ngành riêng biệt, nên đã sản sinh ra quan điểm
rằng hành vi kinh tế có thể được tách rời riêng biệt khỏi những niềm
tin, các giá trị, và hậu quả của các giá trị, niềm tin đó, hay các quan
hệ quyền lực và chế độ xã hội (Daniels, 2006). Mặt khác, Phật giáo có
thể được phân biệt như là một hệ thống đạo đức và một con đường chỉ ra
điều đúng hay sai trong mục đích đời người và hoạt động thế tục
(Payutto, 1994). Nó tập trung vào hạn chế tiêu thụ, hành vi hợp tác và
lợi ích tập thể đằng sau các hành vi. Khía cạnh vật chất của chất lượng
cuộc sống sẽ chỉ là một trong nhiều yếu tố để đánh giá cá nhân hay xã
hội "tiến bộ."
Tuy
nhiên, như những gì Peter Daniels (2006) lập luận, kinh doanh và kinh
tế học không được định nghĩa bởi một mô hình lịch sử; chúng liên quan
đến các hoạt động sinh kế và cách con người, các cộng đồng, các xã hội
quản lý, phân phối và sử dụng nhân lực và tài nguyên thiên nhiên khan
hiểm trong quá trình "kiếm sống của họ." Do đó, kinh tế học là sự
nghiên cứu của một tập hợp con của thực tế xã hội - những hoạt động đó
gắn liền với việc sinh kế. Mặc dù điều kiện sinh lý và bên ngoài sẽ
đóng một vai trò, các giá trị và yếu tố tinh thần khác được buộc vào là
một cơ sở quan trọng của các vấn đề kinh tế bao gồm mục đích, các lựa
chọn, và những hành động (Payutto, 1994).
Nếu
một tôn giáo như Phật giáo có ý nghĩa thiết thực trong tâm trí của mọi
người, như tôi đã trình bày trong câu chuyện về Đức Phật ở trên, nó
chắc chắn sẽ được biểu hiện rõ ràng trong thực tại xã hội, và sau đó là
lĩnh vực kinh doanh và kinh tế. Người ta thường cho rằng các nguyên tắc
hợp lý và phổ quát của Phật giáo, và bản chất vô thần và không giáo
điều của Phật giáo tạo nên một hệ thống tâm lý học hay triết học và một
hệ thống đạo đức định hình một cách sống, hơn là một tôn giáo theo
nghĩa thông thường (Nelson, 2000). Mục đích thực tiễn tập trung vào
hành vi nhận thức rõ và rèn luyện tâm này hàm ý rằng những nguyên tắc
Phật giáo rất tương hợp với lĩnh vực kinh doanh bởi lợi ích lớn
của nó trong việc sinh kế và việc phân bổ các nguồn lực.
Phật
giáo cũng được biết đến như là một tôn giáo thế giới rất linh hoạt và
dễ thích ứng với một sự tác động dung hợp lên nhiều nền văn hóa địa
phương mà nó đã ảnh hưởng trong quá khứ. Hơn nữa, nó đã trải qua sự
phân chia nội bộ và thay đổi đáng kể, ví dụ, thành các phái Theravada
và Đại thừa và nhiều phái nhỏ bên trong đó. Trải qua hai ngàn năm trăm
năm lịch sử của mình Phật giáo đã thể hiện một khả năng thích ứng với
nhiều tư tưởng mới, nền văn hóa và quốc gia. Đây là một trong những lý
do tại sao Phật giáo, trong năm thập kỷ qua, có một sự phát triển diệu
kỳ như vậy ở châu Âu và Bắc Mỹ (Field, 2007). Nó không lấy đi bất cứ
thứ gì từ một nền văn hóa; nó chỉ thêm vào các giá trị - trách nhiệm cá
nhân, tính toàn vẹn, hành vi đạo đức, và tâm linh.
Những
nguyên tắc Phật giáo chính yếu quan tâm đến làm cho mọi người hạnh phúc
với thân phận của mình trong cuộc sống thay vì cố gắng để thay
đổi điều kiện vật chất của một cá nhân hoặc cải thiện tình hình của thế
giới. Trong thực tế, nhiều học giả đã tin các giá trị Phật giáo
Theravada (Thái Lan, Campuchia, Lào, và Myanmar) hạn chế tăng trưởng
kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế mạnh tổng thể của Thái Lan trong
40 năm qua ủng hộ quan điểm rằng việc thiếu phát triển kinh tế ở
Cambodia, Lào, Miến Điện cần phải thực hiện nhiều chính sách quốc tế và
nội địa hơn là các giá trị tôn giáo của người dân.
4. Đức Phật và Phật pháp
Phần
này nhằm thảo luận và vạch ra một số lời dạy quan trọng của Đức Phật có
liên quan đến hoạt động kinh doanh. Việc thảo luận này sẽ rút ra những
hạn chế của đạo đức kinh doanh hiện tại, đưa ra một đánh giá cụ thể hơn
về sự tương đồng giữa các giá trị Phật giáo và đạo đức kinh doanh trong
các phần tiếp theo.
4.1 Hai ý nghĩa của Pháp
Lời
dạy của Đức Phật chỉ cho Pháp (Dhamma), hay sự thật. Trong Phật giáo
thuật ngữ Pháp được sử dụng để truyền đạt những cấp độ khác nhau của
chân lý, cả chân lý tương đối (cariyadhamma) và chân lý tối hậu
(sabhavadhamma). Những sự thật liên quan đến hành vi đạo đức - các hành
động hàng ngày và trong xã hội - đều là chân lý tương đối. Đây là những
sự thật liên quan đến các vấn đề tốt và xấu. Pháp ở trong ý nghĩa lớn
hơn của nó là chân lý tối hậu, hay thực tại: nó bao gồm tất cả vạn vật
như chúng là và định luật mà nhờ đó chúng thực hiện chức năng. Trong ý
nghĩa này, Pháp được sử dụng để mô tả toàn bộ chuỗi các nguyên nhân và
điều kiện, tiến trình mà theo đó vạn vật tồn tại và vận hành (Payutto,
1994).
Không
giống như phạm vi hẹp hơn của chân lý tương đối, đề cập tới sự suy xét
đạo đức riêng biệt, chân lý tối hậu hướng đến bản chất hay thực tại của
chính sự vật, đó là vượt ra ngoài mối quan tâm của tốt và xấu. Trong ý
nghĩa bao gồm tất cả này, Pháp thể hiện toàn bộ các điều kiện tự nhiên,
điều mà các nghành khoa học khác nhau tìm cách miêu tả. Như vậy, giáo
pháp của Đức Phật cho chúng ta nhiều điều hơn chứ không chỉ các nguyên
tắc chỉ đạo cho một đời sống đạo đức. Lời dạy của Ngài đưa ra một cái
nhìn sâu sắc vào bản chất của thực tại.
4.2 Bát Chánh đạo và con đường Trung đạo
Trọng
tâm giáo pháp của Đức Phật nằm ở nơi Tứ diệu đế (Cattari Ariyasaccani)
mà Ngài trình bày trong bài pháp đầu tiên cho năm vị đệ tử của mình. Tứ
diệu đế là: 1) Sự tồn tại của khổ (dukkha), 2) Nguyên nhân hay nguồn
gốc của khổ (samudaya), 3) Có một sự kết thúc khổ đau (nirodha), và 4)
Có một con đường (magga) thoát khổ đó là Bát Chánh đạo.
Sự
thật Tứ diệu đế là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Trong Phật
giáo, điều này cũng còn được gọi là Trung đạo (Majjhima Patipada), bởi
vì nó tránh hai thái cực: một thái cực là tìm kiếm hạnh phúc qua những
thú vui của các giác quan, những điều "thấp kém, tầm thường, không có
lợi ích và cách thức của người thế tục"; thái cực còn lại là tìm kiếm
hạnh phúc thông qua việc tự hành xác trong các hình thức khổ hạnh khác
nhau, đường lối này thì "đau khổ, không xứng đáng và không có lợi ích".
Chính Đức Phật sau khi đã trải qua hai thái cực này (đầu đời của mình
là một hoàng tử và thực hành khổ hạnh trong những ngày tu tập đầu tiên
của Ngài), và hiểu ra chúng là vô ích, Đức Phật đã khám phá ngang qua
kinh nghiệm cá nhân con đường Trung đạo mà nó "đem lại sự thấy biết đưa
đến đến điềm tĩnh, sáng suốt, giác ngộ, Niết-bàn “"(Walpola, 1978).
Con
đường Trung đạo thường được nhắc đến như là Bát Chánh đạo
(Ariya-Atthanika-Magga), bởi vì nó bao gồm tám phạm trù, đó là: Chánh
kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh niệm,
Chánh tinh tấn, và Chánh định.
Không
nên nghĩ rằng tám phạm trù hay những sự phân chia đạo lộ này phải nên
được đi theo và thực hành theo thứ tự, mà chúng nhiều hoặc ít phải được
phát triển đồng thời. Chúng được liên kết với nhau và mỗi chi phần giúp
tu bồi cho các chi phần khác (Walpola, 1978).
Như
thể hiện trong bảng trên, tám nguyên tắc hướng dẫn này nhằm mục đích
thúc đẩy và hoàn thiện ba yếu tố then chốt của việc rèn luyện và thực
hành Phật pháp, đó là: 1) Giới (sila), 2) Định (Samadhi), và 3) Tuệ
(Panna). Việc rèn luyện phẩm hạnh đạo đức, trong đó bao gồm Chánh ngữ,
Chánh nghiệp và Chánh mạng, là một sự thể hiện trách nhiệm xã hội của
mỗi cá nhân. Nó được xây dựng trên khái niệm rộng lớn về tình yêu phổ
quát và lòng từ bi dành cho tất cả chúng sinh, mà trên đó giáo pháp của
Đức Phật đặt cơ sở.
Việc
rèn luyện kỷ luật tâm thức, mà nó gồm có Chánh tinh tấn, Chánh niệm và
Chánh định, bao gồm việc phát triển những phẩm chất tâm và là trách
nhiệm đối với sự đứng đắn, kiên quyết và sự tiến bộ vững chắc trong
việc hành xử con đường đạo đức. Việc rèn luyện trí tuệ, mà nó gồm có
Chánh kiến và Chánh tư duy, đặc biệt bao gồm một cái nhìn thấy rõ thế
giới dựa trên tuệ quán sâu sắc về sự vô thường, đối lập, và bản chất vỗ
ngã của sự vật, tính duyên khởi của mọi hiện tượng - tất cả những thay
đổi đều có nguyên nhân và điều kiện. Đạo đức Phật giáo là bắt nguồn từ
sự hiểu biết và nỗ lực được đặc trên sự hiểu biết - trí tuệ này, những
điều đóng vai trò then chốt (Rajavaramuni, 1992).
4.3 Duyên khởi
Ngay sau đó, Đại đức Na Tiên nói với vua Milinda ... "Chẳng hay ngài đi bộ đến đây, hay đi bằng xe?"
"Thưa Đại đức, tôi không đi bộ đến đây mà đi bằng xe ngựa."
"Nếu ngài đã đi bằng xe ngựa, vậy thì xin vui lòng giải thích cho tôi cái gì là một chiếc xe ngựa. Có phải cái gọng là xe ngựa?"
"Không, thưa Đại đức!"
"Vậy thì nó là bánh xe, hay khung xe, cờ hiệu, ách, hay dây cương, hay roi đánh?"
"Không, thưa Đại đức!"
... "Như vậy, như tôi đã hỏi, tôi hoàn toàn không thể tìm ra chiếc xe ngựa. Chiếc 'xe ngựa' này chỉ là một danh xưng.
Nhưng chiếc xe ngựa thực sự là gì? Bệ hạ đã nói dối, đã nói một lời dối trá! Thực sự là không có xe ngựa! ... "
Nhưng
vua Milinda đã nói với Na Tiên: "Thưa Đại đức Na Tiên, trẫm đã không
nói dối. Do có sự phụ thuộc vào gọng xe, trục xe, bánh xe, khung, cờ
hiệu v.v…, ở đó có sự đặt tên 'xe ngựa’, sự định danh này, từ ngữ khái
niệm này, là một danh xưng tạm thời và chỉ là một tên gọi. "
"Bệ hạ đã nói rất hay về xe ngựa." (Trích từ Những câu hỏi của vua Milinda/ The Questions of King Milinda).
Văn
bản Phật giáo cổ này minh họa sự phụ thuộc lẫn nhau, sự liên hệ, bản
chất không có thực của những điều chúng ta thường coi là sự vật đối
tượng. Một chiếc xe ngựa không phải là thực thể rắn chắc, cơ học mà
chúng ta nhận biết bằng giác quan, nó cũng không được đồng nhất với
trục hay bánh của nó.
Thuật
ngữ "Duyên khởi" (paticca-samuppada) được Đức Phật sử dụng trước hết để
mô tả sự thấy biết về bản chất tồn tại của con người. Về cơ bản là một
học thuyết nhân quả, khái niệm này quá trọng tâm đối với tư tưởng Phật
giáo đến độ một sự hiểu biết đúng đắn về duyên khởi thường được công
nhận tương đương với chính sự giác ngộ (Encyclopedia of Religion,
2005). Học thuyết này được xem như một luật phổ quát; rằng tất cả các
hiện tượng, tâm lý hoặc thể chất, phụ thuộc vào các điều kiện để xuất
hiện và rằng không có thứ gì xảy ra một cách độc lập, biệt lập hay ngẫu
nhiên:
Tất
cả các hiện tượng trong vũ trụ, tuy dường như không thay đổi, thì...
chỉ đơn thuần là các sự kiện và học thuyết duyên khởi cho rằng những sự
kiện phát sinh như là một kết quả của sự hội tụ và phát sanh của nhiều
điều kiện; rằng sự nối tiếp của các sự kiện được quy định bởi các điều
kiện đó mà từ đó nó phát sinh, hay nói một cách khác, hội tụ tại thời
điểm nó xảy ra. (The Encyclopedia of Buddhism).
Ví
dụ, để một cái cây mọc lên, các điều kiện đất, nước phải hội tụ, thậm
chí nhiều điều kiện khác như hạt giống phải tươi và không bị hỏng, phải
được xử lý trước; nếu không, hạt giống có thể sẽ trở thành một cái hạt
khô và biến thành mùn đất (Samyutta Nikaya III 54). Như một quy luật
phổ quát, thuyết nhân duyên được giữ vững vì nó thích hợp với tất cả
các hiện tượng, vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, lịch sử và
thuyết mạt thế.
5. Phật giáo là một phần của giải pháp
Khám
phá những giới hạn của đạo đức kinh doanh ở phần đầu tiên, một sự thảo
luận ngắn gọn về lý do tại sao tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo có thể
đóng góp vào nghiên ở phần thứ hai, và phần thứ ba về lời dạy của Đức
Phật, chúng ta nên tiến hành ngay bây giờ việc ứng dụng những lời dạy
này trong lĩnh vực kinh doanh.
5.1 Nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân
Tôi
muốn bắt đầu việc thảo luận của mình với những câu chuyện như sau:
Jean-Paul Sartre một lần đối diện với một học sinh rắc rối trong Chiến
tranh thế giới thứ hai. Học sinh này hỏi Sartre là nên để lại người mẹ
dễ bị tổn thương của mình và tham gia Lực lượng giải phóng Pháp hay ở
lại với mẹ mình và nhờ đó cứu được cuộc sống của bà. Câu trả lời của
Sartre là: "Em tự do, vì thế em có quyền lựa chọn sáng tạo. Không có
luật lệ đạo đức chung nào có thể chỉ ra cho em những gì em nên làm.".
Cậu học trò không hài lòng với câu trả lời của nhà triết học và hỏi cậu
của cậu ta, một sĩ quan quân đội, cùng một câu hỏi để có được một ý
kiến thứ hai. Ông cậu trả lời: "Là một sĩ quan quân đội, cậu sẽ khuyên
cháu thực hiện nhiệm vụ đối với quốc gia của mình, để lại mẹ và gia
nhập quân đội. Tuy nhiên, là người cậu của cháu, cậu muốn cháu ở nhà và
chăm sóc mẹ cháu, là em gái của cậu" (Ims, 2006).
Trong
truờng hợp trên, rõ ràng rằng Sarttre để lại hoàn toàn trách nhiệm cho
cậu học sinh, yêu cầu cậu ta nhận lấy trách nhiệm bản thân. Không phải
là vai trò của Sartre nhận lấy những gánh nặng đạo đức từ bất kỳ ai.
Mặt khác, người cậu của cậu học sinh rõ ràng bị mắc kẹt bên trong hai
vai trò đối nghịch nhau (vừa là một sĩ quan quân đội vừa là anh trai
của mẹ cậu học sinh). Theo Applbaum (1999), thuật ngữ vai trò có thể
được sử dụng để mô tả "các vị trí công việc với một vài mức độ mang
tính quy tắc và vững bền, và ở đó có những mong đợi của tập thể, tuy
nhiên không chính thức hoặc không được thừa nhận, về sự đóng góp của vị
trí, nhiệm vụ, giá trị và đức hạnh”. Ghi nhớ điều này, một giám đốc
hoặc quản lý có một vai trò, nhưng khách hàng độc đoán hơn thì không.
Một
số niềm tin không bị trói buộc với một vai trò cụ thể, và viện dẫn vai
trò của bản thân không bao giờ là một cơ sở đúng đắn cho nắm giữ niềm
tin. Ví dụ, tuyên bố: "Kể từ khi tôi là một nhà lãnh đạo trong một tổ
chức kinh doanh, mục tiêu chính của tôi là để tối đa hóa lợi nhuận của
tổ chức," không phải là một chuỗi lý luận hợp lý. Là một nhà lãnh đạo,
anh ta có một trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu của tổ chức,
miễn là không gây hại đến thiên nhiên, cộng đồng, những người đang sống
hoặc thế hệ tương lai trong quá trình này. Tuy nhiên, là một nhà lãnh
đạo kinh doanh không phải một vị trí hợp lệ trong việc giảm thiểu mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty (Ims, 2006). Tham khảo các
trích dẫn trên, chúng ta có thể nói rằng mọi người đều tự do và có thể
thực hiện tốt những vai trò khác nhau của mình; ẩn sau vai trò của mình
và giả vờ rằng chúng ta không có tự do là đánh lừa bản thân mình cũng
như những người khác.
Bây
giờ chúng ta trở lại câu hỏi then chốt: Vai trò trong công việc (đặc
biệt là các giám đốc điều hành và nhà quản lý hàng đầu) có tạo nên sự
miễn trách nhiệm cá nhân? Hoặc là trách nhiệm cá nhân là một vấn đề
luôn liên hệ với danh tính của người đó và biểu hiện đạo đức của chính
họ, như vậy mang đến nét độc đáo và riêng biệt cho mỗi hành động được
thực hiện bởi những người đại diện công ty với vai trò của họ trong
công việc?
Roszak
(1981) cho rằng trách nhiệm cá nhân là "Nét đặc biệt cốt yếu mà nó tách
biệt sự làm công đơn thuần với nghề nghiệp đích thực." Nghề nghiệp, như
được "gọi", đề cập đến việc "lao động tốt và có đạo đức chân chính".
Roszak nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm cá nhân đối với người khác, và với
các vấn đề sinh thái. Theo đó mỗi người nên tự hỏi: Công việc có lương
thiện và hữu ích không? Nó có phải là một sự đóng góp thực sự cho nhu
cầu của con người? Như những gì Ims (2006) trình bày, "Các giá trị cá
nhân làm cơ sở cho các giá trị mà chúng ta ‘tán thành và tuân thủ’ ở
trong cuộc sống nghề nghiệp của chúng ta. Những giá trị tổ chức ít vững
bền hơn so với các giá trị “sâu sắc và gắn liên với đời sống” của từng
cá nhân."
5.2 Bát Chánh đạo như là một nguyện tắc bổ sung
Các
nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo không chỉ dành cho một công ty
hay tập đoàn cụ thể. Trong thực tế, những nguyên tắc này không bắt đầu
từ tổ chức, mà chúng bắt đầu từ bạn và tôi - những người trong công ty.
Để áp dụng tốt hơn và áp dụng những nguyên tắc này vào công ty, tôi sẽ
sử dụng mô hình của Tetsunori Koizumi (2010) trong việc chia Bát Chánh
đạo thành các tập hợp, mỗi tập hợp bao gồm bốn phạm trù như chúng ta có
thể thấy bên dưới:
Là
một nhóm, bốn yếu tố trong tập hợp đầu tiên tất cả đề cập đến vấn đề
tinh thần. Chúng có thể được hiểu là tương ứng với bốn hình thái hoạt
động của tâm ý: sự hiểu biết, tư duy, ước muốn và chánh niệm. Bốn yếu
tố này thuộc một nhóm do đó được diễn giải nhằm nói lên tầm quan trọng
của việc duy trì cõi tâm đúng đắn. Mặt khác, bốn yếu tố trong tập hợp
thứ hai tất cả đề cập đến các hoạt động của thân như nói năng, hành
động, sự cố gắng, và kiếm sống (sinh kế của một người) - và do đó có
thể được diễn giải để nói lên tầm quan trọng của việc quan sát qua việc
sử dụng đúng đắn thân thể (Koizumi, 2010). Bát Chánh đạo, như một hướng
dẫn thực tế kiểm soát cuộc sống của một người, trong trường hợp của
chúng ta, là dành cho giám đốc điều hành, những nhà quản lý hàng đầu và
người làm công, như vậy chú ý đến tầm quan trọng trong việc giữ cân
bằng thích hợp giữa tâm trí và cơ thể, giữa các hoạt động tinh thần và
thể chất.
5.3 Trung đạo như một trạng thái cân bằng toàn diện
Ý
tưởng trọng tâm phía sau con đường Trung đạo, như những gì chúng ta đã
thảo luận ở trên, là ý tưởng về sự cân bằng giữa hai thái cực khổ hạnh
và hưởng dục. Đức Phật chính yếu nói về tầm quan trọng của việc duy trì
sự cân bằng cho người tìm kiếm sự giác ngộ. Nhưng sự tồn tại của mỗi cá
nhân là một hệ thống (vai trò của mỗi người trong kinh doanh - giám đốc
điều hành, quản lý hàng đầu, hay nhân công) tồn tại trong không gian
tổng hợp nếu tất cả hệ thống được gọi là vũ trụ (môi trường kinh
doanh). Như vậy chúng ta có thể giải thích Trung đạo như một trạng thái
cân bằng cho các vai trò công việc của từng người như một hệ thống mở
trong môi trường kinh doanh. Trạng thái cân bằng đó, ở cấp độ vi mô, áp
dụng vào những vai trò kinh doanh, cũng như ở cấp độ vĩ mô là áp dụng
vào môi trường kinh doanh.
Ở
cấp độ vi mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái "cân
bằng toàn diện" trong vai trò công việc của từng cá nhân như một hệ
thống phức hợp của các hoạt động tinh thần và thể chất. Điều này phù
hợp với các nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo mà chúng ta đã thảo
luận ở trên. Điều quan trọng ở đây là, để theo đuổi trách nhiệm cá
nhân, cả tâm và thân, cả khía cạnh tinh thần và thể chất của sự tồn tại
của chúng ta, phải được duy trì trong trạng thái cân bằng toàn diện. Ở
cấp độ vĩ mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái cân bằng
giữa vai trò cá nhân trong công việc và môi trường kinh doanh, hay cụ
thể hơn, đó là công ty. Sự giải thích này được đề xuất theo thế giới
quan của Đức Phật, đó là tính hệ thống và sự tiến triển. Môi trường
kinh doanh (môi trường làm việc, đồng nghiệp, và các nhà lãnh đạo) ảnh
hưởng đến vai trò cá nhân bằng nhiều cách. Đổi lại, vai trò cá nhân ảnh
hưởng đến môi trường kinh doanh thông qua tinh thần trách nhiệm, sự
tham gia sản xuất, thái độ làm việc v.v… Nơi cái nhìn ảnh hưởng hỗ
tương như vậy giữa các vai trò của từng cá nhân trong công việc và môi
trường kinh doanh, rõ ràng rằng Bát Chánh đạo và Trung đạo, con đường
duy trì sức khỏe của cá nhân, cũng là con đường duy trì sức khỏe của
công ty.
5.4 Thuyết Nhân duyên như là một trạng thái của sự hiểu biết
Bên
cạnh "lòng tham", điều thường được coi là vấn đề chính của đạo đức con
người, lập luận của tôi là một nguyên nhân khá rõ của việc làm sai trái
trong kinh doanh là do một quan niệm sai lầm trong việc kinh doanh hoặc
thiếu hiểu biết đúng đắn. Như những gì Solomon (1994) giải thích, nó
đến từ việc không nhìn thấy "bức tranh lớn", một loại cận thị đạo đức,
và một ý thức không đầy đủ về vai trò của bản thân và nhân phẩm của
mình, điều bị che lấp bởi sự cấp bách của mục tiêu, tham vọng, và nhu
cầu.
Như
những gì ý tưởng của giáo lý duyên sinh cho thấy, tất cả chúng ta đều
phụ thuộc lẫn nhau; chúng ta là một phần của nhau. Trong ý nghĩa đó,
một người phải tư duy rằng chính mình là một thành viên của cộng đồng,
và phấn đấu để xuất sắc, để mang lại những gì tốt nhất nơi chính chúng
ta và doanh nghiệp chung của chúng ta. Đạo đức kinh doanh được quan
niệm như vậy là sự tự nhận thức xã hội hiển nhiên, một ý nghĩa rõ ràng
về mục đích, danh dự, và đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
là dành cho cá nhân - mặc dù không mang ý nghĩa cá nhân hay chủ quan –
hơn là giải pháp chính sách đối với đạo đức kinh doanh (Solomon, 1994).
6. Kết luận
Như
đã trình bày trong suốt bài viết này, giải pháp Phật giáo đối với với
đạo đức kinh doanh đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc chuyển hóa cá
nhân như một phần của tiến trình chuyển hóa tập thể. Nếu 2 mặt này là
trung tâm của “sự đau khổ” trong kinh doanh của chúng ta, dễ hiểu tại
sao ta phải thực hiện trên cả 2 cấp độ. Những gì bài viết này đề xuất
không phải để lật đổ mô hình đạo đức kinh doanh hiện nay của chúng ta,
mà bày tỏ những cách thức mà ở đó các nguyên tắc và giáo lý Phật giáo
có thể cải thiện một số những thiếu sót của các mô hình hiện tại.
Bởi
vì tác động của kinh doanh ngay nay là toàn cầu, trách nhiệm của nó
cũng phải mang tính toàn cầu. Những hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đáng
kể đến số phận và sự sống còn của các hệ sinh thái tự nhiên cũng như
điều kiện sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Để trở thành một
công ty với đầy đủ đạo đức, như những gì Laszlo Zsolnai (2006) thể
hiện, doanh nghiệp phải được tiến hành theo các cách bền vững, xã hội
tiến bộ và các phương cách phát triển cho tương lai. Thực hiện đạo đức
kinh doanh không phải là một sự xa xỉ; nó là yêu cầu đối với các doanh
nghiệp hiện đại để tồn tại trong một thế giới có quy mô hủy hoại sinh
thái lớn và sự tan rã xã hội (Zsolnai, 2006).
Bài
viết này không cố gắng để giảm bớt các hoạt động kinh doanh cho nhân
loại, hay cụ thể là các tôn giáo. Nó chỉ đơn thuần lập luận rằng việc
áp dụng đạo đức với môi trường kinh doanh phải đối mặt với những gì
liên quan đến con người mà đã và đang tiềm ẩn trong cuộc sống doanh
nghiệp. Cuối cùng, những gì được lập luận ở đây tương tự như quan điểm
của triết gia John Stuart Mill, người đã nhận xét rằng "con người vẫn
là con người trước khi họ trở thành luật sư, bác sĩ, thương gia, hoặc
nhà sản xuất, và nếu ta khiến họ trở thành người có năng lực và nhạy
bén, chính họ sẽ là các luật sư, bác sĩ, hoặc các thương gia có năng
lực và nhạy bén".
* Wan Kah Ong: University of the West, California, USA; Peng Chan: California State University, Fullerton, California, USA.
Nguồn: freepatentsonline.com
Tài liệu tham khảo:
Applbaum, A.I. (1999). Ethics for Adversaries: The morality of roles in public and professional life. Princeton, New Jersey: Princeton University Press.
Buchholz, Rogene. (1991). Corporate responsibility and the good society: From Economics to Ecology. Business Horizons, July/August, 24.
Carr, Alfred. (1968). Is business bluffing ethical? Harvard Business Review 46, January/February, 143-53.
Daniels, Peter. (2006). Reducing society's metabolism. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang. Encyclopedia of Buddhism. 2n ed. (1996). Sri Lanka: The State Printing Corporation.
Field, Lloyd. (2007). Business and the Buddha: Doing well by doing good. Boston, MA: Wisdom Publications.
Fort, Timothy L. (2008). Prophets, profits, and peace: The positive role of business in promoting religious tolerance. New Haven: Yale University Press.
Friedman, Milton. (1962). Capitalism and freedom. Chicago: University of Chicago Press.
Ghillyer, Andrew W. (2010). Business ethics: A real world approach. Boston: McGraw Hill Higher Education.
Hipsher, Scott A. (2010). Business practices in Southeast Asia: An interdisciplinary analysis of Theravada Buddhist countries. London: Routledge.
Ims, Knut J. (2006). Take it personally. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.
Jones, Lindsay, Eliade, Mircea, & Adams Charles J. (2005). Encyclopedia of religion. Detroit: Macmillan Reference USA.
Jones, Richard. (1994). Concerning secularists' proposed restrictions of the role of religion in American politics. Hawaii: Brigham Young University.
Koizumi, Tetsunori. (2010). The Noble Eightfold Path as a prescription for sustainable living. In Richard K.
Payne (Ed.) How much is enough: Buddhism, consumerism, and the human environment. Boston: Wisdom Publication.
Loy, David R. (2003). The great awakening: A Buddhist social theory. Boston: Wisdom Publication.
Nelson, Darren. (2000). Why is Buddhism the fastest growing religion in Australia? BuddhaZine [online], Retrieved November 6, 2011, from http://www.buddhanet.net/wh ybudoz.htm
Payutto, P.A. (1994). Buddhist economics: A middle way for the market place. Bangkok, Thailand: Buddhadhamma Foundation.
Rajavaramuni, Phra. (1992). Foundations of Buddhist social ethics. In Charles S. Prebish (Ed.) Buddhist ethics: A cross-cultural approach. Iowa: Kendall/Hunt Publishing.
Roszak, T. (1981). Person/planet: The creative disintegration of industrial society. London: Granada.
Solomon, Robert S. (1994). Business and the humanities: An Aristotelian approach to business ethics. In Thomas Donaldson & R. Edward Freeman (Eds.), Business as a humanity (pp. 45-75). New York: Oxford University Press.
The Questions of King Mi/inda [online], Retrieved October 25, 2011, from http://www.budsas.org/ebud/ebsut045.htm
Walpola, Rahula (1978). What the Buddha taught. London: G. Fraser.
Weiss, J. W. (1994). Business ethics: A managerial, stakeholder approach. Belmont, Calif: Wadsworth Pub. Co.
Zsolnai, Laszlo (2006). Ethical business. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.
Phật giáo và đạo đức kinh doanhWan Kah Ong & Peng Chan*
1.Giới thiệu
Mục
đích của bài viết này xác định những đặc điểm chung của các hệ thống
kinh doanh hiện nay mà chúng tương hợp với giá trị Phật giáo. Đồng
thời, áp dụng các nguyên tắc và lời dạy của Đức Phật, bài viết này tìm
cách hòa giải những xung đột không có thật tồn tại giữa hai hệ thống
này. Bài viết bắt đầu bằng cách xem xét một số hạn chế và thách thức đe
dọa việc thực hành đạo đức trong môi trường kinh doanh. Tiếp theo, bài
viết sẽ thảo luận về một số nhận thức sai lầm thông thường mà mọi người
đang có về Phật giáo và giáo lý Phật giáo, với một cái nhìn tổng quan
về các quan điểm trọng yếu của đạo đức Phật giáo. Tiếp theo là đánh giá
tính thích hợp, bản chất và những hàm ý của Phật giáo, về việc bổ sung
sự ứng dụng đạo đức kinh doanh vào môi trường hiện nay.
2. Xem xét tài liệu
2.1 Những giới hạn của đạo đức kinh doanh
Có
một số câu hỏi then chốt mà chúng ta nên hỏi trước khi nghiên cứu lĩnh
vực đạo đức kinh doanh: "Các công ty liệu có là các tổ chức lý trí và
phi cảm tính? Liệu một công ty có lương tâm? Một công ty có chịu trách
nhiệm về đạo đức với xã hội? Nếu có, thì ở mức độ nào?”
Những
câu hỏi này là một phần trong một cuộc tranh luận đang diễn ra mà nó
xoay quanh những vấn đề sau đây: 1) Nếu một công ty không có lương tâm
và chủ yếu là một tổ chức vì lợi nhuận phi cảm tính, thì những trách
nhiệm gì một công ty phải có với các bên liên quan, chẳng hạn như người
tiêu dùng, nhân viên, chính quyền, và xã hội? Luật lệ nào, và ai, nên
chi phối và kiểm soát hoạt động của công ty, những hoạt động có dính
líu về mặt đạo đức với các bên liên quan của công ty, nếu công ty không
thể hoặc sẽ không làm như vậy? 2) Nếu một công ty có nhiều hơn một
thành viên liên quan đến hoạt động tạo lợi nhuận, điều gì là nền tảng
và cơ sở về trách nhiệm đạo đức của nó? Từ đó liệu công ty có chịu
trách nhiệm nào ngoài các nghĩa vụ kinh tế của mình? Công ty nên đáp
ứng trách nhiệm đạo đức và xã hội của mình với bên liên quan với nó như
thế nào? (Weiss, 1994).
Bài
viết này bắt đầu bằng việc thảo luận và đánh giá hai quan điểm khác
nhau về bản chất của các công ty (tập đoàn) và trách nhiệm xã hội của
họ như đã đề cập ở trên: 1) Quan điểm đầu tiên về bản chất không có
lương tâm và là một tổ chức phi cảm tính – một thành viên liên quan chỉ
cam kết với các cổ đông và chủ sở hữu của nó; 2) quan điểm thứ hai xem
xét các tập đoàn như một tổ chức liên đới cả môi trường kinh doanh và
xã hội, có nghĩa là bên cạnh nghĩa vụ kinh tế của mình cho cổ đông,
công ty có lương tâm và hoạt động như một đại diện đạo đức trong mối
quan hệ với các bên liên quan.
2.2 Quan điểm thứ nhất: Các tập đoàn không có lương tâm
Rất
ít người không đồng ý với thực tế là hầu hết các tập đoàn kinh doanh để
kiếm lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Một câu hỏi quan trọng là
liệu công ty có thể và nên có trách nhiệm về mặt đạo đức với các bên
liên quan ngoài các cổ đông của họ hay không. Quan điểm của các "tập
đoàn là tổ chức phi tình cảm, vì lợi nhuận" cho rằng nghĩa vụ chính của
các doanh nghiệp là tạo lợi nhuận, không phải là để hành động có trách
nhiệm đạo đức. Theo quan điểm này, các cơ sở trách nhiệm đạo đức nằm
bên ngoài công ty. Quan điểm này thì quan trọng trong lĩnh vực đạo đức
kinh doanh, vì định nghĩa các công ty như một tổ chức phi cảm tính cho
thấy rằng trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý không thể quy cho
một tổ chức (Weiss, 1994).
Adam
Smith (1723-1790) là người đầu tiên đề xuất quan điểm này. Ông lập luận
rằng các doanh nghiệp là các tổ chức phi luân lý không có ý thức về đạo
đức (không có nghĩa là trái đạo đức) mà chúng thúc đẩy lợi ích cá nhân
và lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu, và cho rằng lợi ích riêng của
từng cá nhân tạo động lực và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của xã hội
và đó là do có "bàn tay vô hình" đã định hướng và thúc đẩy lợi ích
chung của xã hội. Theo quan điểm này, trách nhiệm xã hội cần đến các
luật lệ và sự bắt buộc thực thi luật lệ, nhưng điều này là trách nhiệm
của nhà nước, không phải của doanh nghiệp. Những người gần đây ủng hộ
quan điểm này bao gồm nhà kinh tế học Milton Friedman, người đã mạnh mẽ
cho rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm xã hội nào ngoài việc tối đa
hóa lợi nhuận.
Quan
điểm đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi rằng các ban quản trị và các
nhà lãnh đạo lao động có trách nhiệm xã hội ngoài nghĩa vụ phục vụ lợi
ích của các cổ đông của họ hoặc các thành viên quản trị. Quan điểm này
cho thấy một quan niệm sai lầm cơ bản về các đặc tính và bản chất của
một nền kinh tế tự do. Trong một nền kinh tế như vậy, có một và chỉ có
một trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội - là sử dụng nguồn lực của
mình và tham gia vào các hoạt động phù hợp để tăng lợi nhuận của mình,
miễn là nó nằm trong các quy tắc của cuộc chơi, rõ hơn là, tham gia một
cuộc cạnh tranh mở và tự do, mà không có sự lừa dối, gian lận... Vài xu
hướng có thể phá hủy triệt để các tổ chức trong xã hội tự do của chúng
ta như việc chấp nhận của các lãnh đạo công ty về việc ưu tiên trách
nhiệm xã hội hơn là tạo ra càng nhiều lợi nhuận cho các cổ đông của họ
càng tốt (Friedman, 1962).
Từ
trích dẫn ở trên, Friedman rõ ràng chủ trương rằng các công ty không
kinh doanh để giúp đỡ xã hội, đúng hơn là, để giúp các doanh nghiệp đáp
ứng trách nhiệm chính mình – tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và
cổ đông.
Tuy nhiên, có một số hạn chế liên quan đến quan điểm vẫn đang phổ biến này. Joseph Weiss (1994) trong cuốn sách “Đạo đức kinh doanh”
của mình đã vạch ra những suy xét sau. Đầu tiên, quan điểm các công ty
như là các tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích củng cố nhận thức
rằng các công ty và hành động của họ thì phi luân lý. Để lập luận rằng
các công ty tổ chức không có nền tảng đạo đức để chịu trách nhiệm với
các hoạt động của mình là để đưa ra giả thuyết rằng những nhà quản lý
có quyển tự do để sử dụng các nguồn tài nguyên lớn cho các hoạt động
công ty và điều đó có thể gây hại cho người tiêu dùng. Thứ hai, góc
nhìn công ty là tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích có thể cung
cấp một sự bảo vệ dành cho các chủ sở hữu quyền lực và các nhà quản lý
hàng đầu bằng sự bất lợi cho các nhân viên cấp dưới, những người có thể
trở thành con dê tế thần cho các hoạt động bất hợp pháp của công ty.
Thứ ba, các công ty cũng như các tổ chức kinh tế đều có nhân tính, thì
tại sao các tổ chức được đăng ký hợp pháp không mang nghĩa vụ và trách
nhiệm cho hạnh phúc của cộng đồng nơi họ thực hiện kinh doanh và cho
công nhân viên, những người làm nên sự tồn tại của họ? Thứ tư, sự sản
xuất trong nền kinh tế cạnh tranh và vì chỉ lợi nhuận không tất yếu sản
xuất ra sản phẩm tốt nhất với số lượng lớn nhất.
Weiss
tiếp tục lập luận rằng, không có sự hợp tác từ địa phương, tiểu bang,
chính phủ liên bang và công chúng, nhiều doanh nghiệp không thể trang
trải việc duy trì hoạt động công ty hoặc "chi phí bên ngoài," (các chi
phí phát sinh của các doanh nghiệp nhưng được chi trả bằng xã hội,
chẳng hạn như các ảnh hưởng phụ lên không khí và ô nhiễm nguồn nước).
Liên quan đến sự chỉ trích này là một sự thật rằng không phải tất cả
các doanh nghiệp đều có thể tồn tại hoàn toàn ở thị trường tự do, một
số doanh nghiệp bị kiểm soát và được hỗ trợ bởi chính phủ, đó là, bằng
tiền thuế của công chúng. Điển hình là Tập đoàn Chrysler, nếu
không có một khoản vay của chính phủ vào năm 1979, công ty có lẽ
sẽ không còn tồn tại.
Quan điểm thứ hai: Những tập đoàn như những cổ đông xã hội và kinh tế
Quan
điểm khác, rất phổ biến ở hầu hết các tập đoàn hiện nay, cho rằng các
công ty vì lợi nhuận là pháp nhân và là một tập hợp của nhiều cá nhân
và nhóm. Các giám đốc điều hành và cán bộ quản lý cấp cao được thuê để
tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Tuy nhiên, để thực hiện
việc này, công ty cũng phải đáp lại một loạt các lợi ích, quyền lợi và
nhu cầu chính đáng của các bên liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, các cơ quan chính phủ). Từ quan điểm này, công ty có nghĩa vụ
đáp ứng quyền lợi về kinh tế của các chủ sở hữu; tuy nhiên, để tồn tại
và thành công, nó cũng phải đáp ứng yêu cầu về pháp lý, xã hội, chính
trị và môi trường với một tập hợp các bên liên quan trong nội bộ cũng
như bên ngoài (Weiss, 1994).
Cũng
được gọi là giải pháp khế ước xã hội đối với quản lý doanh nghiệp,
phương pháp này lập luận rằng vì công ty phụ thuộc vào xã hội để tồn
tại và tiếp tục phát triển, có một nghĩa vụ cho công ty để đáp ứng nhu
cầu của xã hội đó chứ không phải chỉ riêng nhu cầu của một nhóm khách
hàng mục tiêu. Bằng cách nhận biết tất cả các bên liên quan của họ chứ
không phải chỉ là cổ đông của họ, các công ty phải duy trì một tầm nhìn
dài hạn hơn là chỉ đối phó với số liệu thu nhập hàng quý (Ghillyer,
2010).
Quan
điểm bên liên quan của công ty đã trở thành một quan điểm hữu ích cho
sự hiểu biết trách nhiệm xã hội và đạo đức của một công ty đối với các
chủ thể liên quan của mình. Tuy nhiên, tương tự với quan điểm đầu tiên,
quan điểm này về công ty cũng có các phê bình. Một số người cho rằng
quan điểm này không có nền tảng lý thuyết vững chắc cho sự đáp ứng về
mặt xã hội của công ty. Rogene Buchholz (1991) trong bài viết "Trách
nhiệm doanh nghiệp và một xã hội tốt đẹp" lập luận rằng "mô hình bên
liên quan là một công cụ hữu ích để phân tích và mô tả nhiều mối quan
hệ khác nhau mà một công ty có để cấu thành chính nó trong xã hội,
nhưng nó không có nghĩa là một cố gắng mang nặng tính lý thuyết để cung
cấp một mô hình mới mà thậm chí sẽ bắt đầu thay thế các mô hình kinh
tế”. Nói cách khác, không có nguồn và cơ sở cho các trách nhiệm đạo đức
trong mô hình các bên liên quan. Có thể lập luận rằng quan điểm này chủ
yếu dựa trên phương diện kinh tế và tập trung vào việc tối đa hóa lợi
nhuận giống như quan điểm đầu tiên.
2.4 Những giới hạn khác của đạo đức kinh doanh
Nhiều
tiêu điểm đã được đặt vào các chính sách của công ty và quy tắc đạo
đức; điều này phổ biến hiện nay và người ta có thể cho rằng những điều
này sẽ đảm bảo rằng các công ty sẽ đưa ra các quyết định có tính đạo
đức khi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này có thể không phải
luôn luôn đúng. Thật vậy, một số học giả cho rằng các chính sách của
công ty và các quy tắc đạo đức là không đủ để cấu thành đạo đức. Robert
Solomon (1994) đã lập luận rằng có thiếu sót nào đó từ các quyết định
chính sách, mà trọng tâm chắc chắn gần như không đặt lên bất kỳ đối
tượng nào, và đó là trách nhiệm cá nhân.
Các
câu hỏi về trách nhiệm tràn ngập khắp mọi tập đoàn, và luôn luôn có
nhiều ứng viên lớn để đổ lỗi, miễn là họ phải được tìm ra ở một nơi nào
khác, nhưng vì có quá nhiều và tiêu điểm trách nhiệm thường là quá khó
để tìm. Đây là lý do tại sao các tập đoàn hiện nay thì rất thường hay
bị rung chuyển và làm suy yếu bởi việc sa thải thiếu sự cân nhắc hoặc
thay thế toàn bộ bộ phận - giám đốc điều hành không biết ai để đổ lỗi,
và vì vậy họ đổ lỗi và trừng phạt tất cả mọi người. Trách nhiệm được
đặt lên "hệ thống" hoặc lên các chính sách hiện tại mà sau đó trở thành
tâm điểm của một cuộc tranh luận dường như vô tận. Cái gì cần được loại
bỏ và trở thành đặc điểm chính của đạo đức kinh doanh là sự thừa nhận
rằng quyết định này là của chính mình, sự hiểu biết rằng đạo đức không
chỉ là một vấn đề đối với ban điều hành, các ủy ban quản trị, và người
giám sát của chính phủ mà còn cho tất cả chúng ta, trong những việc nhỏ
cũng như ở trong những vở kịch lớn hơn trong đời sống hàng ngày của
chúng ta (Solomon, 1994).
Ngoài
ra, đại diện doanh nghiệp ngày nay thường có lập luận rằng "kinh doanh
cũng giống như chơi bài và tách biệt với đạo đức của cuộc sống hàng
ngày" (Carr, 1968) - bạn phải "lừa gạt" để tồn tại. Ý tưởng rất chia
rẻ, khi thế giới kinh doanh hiện đại không quá dễ dàng, một cá nhân từ
đời sống nghề nghiệp, tin tưởng rằng "kinh doanh là kinh doanh," sẽ là
không thể hình dung được. Hầu hết mọi người trong kinh doanh hiện nay
đồng hóa chính mình với chính công ty của họ. Đạo đức của họ, ít nhất
là trong công việc, chắc chắn được đồng hòa với các giá trị của công ty
và ngành công nghiệp, tuy nhiên một người mạnh mẽ có thể phản đối và
tách biệt đạo đức cá nhân của mình với những giá trị trên (Solomon,
1994).
Sự
tách biệt giữa đạo đức cá nhân với công việc, "sự tha hóa" theo
Friedrich Schiller, đưa chúng ta đến đòi hỏi rằng đức hạnh trong kinh
doanh độc lập với đức hạnh của những điều khác trong cuộc sống của
chúng ta, và điều này phủ nhận tính riêng biệt hoặc của vai trò kinh
doanh, hoặc của cuộc sống của chúng ta. Điều này do đó dựng nên một
thảm kịch trong đó một nhân công bị áp lực vi phạm "giá trị cá nhân"
của mình bởi vì, góc nhìn kinh doanh đơn thuần là kinh doanh, anh ta
hoặc cô ta "không thực sự có bất kỳ sự lựa chọn nào."
Sau
khi đã đặt ra những giới hạn của đạo đức kinh doanh, bây giờ chúng ta
xem xét Phật giáo và xem những giá trị gì mà tôn giáo này có thể đóng
góp cho lĩnh vực đạo đức kinh doanh.
3.Tôn giáo, Phật giáo và kinh doanh
Người
ta dựa vào niềm tin tôn giáo trong việc đưa ra các quyết định có ảnh
hưởng đến những người khác; khi một người có một niềm tin tôn giáo, nó
đơn giản không thể định hình nên một cuộc sống mà nó loại trừ những
niềm tin đó ra khỏi mọi liên quan thực tế (Fort, 2008). Niềm tin tôn
giáo có khả năng trở thành yếu tố cấu thành toàn bộ khuôn khổ đạo đức
toàn vẹn của một người. Đó là lý do tại sao Richard Jones đã viết:
Tôn
giáo tạo ra một khuôn khổ mà nó cung cấp ý nghĩa cho toàn bộ đời sống
của một người. Do đó, nó là không thực tế để hy vọng tách rời đức tin
tôn giáo khỏi lĩnh vực quan điểm hoàn toàn riêng tư mà không có ảnh
hưởng lên các hành động cộng đồng của họ. Tôn giáo không điều chỉnh chỉ
những phạm vi giới hạn trong đời sống tôn giáo – tôn giáo không phải là
hạn chế tự do hoặc đời sống riêng tư hay cá nhân. Thay vì vậy, tôn giáo
bao hàm toàn diện trong ý nghĩa rằng tất cả các khía cạnh của cuộc sống
của một người là liên quan ở mức độ này hay mức độ khác với khuôn khổ
cơ bản này (Jones, 1994).
Tư
tưởng phương Tây đầu tiên về điểm chung giữa tôn giáo và kinh tế tập
trung chủ yếu vào các tác động tiêu cực của tôn giáo truyền thống vào
việc cải thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống. Trớ trêu thay, bây
giờ có một ý thức tỉnh ngộ rõ ràng và hoài nghi về mô hình tăng trưởng
và phát triển "phi luân lý," "khoa học” của phương Tây (Daniels,
2006). Thật là kỳ lạ rằng trong một môi trường kinh doanh đòi hỏi trách
nhiệm đạo đức của các nhà lãnh đạo kinh doanh, một nền tảng cho sự hiểu
biết về các nghĩa vụ đạo đức - truyền thống tôn giáo - bị loại khỏi các
cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
3.1 Đức Phật với sự thịnh vượng và nghèo khó
Khởi
đầu, giống như nhiều tôn giáo khác, ý tưởng liên kết Phật giáo với kinh
doanh xuất hiện như là một nghịch lý nghiêm trọng. Sự đáp ứng các ước
muốn cá nhân và lợi ích vật chất tràn ngập các mục đích và hành động
của các hoạt động kinh doanh dường như trực tiếp mâu thuẫn với thế giới
quan Phật giáo. Tuy nhiên, giả định này được dựa trên sự nhầm lẫn và
hiểu lầm về Phật giáo đối với quan điểm về lợi ích vật chất và sự giàu
có.
Theo
truyền thống, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ một cuộc sống đặc ân với
khoái lạc và an nhàn để đến với cuộc sống gian khổ của một người sống ở
rừng, tuy nhiên quá trình tu tập khổ hạnh của Ngài đã không đem lại sự
giác ngộ mà Ngài muốn tìm kiếm. Ngài tiếp đến tìm ra một "con đường
Trung đạo" mà đó không chỉ đơn giản là phân chia sự khác nhau giữa
hưởng thụ giác quan hay sự từ chối các cảm giác này. Nó tập trung vào
việc giữ tĩnh lặng và hiểu biết tâm thức, vì chỉ tuệ quán mới có thể
giải phóng chúng ta ra khỏi mối bận tâm thường ngày của chúng ta với
việc cố gắng để trở nên hạnh phúc bằng cách thỏa mãn những tham muốn
của mình. Mục tiêu không phải là để tiêu diệt tất cả những ham muốn mà
để trải nghiệm chúng một cách không bám víu, để chúng ta không bị kiểm
soát bởi chúng. Trái với định kiến về Phật giáo như là một tôn giáo từ
bỏ cuộc đời, mục tiêu của Phật giáo không nhất thiết liên quan đến việc
siêu việt thế giới này để đến một thế giới khác (thiên đường, cực lạc).
Thay vì vậy, mục tiêu là đạt được trí tuệ mà nó nhận ra bản chất thật
của thế giới này, bao gồm bản chất thật của ta, và ngang qua trí tuệ
này ta được giải thoát khỏi đau khổ (dukkha).
Trong
kinh điển Pali, thậm chí còn có những lời khuyên về tài chính trong một
số bản kinh: làm thế nào để kiếm tiền, cách chi tiêu và tiết kiệm tiền
(Vyaggapajja-sutta, Anguttara Nikaya IV 281; Sigalovada-sutta, Digha
Nikaya III 180); nhiều bản kinh về thành công tài chính được thuyết
giảng cho Cấp Cô Độc, vị đại thương gia và hành giả vào thời Đức Phật
(Anguttara Nikaya I 261, II 45-48, 64-66, III 204, 206). Cư sĩ không bị
cấm trở nên giàu có, trái lại, họ được cổ vũ tìm kiếm và tích lũy của
cải một cách hợp pháp. Liên quan đến cách kiếm sống đúng đắn, cư sĩ tại
gia đã được khuyên nên tránh năm loại buôn bán: nô lệ, vũ khí, thịt,
rượu và các chất độc (Anguttara Nikaya III 208). Một số bản kinh có
quan điểm rằng sự giàu có tích cực có thể góp phần vào sự thành công
của người cư sĩ. Mặt khác, kinh Cakkavatti-Sihanada cho rằng tình trạng nghèo đói tạo ra vô luân và tội phạm như trộm cắp và giết người (Digha Nikaya III 67).
Chính
ở trong các mối quan tâm này mà nó cho thấy Phật giáo không cho rằng sự
giàu có là một trở ngại để thực hiện con đường tâm linh. Tuy nhiên,
Phật giáo không chấp nhận một đời sống tận hiến duy nhất để có được sự
giàu có. Mục tiêu cuối cùng của giác ngộ giải thoát có thể khó theo
đuổi hơn nếu chúng ta thiếu thốn, tuy nhiên một đời sống chú trọng vào
tiền bạc có thể không tốt. Giá trị của sự giàu có không thể so sánh với
mục tiêu tối thượng là đạt được Niết-bàn, trạng thái tự do thoát khỏi
đau khổ và tái sanh. Tuy nhiên, tài sản có được một cách đúng đắn theo
truyền thống được coi là một biểu hiện của phước đức, và nếu sử dụng
đúng cách, có thể mang tới lợi ích cho mọi người, vì sự giàu có tạo ra
các cơ hội để giúp đỡ người khác và để tu tập sự không chấp thủ bằng
cách phát triển sự bố thí của ta (Loy, 2003).
3.2 Tại sao là Phật giáo?
Các
lĩnh vực kinh doanh, một phần của nền kinh tế và khoa học xã hội, giải
quyết việc quản lý nguồn tài nguyên con người và tự nhiên để sản xuất,
thông thường với mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. Thật vậy, muốn
kinh tế học như là một ngành riêng biệt, nên đã sản sinh ra quan điểm
rằng hành vi kinh tế có thể được tách rời riêng biệt khỏi những niềm
tin, các giá trị, và hậu quả của các giá trị, niềm tin đó, hay các quan
hệ quyền lực và chế độ xã hội (Daniels, 2006). Mặt khác, Phật giáo có
thể được phân biệt như là một hệ thống đạo đức và một con đường chỉ ra
điều đúng hay sai trong mục đích đời người và hoạt động thế tục
(Payutto, 1994). Nó tập trung vào hạn chế tiêu thụ, hành vi hợp tác và
lợi ích tập thể đằng sau các hành vi. Khía cạnh vật chất của chất lượng
cuộc sống sẽ chỉ là một trong nhiều yếu tố để đánh giá cá nhân hay xã
hội "tiến bộ."
Tuy
nhiên, như những gì Peter Daniels (2006) lập luận, kinh doanh và kinh
tế học không được định nghĩa bởi một mô hình lịch sử; chúng liên quan
đến các hoạt động sinh kế và cách con người, các cộng đồng, các xã hội
quản lý, phân phối và sử dụng nhân lực và tài nguyên thiên nhiên khan
hiểm trong quá trình "kiếm sống của họ." Do đó, kinh tế học là sự
nghiên cứu của một tập hợp con của thực tế xã hội - những hoạt động đó
gắn liền với việc sinh kế. Mặc dù điều kiện sinh lý và bên ngoài sẽ
đóng một vai trò, các giá trị và yếu tố tinh thần khác được buộc vào là
một cơ sở quan trọng của các vấn đề kinh tế bao gồm mục đích, các lựa
chọn, và những hành động (Payutto, 1994).
Nếu
một tôn giáo như Phật giáo có ý nghĩa thiết thực trong tâm trí của mọi
người, như tôi đã trình bày trong câu chuyện về Đức Phật ở trên, nó
chắc chắn sẽ được biểu hiện rõ ràng trong thực tại xã hội, và sau đó là
lĩnh vực kinh doanh và kinh tế. Người ta thường cho rằng các nguyên tắc
hợp lý và phổ quát của Phật giáo, và bản chất vô thần và không giáo
điều của Phật giáo tạo nên một hệ thống tâm lý học hay triết học và một
hệ thống đạo đức định hình một cách sống, hơn là một tôn giáo theo
nghĩa thông thường (Nelson, 2000). Mục đích thực tiễn tập trung vào
hành vi nhận thức rõ và rèn luyện tâm này hàm ý rằng những nguyên tắc
Phật giáo rất tương hợp với lĩnh vực kinh doanh bởi lợi ích lớn
của nó trong việc sinh kế và việc phân bổ các nguồn lực.
Phật
giáo cũng được biết đến như là một tôn giáo thế giới rất linh hoạt và
dễ thích ứng với một sự tác động dung hợp lên nhiều nền văn hóa địa
phương mà nó đã ảnh hưởng trong quá khứ. Hơn nữa, nó đã trải qua sự
phân chia nội bộ và thay đổi đáng kể, ví dụ, thành các phái Theravada
và Đại thừa và nhiều phái nhỏ bên trong đó. Trải qua hai ngàn năm trăm
năm lịch sử của mình Phật giáo đã thể hiện một khả năng thích ứng với
nhiều tư tưởng mới, nền văn hóa và quốc gia. Đây là một trong những lý
do tại sao Phật giáo, trong năm thập kỷ qua, có một sự phát triển diệu
kỳ như vậy ở châu Âu và Bắc Mỹ (Field, 2007). Nó không lấy đi bất cứ
thứ gì từ một nền văn hóa; nó chỉ thêm vào các giá trị - trách nhiệm cá
nhân, tính toàn vẹn, hành vi đạo đức, và tâm linh.
Những
nguyên tắc Phật giáo chính yếu quan tâm đến làm cho mọi người hạnh phúc
với thân phận của mình trong cuộc sống thay vì cố gắng để thay
đổi điều kiện vật chất của một cá nhân hoặc cải thiện tình hình của thế
giới. Trong thực tế, nhiều học giả đã tin các giá trị Phật giáo
Theravada (Thái Lan, Campuchia, Lào, và Myanmar) hạn chế tăng trưởng
kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế mạnh tổng thể của Thái Lan trong
40 năm qua ủng hộ quan điểm rằng việc thiếu phát triển kinh tế ở
Cambodia, Lào, Miến Điện cần phải thực hiện nhiều chính sách quốc tế và
nội địa hơn là các giá trị tôn giáo của người dân.
4. Đức Phật và Phật pháp
Phần
này nhằm thảo luận và vạch ra một số lời dạy quan trọng của Đức Phật có
liên quan đến hoạt động kinh doanh. Việc thảo luận này sẽ rút ra những
hạn chế của đạo đức kinh doanh hiện tại, đưa ra một đánh giá cụ thể hơn
về sự tương đồng giữa các giá trị Phật giáo và đạo đức kinh doanh trong
các phần tiếp theo.
4.1 Hai ý nghĩa của Pháp
Lời
dạy của Đức Phật chỉ cho Pháp (Dhamma), hay sự thật. Trong Phật giáo
thuật ngữ Pháp được sử dụng để truyền đạt những cấp độ khác nhau của
chân lý, cả chân lý tương đối (cariyadhamma) và chân lý tối hậu
(sabhavadhamma). Những sự thật liên quan đến hành vi đạo đức - các hành
động hàng ngày và trong xã hội - đều là chân lý tương đối. Đây là những
sự thật liên quan đến các vấn đề tốt và xấu. Pháp ở trong ý nghĩa lớn
hơn của nó là chân lý tối hậu, hay thực tại: nó bao gồm tất cả vạn vật
như chúng là và định luật mà nhờ đó chúng thực hiện chức năng. Trong ý
nghĩa này, Pháp được sử dụng để mô tả toàn bộ chuỗi các nguyên nhân và
điều kiện, tiến trình mà theo đó vạn vật tồn tại và vận hành (Payutto,
1994).
Không
giống như phạm vi hẹp hơn của chân lý tương đối, đề cập tới sự suy xét
đạo đức riêng biệt, chân lý tối hậu hướng đến bản chất hay thực tại của
chính sự vật, đó là vượt ra ngoài mối quan tâm của tốt và xấu. Trong ý
nghĩa bao gồm tất cả này, Pháp thể hiện toàn bộ các điều kiện tự nhiên,
điều mà các nghành khoa học khác nhau tìm cách miêu tả. Như vậy, giáo
pháp của Đức Phật cho chúng ta nhiều điều hơn chứ không chỉ các nguyên
tắc chỉ đạo cho một đời sống đạo đức. Lời dạy của Ngài đưa ra một cái
nhìn sâu sắc vào bản chất của thực tại.
4.2 Bát Chánh đạo và con đường Trung đạo
Trọng
tâm giáo pháp của Đức Phật nằm ở nơi Tứ diệu đế (Cattari Ariyasaccani)
mà Ngài trình bày trong bài pháp đầu tiên cho năm vị đệ tử của mình. Tứ
diệu đế là: 1) Sự tồn tại của khổ (dukkha), 2) Nguyên nhân hay nguồn
gốc của khổ (samudaya), 3) Có một sự kết thúc khổ đau (nirodha), và 4)
Có một con đường (magga) thoát khổ đó là Bát Chánh đạo.
Sự
thật Tứ diệu đế là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Trong Phật
giáo, điều này cũng còn được gọi là Trung đạo (Majjhima Patipada), bởi
vì nó tránh hai thái cực: một thái cực là tìm kiếm hạnh phúc qua những
thú vui của các giác quan, những điều "thấp kém, tầm thường, không có
lợi ích và cách thức của người thế tục"; thái cực còn lại là tìm kiếm
hạnh phúc thông qua việc tự hành xác trong các hình thức khổ hạnh khác
nhau, đường lối này thì "đau khổ, không xứng đáng và không có lợi ích".
Chính Đức Phật sau khi đã trải qua hai thái cực này (đầu đời của mình
là một hoàng tử và thực hành khổ hạnh trong những ngày tu tập đầu tiên
của Ngài), và hiểu ra chúng là vô ích, Đức Phật đã khám phá ngang qua
kinh nghiệm cá nhân con đường Trung đạo mà nó "đem lại sự thấy biết đưa
đến đến điềm tĩnh, sáng suốt, giác ngộ, Niết-bàn “"(Walpola, 1978).
Con
đường Trung đạo thường được nhắc đến như là Bát Chánh đạo
(Ariya-Atthanika-Magga), bởi vì nó bao gồm tám phạm trù, đó là: Chánh
kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh niệm,
Chánh tinh tấn, và Chánh định.
Không
nên nghĩ rằng tám phạm trù hay những sự phân chia đạo lộ này phải nên
được đi theo và thực hành theo thứ tự, mà chúng nhiều hoặc ít phải được
phát triển đồng thời. Chúng được liên kết với nhau và mỗi chi phần giúp
tu bồi cho các chi phần khác (Walpola, 1978).
Như
thể hiện trong bảng trên, tám nguyên tắc hướng dẫn này nhằm mục đích
thúc đẩy và hoàn thiện ba yếu tố then chốt của việc rèn luyện và thực
hành Phật pháp, đó là: 1) Giới (sila), 2) Định (Samadhi), và 3) Tuệ
(Panna). Việc rèn luyện phẩm hạnh đạo đức, trong đó bao gồm Chánh ngữ,
Chánh nghiệp và Chánh mạng, là một sự thể hiện trách nhiệm xã hội của
mỗi cá nhân. Nó được xây dựng trên khái niệm rộng lớn về tình yêu phổ
quát và lòng từ bi dành cho tất cả chúng sinh, mà trên đó giáo pháp của
Đức Phật đặt cơ sở.
Việc
rèn luyện kỷ luật tâm thức, mà nó gồm có Chánh tinh tấn, Chánh niệm và
Chánh định, bao gồm việc phát triển những phẩm chất tâm và là trách
nhiệm đối với sự đứng đắn, kiên quyết và sự tiến bộ vững chắc trong
việc hành xử con đường đạo đức. Việc rèn luyện trí tuệ, mà nó gồm có
Chánh kiến và Chánh tư duy, đặc biệt bao gồm một cái nhìn thấy rõ thế
giới dựa trên tuệ quán sâu sắc về sự vô thường, đối lập, và bản chất vỗ
ngã của sự vật, tính duyên khởi của mọi hiện tượng - tất cả những thay
đổi đều có nguyên nhân và điều kiện. Đạo đức Phật giáo là bắt nguồn từ
sự hiểu biết và nỗ lực được đặc trên sự hiểu biết - trí tuệ này, những
điều đóng vai trò then chốt (Rajavaramuni, 1992).
4.3 Duyên khởi
Ngay sau đó, Đại đức Na Tiên nói với vua Milinda ... "Chẳng hay ngài đi bộ đến đây, hay đi bằng xe?"
"Thưa Đại đức, tôi không đi bộ đến đây mà đi bằng xe ngựa."
"Nếu ngài đã đi bằng xe ngựa, vậy thì xin vui lòng giải thích cho tôi cái gì là một chiếc xe ngựa. Có phải cái gọng là xe ngựa?"
"Không, thưa Đại đức!"
"Vậy thì nó là bánh xe, hay khung xe, cờ hiệu, ách, hay dây cương, hay roi đánh?"
"Không, thưa Đại đức!"
... "Như vậy, như tôi đã hỏi, tôi hoàn toàn không thể tìm ra chiếc xe ngựa. Chiếc 'xe ngựa' này chỉ là một danh xưng.
Nhưng chiếc xe ngựa thực sự là gì? Bệ hạ đã nói dối, đã nói một lời dối trá! Thực sự là không có xe ngựa! ... "
Nhưng
vua Milinda đã nói với Na Tiên: "Thưa Đại đức Na Tiên, trẫm đã không
nói dối. Do có sự phụ thuộc vào gọng xe, trục xe, bánh xe, khung, cờ
hiệu v.v…, ở đó có sự đặt tên 'xe ngựa’, sự định danh này, từ ngữ khái
niệm này, là một danh xưng tạm thời và chỉ là một tên gọi. "
"Bệ hạ đã nói rất hay về xe ngựa." (Trích từ Những câu hỏi của vua Milinda/ The Questions of King Milinda).
Văn
bản Phật giáo cổ này minh họa sự phụ thuộc lẫn nhau, sự liên hệ, bản
chất không có thực của những điều chúng ta thường coi là sự vật đối
tượng. Một chiếc xe ngựa không phải là thực thể rắn chắc, cơ học mà
chúng ta nhận biết bằng giác quan, nó cũng không được đồng nhất với
trục hay bánh của nó.
Thuật
ngữ "Duyên khởi" (paticca-samuppada) được Đức Phật sử dụng trước hết để
mô tả sự thấy biết về bản chất tồn tại của con người. Về cơ bản là một
học thuyết nhân quả, khái niệm này quá trọng tâm đối với tư tưởng Phật
giáo đến độ một sự hiểu biết đúng đắn về duyên khởi thường được công
nhận tương đương với chính sự giác ngộ (Encyclopedia of Religion,
2005). Học thuyết này được xem như một luật phổ quát; rằng tất cả các
hiện tượng, tâm lý hoặc thể chất, phụ thuộc vào các điều kiện để xuất
hiện và rằng không có thứ gì xảy ra một cách độc lập, biệt lập hay ngẫu
nhiên:
Tất
cả các hiện tượng trong vũ trụ, tuy dường như không thay đổi, thì...
chỉ đơn thuần là các sự kiện và học thuyết duyên khởi cho rằng những sự
kiện phát sinh như là một kết quả của sự hội tụ và phát sanh của nhiều
điều kiện; rằng sự nối tiếp của các sự kiện được quy định bởi các điều
kiện đó mà từ đó nó phát sinh, hay nói một cách khác, hội tụ tại thời
điểm nó xảy ra. (The Encyclopedia of Buddhism).
Ví
dụ, để một cái cây mọc lên, các điều kiện đất, nước phải hội tụ, thậm
chí nhiều điều kiện khác như hạt giống phải tươi và không bị hỏng, phải
được xử lý trước; nếu không, hạt giống có thể sẽ trở thành một cái hạt
khô và biến thành mùn đất (Samyutta Nikaya III 54). Như một quy luật
phổ quát, thuyết nhân duyên được giữ vững vì nó thích hợp với tất cả
các hiện tượng, vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, lịch sử và
thuyết mạt thế.
5. Phật giáo là một phần của giải pháp
Khám
phá những giới hạn của đạo đức kinh doanh ở phần đầu tiên, một sự thảo
luận ngắn gọn về lý do tại sao tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo có thể
đóng góp vào nghiên ở phần thứ hai, và phần thứ ba về lời dạy của Đức
Phật, chúng ta nên tiến hành ngay bây giờ việc ứng dụng những lời dạy
này trong lĩnh vực kinh doanh.
5.1 Nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân
Tôi
muốn bắt đầu việc thảo luận của mình với những câu chuyện như sau:
Jean-Paul Sartre một lần đối diện với một học sinh rắc rối trong Chiến
tranh thế giới thứ hai. Học sinh này hỏi Sartre là nên để lại người mẹ
dễ bị tổn thương của mình và tham gia Lực lượng giải phóng Pháp hay ở
lại với mẹ mình và nhờ đó cứu được cuộc sống của bà. Câu trả lời của
Sartre là: "Em tự do, vì thế em có quyền lựa chọn sáng tạo. Không có
luật lệ đạo đức chung nào có thể chỉ ra cho em những gì em nên làm.".
Cậu học trò không hài lòng với câu trả lời của nhà triết học và hỏi cậu
của cậu ta, một sĩ quan quân đội, cùng một câu hỏi để có được một ý
kiến thứ hai. Ông cậu trả lời: "Là một sĩ quan quân đội, cậu sẽ khuyên
cháu thực hiện nhiệm vụ đối với quốc gia của mình, để lại mẹ và gia
nhập quân đội. Tuy nhiên, là người cậu của cháu, cậu muốn cháu ở nhà và
chăm sóc mẹ cháu, là em gái của cậu" (Ims, 2006).
Trong
truờng hợp trên, rõ ràng rằng Sarttre để lại hoàn toàn trách nhiệm cho
cậu học sinh, yêu cầu cậu ta nhận lấy trách nhiệm bản thân. Không phải
là vai trò của Sartre nhận lấy những gánh nặng đạo đức từ bất kỳ ai.
Mặt khác, người cậu của cậu học sinh rõ ràng bị mắc kẹt bên trong hai
vai trò đối nghịch nhau (vừa là một sĩ quan quân đội vừa là anh trai
của mẹ cậu học sinh). Theo Applbaum (1999), thuật ngữ vai trò có thể
được sử dụng để mô tả "các vị trí công việc với một vài mức độ mang
tính quy tắc và vững bền, và ở đó có những mong đợi của tập thể, tuy
nhiên không chính thức hoặc không được thừa nhận, về sự đóng góp của vị
trí, nhiệm vụ, giá trị và đức hạnh”. Ghi nhớ điều này, một giám đốc
hoặc quản lý có một vai trò, nhưng khách hàng độc đoán hơn thì không.
Một
số niềm tin không bị trói buộc với một vai trò cụ thể, và viện dẫn vai
trò của bản thân không bao giờ là một cơ sở đúng đắn cho nắm giữ niềm
tin. Ví dụ, tuyên bố: "Kể từ khi tôi là một nhà lãnh đạo trong một tổ
chức kinh doanh, mục tiêu chính của tôi là để tối đa hóa lợi nhuận của
tổ chức," không phải là một chuỗi lý luận hợp lý. Là một nhà lãnh đạo,
anh ta có một trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu của tổ chức,
miễn là không gây hại đến thiên nhiên, cộng đồng, những người đang sống
hoặc thế hệ tương lai trong quá trình này. Tuy nhiên, là một nhà lãnh
đạo kinh doanh không phải một vị trí hợp lệ trong việc giảm thiểu mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty (Ims, 2006). Tham khảo các
trích dẫn trên, chúng ta có thể nói rằng mọi người đều tự do và có thể
thực hiện tốt những vai trò khác nhau của mình; ẩn sau vai trò của mình
và giả vờ rằng chúng ta không có tự do là đánh lừa bản thân mình cũng
như những người khác.
Bây
giờ chúng ta trở lại câu hỏi then chốt: Vai trò trong công việc (đặc
biệt là các giám đốc điều hành và nhà quản lý hàng đầu) có tạo nên sự
miễn trách nhiệm cá nhân? Hoặc là trách nhiệm cá nhân là một vấn đề
luôn liên hệ với danh tính của người đó và biểu hiện đạo đức của chính
họ, như vậy mang đến nét độc đáo và riêng biệt cho mỗi hành động được
thực hiện bởi những người đại diện công ty với vai trò của họ trong
công việc?
Roszak
(1981) cho rằng trách nhiệm cá nhân là "Nét đặc biệt cốt yếu mà nó tách
biệt sự làm công đơn thuần với nghề nghiệp đích thực." Nghề nghiệp, như
được "gọi", đề cập đến việc "lao động tốt và có đạo đức chân chính".
Roszak nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm cá nhân đối với người khác, và với
các vấn đề sinh thái. Theo đó mỗi người nên tự hỏi: Công việc có lương
thiện và hữu ích không? Nó có phải là một sự đóng góp thực sự cho nhu
cầu của con người? Như những gì Ims (2006) trình bày, "Các giá trị cá
nhân làm cơ sở cho các giá trị mà chúng ta ‘tán thành và tuân thủ’ ở
trong cuộc sống nghề nghiệp của chúng ta. Những giá trị tổ chức ít vững
bền hơn so với các giá trị “sâu sắc và gắn liên với đời sống” của từng
cá nhân."
5.2 Bát Chánh đạo như là một nguyện tắc bổ sung
Các
nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo không chỉ dành cho một công ty
hay tập đoàn cụ thể. Trong thực tế, những nguyên tắc này không bắt đầu
từ tổ chức, mà chúng bắt đầu từ bạn và tôi - những người trong công ty.
Để áp dụng tốt hơn và áp dụng những nguyên tắc này vào công ty, tôi sẽ
sử dụng mô hình của Tetsunori Koizumi (2010) trong việc chia Bát Chánh
đạo thành các tập hợp, mỗi tập hợp bao gồm bốn phạm trù như chúng ta có
thể thấy bên dưới:
Là
một nhóm, bốn yếu tố trong tập hợp đầu tiên tất cả đề cập đến vấn đề
tinh thần. Chúng có thể được hiểu là tương ứng với bốn hình thái hoạt
động của tâm ý: sự hiểu biết, tư duy, ước muốn và chánh niệm. Bốn yếu
tố này thuộc một nhóm do đó được diễn giải nhằm nói lên tầm quan trọng
của việc duy trì cõi tâm đúng đắn. Mặt khác, bốn yếu tố trong tập hợp
thứ hai tất cả đề cập đến các hoạt động của thân như nói năng, hành
động, sự cố gắng, và kiếm sống (sinh kế của một người) - và do đó có
thể được diễn giải để nói lên tầm quan trọng của việc quan sát qua việc
sử dụng đúng đắn thân thể (Koizumi, 2010). Bát Chánh đạo, như một hướng
dẫn thực tế kiểm soát cuộc sống của một người, trong trường hợp của
chúng ta, là dành cho giám đốc điều hành, những nhà quản lý hàng đầu và
người làm công, như vậy chú ý đến tầm quan trọng trong việc giữ cân
bằng thích hợp giữa tâm trí và cơ thể, giữa các hoạt động tinh thần và
thể chất.
5.3 Trung đạo như một trạng thái cân bằng toàn diện
Ý
tưởng trọng tâm phía sau con đường Trung đạo, như những gì chúng ta đã
thảo luận ở trên, là ý tưởng về sự cân bằng giữa hai thái cực khổ hạnh
và hưởng dục. Đức Phật chính yếu nói về tầm quan trọng của việc duy trì
sự cân bằng cho người tìm kiếm sự giác ngộ. Nhưng sự tồn tại của mỗi cá
nhân là một hệ thống (vai trò của mỗi người trong kinh doanh - giám đốc
điều hành, quản lý hàng đầu, hay nhân công) tồn tại trong không gian
tổng hợp nếu tất cả hệ thống được gọi là vũ trụ (môi trường kinh
doanh). Như vậy chúng ta có thể giải thích Trung đạo như một trạng thái
cân bằng cho các vai trò công việc của từng người như một hệ thống mở
trong môi trường kinh doanh. Trạng thái cân bằng đó, ở cấp độ vi mô, áp
dụng vào những vai trò kinh doanh, cũng như ở cấp độ vĩ mô là áp dụng
vào môi trường kinh doanh.
Ở
cấp độ vi mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái "cân
bằng toàn diện" trong vai trò công việc của từng cá nhân như một hệ
thống phức hợp của các hoạt động tinh thần và thể chất. Điều này phù
hợp với các nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo mà chúng ta đã thảo
luận ở trên. Điều quan trọng ở đây là, để theo đuổi trách nhiệm cá
nhân, cả tâm và thân, cả khía cạnh tinh thần và thể chất của sự tồn tại
của chúng ta, phải được duy trì trong trạng thái cân bằng toàn diện. Ở
cấp độ vĩ mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái cân bằng
giữa vai trò cá nhân trong công việc và môi trường kinh doanh, hay cụ
thể hơn, đó là công ty. Sự giải thích này được đề xuất theo thế giới
quan của Đức Phật, đó là tính hệ thống và sự tiến triển. Môi trường
kinh doanh (môi trường làm việc, đồng nghiệp, và các nhà lãnh đạo) ảnh
hưởng đến vai trò cá nhân bằng nhiều cách. Đổi lại, vai trò cá nhân ảnh
hưởng đến môi trường kinh doanh thông qua tinh thần trách nhiệm, sự
tham gia sản xuất, thái độ làm việc v.v… Nơi cái nhìn ảnh hưởng hỗ
tương như vậy giữa các vai trò của từng cá nhân trong công việc và môi
trường kinh doanh, rõ ràng rằng Bát Chánh đạo và Trung đạo, con đường
duy trì sức khỏe của cá nhân, cũng là con đường duy trì sức khỏe của
công ty.
5.4 Thuyết Nhân duyên như là một trạng thái của sự hiểu biết
Bên
cạnh "lòng tham", điều thường được coi là vấn đề chính của đạo đức con
người, lập luận của tôi là một nguyên nhân khá rõ của việc làm sai trái
trong kinh doanh là do một quan niệm sai lầm trong việc kinh doanh hoặc
thiếu hiểu biết đúng đắn. Như những gì Solomon (1994) giải thích, nó
đến từ việc không nhìn thấy "bức tranh lớn", một loại cận thị đạo đức,
và một ý thức không đầy đủ về vai trò của bản thân và nhân phẩm của
mình, điều bị che lấp bởi sự cấp bách của mục tiêu, tham vọng, và nhu
cầu.
Như
những gì ý tưởng của giáo lý duyên sinh cho thấy, tất cả chúng ta đều
phụ thuộc lẫn nhau; chúng ta là một phần của nhau. Trong ý nghĩa đó,
một người phải tư duy rằng chính mình là một thành viên của cộng đồng,
và phấn đấu để xuất sắc, để mang lại những gì tốt nhất nơi chính chúng
ta và doanh nghiệp chung của chúng ta. Đạo đức kinh doanh được quan
niệm như vậy là sự tự nhận thức xã hội hiển nhiên, một ý nghĩa rõ ràng
về mục đích, danh dự, và đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
là dành cho cá nhân - mặc dù không mang ý nghĩa cá nhân hay chủ quan –
hơn là giải pháp chính sách đối với đạo đức kinh doanh (Solomon, 1994).
6. Kết luận
Như
đã trình bày trong suốt bài viết này, giải pháp Phật giáo đối với với
đạo đức kinh doanh đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc chuyển hóa cá
nhân như một phần của tiến trình chuyển hóa tập thể. Nếu 2 mặt này là
trung tâm của “sự đau khổ” trong kinh doanh của chúng ta, dễ hiểu tại
sao ta phải thực hiện trên cả 2 cấp độ. Những gì bài viết này đề xuất
không phải để lật đổ mô hình đạo đức kinh doanh hiện nay của chúng ta,
mà bày tỏ những cách thức mà ở đó các nguyên tắc và giáo lý Phật giáo
có thể cải thiện một số những thiếu sót của các mô hình hiện tại.
Bởi
vì tác động của kinh doanh ngay nay là toàn cầu, trách nhiệm của nó
cũng phải mang tính toàn cầu. Những hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đáng
kể đến số phận và sự sống còn của các hệ sinh thái tự nhiên cũng như
điều kiện sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Để trở thành một
công ty với đầy đủ đạo đức, như những gì Laszlo Zsolnai (2006) thể
hiện, doanh nghiệp phải được tiến hành theo các cách bền vững, xã hội
tiến bộ và các phương cách phát triển cho tương lai. Thực hiện đạo đức
kinh doanh không phải là một sự xa xỉ; nó là yêu cầu đối với các doanh
nghiệp hiện đại để tồn tại trong một thế giới có quy mô hủy hoại sinh
thái lớn và sự tan rã xã hội (Zsolnai, 2006).
Bài
viết này không cố gắng để giảm bớt các hoạt động kinh doanh cho nhân
loại, hay cụ thể là các tôn giáo. Nó chỉ đơn thuần lập luận rằng việc
áp dụng đạo đức với môi trường kinh doanh phải đối mặt với những gì
liên quan đến con người mà đã và đang tiềm ẩn trong cuộc sống doanh
nghiệp. Cuối cùng, những gì được lập luận ở đây tương tự như quan điểm
của triết gia John Stuart Mill, người đã nhận xét rằng "con người vẫn
là con người trước khi họ trở thành luật sư, bác sĩ, thương gia, hoặc
nhà sản xuất, và nếu ta khiến họ trở thành người có năng lực và nhạy
bén, chính họ sẽ là các luật sư, bác sĩ, hoặc các thương gia có năng
lực và nhạy bén".
* Wan Kah Ong: University of the West, California, USA; Peng Chan: California State University, Fullerton, California, USA.
Nguồn: freepatentsonline.com
Tài liệu tham khảo:
Applbaum, A.I. (1999). Ethics for Adversaries: The morality of roles in public and professional life. Princeton, New Jersey: Princeton University Press.
Buchholz, Rogene. (1991). Corporate responsibility and the good society: From Economics to Ecology. Business Horizons, July/August, 24.
Carr, Alfred. (1968). Is business bluffing ethical? Harvard Business Review 46, January/February, 143-53.
Daniels, Peter. (2006). Reducing society's metabolism. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang. Encyclopedia of Buddhism. 2n ed. (1996). Sri Lanka: The State Printing Corporation.
Field, Lloyd. (2007). Business and the Buddha: Doing well by doing good. Boston, MA: Wisdom Publications.
Fort, Timothy L. (2008). Prophets, profits, and peace: The positive role of business in promoting religious tolerance. New Haven: Yale University Press.
Friedman, Milton. (1962). Capitalism and freedom. Chicago: University of Chicago Press.
Ghillyer, Andrew W. (2010). Business ethics: A real world approach. Boston: McGraw Hill Higher Education.
Hipsher, Scott A. (2010). Business practices in Southeast Asia: An interdisciplinary analysis of Theravada Buddhist countries. London: Routledge.
Ims, Knut J. (2006). Take it personally. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.
Jones, Lindsay, Eliade, Mircea, & Adams Charles J. (2005). Encyclopedia of religion. Detroit: Macmillan Reference USA.
Jones, Richard. (1994). Concerning secularists' proposed restrictions of the role of religion in American politics. Hawaii: Brigham Young University.
Koizumi, Tetsunori. (2010). The Noble Eightfold Path as a prescription for sustainable living. In Richard K.
Payne (Ed.) How much is enough: Buddhism, consumerism, and the human environment. Boston: Wisdom Publication.
Loy, David R. (2003). The great awakening: A Buddhist social theory. Boston: Wisdom Publication.
Nelson, Darren. (2000). Why is Buddhism the fastest growing religion in Australia? BuddhaZine [online], Retrieved November 6, 2011, from http://www.buddhanet.net/wh ybudoz.htm
Payutto, P.A. (1994). Buddhist economics: A middle way for the market place. Bangkok, Thailand: Buddhadhamma Foundation.
Rajavaramuni, Phra. (1992). Foundations of Buddhist social ethics. In Charles S. Prebish (Ed.) Buddhist ethics: A cross-cultural approach. Iowa: Kendall/Hunt Publishing.
Roszak, T. (1981). Person/planet: The creative disintegration of industrial society. London: Granada.
Solomon, Robert S. (1994). Business and the humanities: An Aristotelian approach to business ethics. In Thomas Donaldson & R. Edward Freeman (Eds.), Business as a humanity (pp. 45-75). New York: Oxford University Press.
The Questions of King Mi/inda [online], Retrieved October 25, 2011, from http://www.budsas.org/ebud/ebsut045.htm
Walpola, Rahula (1978). What the Buddha taught. London: G. Fraser.
Weiss, J. W. (1994). Business ethics: A managerial, stakeholder approach. Belmont, Calif: Wadsworth Pub. Co.
Zsolnai, Laszlo (2006). Ethical business. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.
Phật giáo và đạo đức kinh doanhWan Kah Ong & Peng Chan*
1.Giới thiệu
Mục
đích của bài viết này xác định những đặc điểm chung của các hệ thống
kinh doanh hiện nay mà chúng tương hợp với giá trị Phật giáo. Đồng
thời, áp dụng các nguyên tắc và lời dạy của Đức Phật, bài viết này tìm
cách hòa giải những xung đột không có thật tồn tại giữa hai hệ thống
này. Bài viết bắt đầu bằng cách xem xét một số hạn chế và thách thức đe
dọa việc thực hành đạo đức trong môi trường kinh doanh. Tiếp theo, bài
viết sẽ thảo luận về một số nhận thức sai lầm thông thường mà mọi người
đang có về Phật giáo và giáo lý Phật giáo, với một cái nhìn tổng quan
về các quan điểm trọng yếu của đạo đức Phật giáo. Tiếp theo là đánh giá
tính thích hợp, bản chất và những hàm ý của Phật giáo, về việc bổ sung
sự ứng dụng đạo đức kinh doanh vào môi trường hiện nay.
2. Xem xét tài liệu
2.1 Những giới hạn của đạo đức kinh doanh
Có
một số câu hỏi then chốt mà chúng ta nên hỏi trước khi nghiên cứu lĩnh
vực đạo đức kinh doanh: "Các công ty liệu có là các tổ chức lý trí và
phi cảm tính? Liệu một công ty có lương tâm? Một công ty có chịu trách
nhiệm về đạo đức với xã hội? Nếu có, thì ở mức độ nào?”
Những
câu hỏi này là một phần trong một cuộc tranh luận đang diễn ra mà nó
xoay quanh những vấn đề sau đây: 1) Nếu một công ty không có lương tâm
và chủ yếu là một tổ chức vì lợi nhuận phi cảm tính, thì những trách
nhiệm gì một công ty phải có với các bên liên quan, chẳng hạn như người
tiêu dùng, nhân viên, chính quyền, và xã hội? Luật lệ nào, và ai, nên
chi phối và kiểm soát hoạt động của công ty, những hoạt động có dính
líu về mặt đạo đức với các bên liên quan của công ty, nếu công ty không
thể hoặc sẽ không làm như vậy? 2) Nếu một công ty có nhiều hơn một
thành viên liên quan đến hoạt động tạo lợi nhuận, điều gì là nền tảng
và cơ sở về trách nhiệm đạo đức của nó? Từ đó liệu công ty có chịu
trách nhiệm nào ngoài các nghĩa vụ kinh tế của mình? Công ty nên đáp
ứng trách nhiệm đạo đức và xã hội của mình với bên liên quan với nó như
thế nào? (Weiss, 1994).
Bài
viết này bắt đầu bằng việc thảo luận và đánh giá hai quan điểm khác
nhau về bản chất của các công ty (tập đoàn) và trách nhiệm xã hội của
họ như đã đề cập ở trên: 1) Quan điểm đầu tiên về bản chất không có
lương tâm và là một tổ chức phi cảm tính – một thành viên liên quan chỉ
cam kết với các cổ đông và chủ sở hữu của nó; 2) quan điểm thứ hai xem
xét các tập đoàn như một tổ chức liên đới cả môi trường kinh doanh và
xã hội, có nghĩa là bên cạnh nghĩa vụ kinh tế của mình cho cổ đông,
công ty có lương tâm và hoạt động như một đại diện đạo đức trong mối
quan hệ với các bên liên quan.
2.2 Quan điểm thứ nhất: Các tập đoàn không có lương tâm
Rất
ít người không đồng ý với thực tế là hầu hết các tập đoàn kinh doanh để
kiếm lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Một câu hỏi quan trọng là
liệu công ty có thể và nên có trách nhiệm về mặt đạo đức với các bên
liên quan ngoài các cổ đông của họ hay không. Quan điểm của các "tập
đoàn là tổ chức phi tình cảm, vì lợi nhuận" cho rằng nghĩa vụ chính của
các doanh nghiệp là tạo lợi nhuận, không phải là để hành động có trách
nhiệm đạo đức. Theo quan điểm này, các cơ sở trách nhiệm đạo đức nằm
bên ngoài công ty. Quan điểm này thì quan trọng trong lĩnh vực đạo đức
kinh doanh, vì định nghĩa các công ty như một tổ chức phi cảm tính cho
thấy rằng trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý không thể quy cho
một tổ chức (Weiss, 1994).
Adam
Smith (1723-1790) là người đầu tiên đề xuất quan điểm này. Ông lập luận
rằng các doanh nghiệp là các tổ chức phi luân lý không có ý thức về đạo
đức (không có nghĩa là trái đạo đức) mà chúng thúc đẩy lợi ích cá nhân
và lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu, và cho rằng lợi ích riêng của
từng cá nhân tạo động lực và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của xã hội
và đó là do có "bàn tay vô hình" đã định hướng và thúc đẩy lợi ích
chung của xã hội. Theo quan điểm này, trách nhiệm xã hội cần đến các
luật lệ và sự bắt buộc thực thi luật lệ, nhưng điều này là trách nhiệm
của nhà nước, không phải của doanh nghiệp. Những người gần đây ủng hộ
quan điểm này bao gồm nhà kinh tế học Milton Friedman, người đã mạnh mẽ
cho rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm xã hội nào ngoài việc tối đa
hóa lợi nhuận.
Quan
điểm đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi rằng các ban quản trị và các
nhà lãnh đạo lao động có trách nhiệm xã hội ngoài nghĩa vụ phục vụ lợi
ích của các cổ đông của họ hoặc các thành viên quản trị. Quan điểm này
cho thấy một quan niệm sai lầm cơ bản về các đặc tính và bản chất của
một nền kinh tế tự do. Trong một nền kinh tế như vậy, có một và chỉ có
một trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội - là sử dụng nguồn lực của
mình và tham gia vào các hoạt động phù hợp để tăng lợi nhuận của mình,
miễn là nó nằm trong các quy tắc của cuộc chơi, rõ hơn là, tham gia một
cuộc cạnh tranh mở và tự do, mà không có sự lừa dối, gian lận... Vài xu
hướng có thể phá hủy triệt để các tổ chức trong xã hội tự do của chúng
ta như việc chấp nhận của các lãnh đạo công ty về việc ưu tiên trách
nhiệm xã hội hơn là tạo ra càng nhiều lợi nhuận cho các cổ đông của họ
càng tốt (Friedman, 1962).
Từ
trích dẫn ở trên, Friedman rõ ràng chủ trương rằng các công ty không
kinh doanh để giúp đỡ xã hội, đúng hơn là, để giúp các doanh nghiệp đáp
ứng trách nhiệm chính mình – tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và
cổ đông.
Tuy nhiên, có một số hạn chế liên quan đến quan điểm vẫn đang phổ biến này. Joseph Weiss (1994) trong cuốn sách “Đạo đức kinh doanh”
của mình đã vạch ra những suy xét sau. Đầu tiên, quan điểm các công ty
như là các tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích củng cố nhận thức
rằng các công ty và hành động của họ thì phi luân lý. Để lập luận rằng
các công ty tổ chức không có nền tảng đạo đức để chịu trách nhiệm với
các hoạt động của mình là để đưa ra giả thuyết rằng những nhà quản lý
có quyển tự do để sử dụng các nguồn tài nguyên lớn cho các hoạt động
công ty và điều đó có thể gây hại cho người tiêu dùng. Thứ hai, góc
nhìn công ty là tổ chức phi cảm tính không nhằm mục đích có thể cung
cấp một sự bảo vệ dành cho các chủ sở hữu quyền lực và các nhà quản lý
hàng đầu bằng sự bất lợi cho các nhân viên cấp dưới, những người có thể
trở thành con dê tế thần cho các hoạt động bất hợp pháp của công ty.
Thứ ba, các công ty cũng như các tổ chức kinh tế đều có nhân tính, thì
tại sao các tổ chức được đăng ký hợp pháp không mang nghĩa vụ và trách
nhiệm cho hạnh phúc của cộng đồng nơi họ thực hiện kinh doanh và cho
công nhân viên, những người làm nên sự tồn tại của họ? Thứ tư, sự sản
xuất trong nền kinh tế cạnh tranh và vì chỉ lợi nhuận không tất yếu sản
xuất ra sản phẩm tốt nhất với số lượng lớn nhất.
Weiss
tiếp tục lập luận rằng, không có sự hợp tác từ địa phương, tiểu bang,
chính phủ liên bang và công chúng, nhiều doanh nghiệp không thể trang
trải việc duy trì hoạt động công ty hoặc "chi phí bên ngoài," (các chi
phí phát sinh của các doanh nghiệp nhưng được chi trả bằng xã hội,
chẳng hạn như các ảnh hưởng phụ lên không khí và ô nhiễm nguồn nước).
Liên quan đến sự chỉ trích này là một sự thật rằng không phải tất cả
các doanh nghiệp đều có thể tồn tại hoàn toàn ở thị trường tự do, một
số doanh nghiệp bị kiểm soát và được hỗ trợ bởi chính phủ, đó là, bằng
tiền thuế của công chúng. Điển hình là Tập đoàn Chrysler, nếu
không có một khoản vay của chính phủ vào năm 1979, công ty có lẽ
sẽ không còn tồn tại.
Quan điểm thứ hai: Những tập đoàn như những cổ đông xã hội và kinh tế
Quan
điểm khác, rất phổ biến ở hầu hết các tập đoàn hiện nay, cho rằng các
công ty vì lợi nhuận là pháp nhân và là một tập hợp của nhiều cá nhân
và nhóm. Các giám đốc điều hành và cán bộ quản lý cấp cao được thuê để
tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu và cổ đông. Tuy nhiên, để thực hiện
việc này, công ty cũng phải đáp lại một loạt các lợi ích, quyền lợi và
nhu cầu chính đáng của các bên liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp, các cơ quan chính phủ). Từ quan điểm này, công ty có nghĩa vụ
đáp ứng quyền lợi về kinh tế của các chủ sở hữu; tuy nhiên, để tồn tại
và thành công, nó cũng phải đáp ứng yêu cầu về pháp lý, xã hội, chính
trị và môi trường với một tập hợp các bên liên quan trong nội bộ cũng
như bên ngoài (Weiss, 1994).
Cũng
được gọi là giải pháp khế ước xã hội đối với quản lý doanh nghiệp,
phương pháp này lập luận rằng vì công ty phụ thuộc vào xã hội để tồn
tại và tiếp tục phát triển, có một nghĩa vụ cho công ty để đáp ứng nhu
cầu của xã hội đó chứ không phải chỉ riêng nhu cầu của một nhóm khách
hàng mục tiêu. Bằng cách nhận biết tất cả các bên liên quan của họ chứ
không phải chỉ là cổ đông của họ, các công ty phải duy trì một tầm nhìn
dài hạn hơn là chỉ đối phó với số liệu thu nhập hàng quý (Ghillyer,
2010).
Quan
điểm bên liên quan của công ty đã trở thành một quan điểm hữu ích cho
sự hiểu biết trách nhiệm xã hội và đạo đức của một công ty đối với các
chủ thể liên quan của mình. Tuy nhiên, tương tự với quan điểm đầu tiên,
quan điểm này về công ty cũng có các phê bình. Một số người cho rằng
quan điểm này không có nền tảng lý thuyết vững chắc cho sự đáp ứng về
mặt xã hội của công ty. Rogene Buchholz (1991) trong bài viết "Trách
nhiệm doanh nghiệp và một xã hội tốt đẹp" lập luận rằng "mô hình bên
liên quan là một công cụ hữu ích để phân tích và mô tả nhiều mối quan
hệ khác nhau mà một công ty có để cấu thành chính nó trong xã hội,
nhưng nó không có nghĩa là một cố gắng mang nặng tính lý thuyết để cung
cấp một mô hình mới mà thậm chí sẽ bắt đầu thay thế các mô hình kinh
tế”. Nói cách khác, không có nguồn và cơ sở cho các trách nhiệm đạo đức
trong mô hình các bên liên quan. Có thể lập luận rằng quan điểm này chủ
yếu dựa trên phương diện kinh tế và tập trung vào việc tối đa hóa lợi
nhuận giống như quan điểm đầu tiên.
2.4 Những giới hạn khác của đạo đức kinh doanh
Nhiều
tiêu điểm đã được đặt vào các chính sách của công ty và quy tắc đạo
đức; điều này phổ biến hiện nay và người ta có thể cho rằng những điều
này sẽ đảm bảo rằng các công ty sẽ đưa ra các quyết định có tính đạo
đức khi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này có thể không phải
luôn luôn đúng. Thật vậy, một số học giả cho rằng các chính sách của
công ty và các quy tắc đạo đức là không đủ để cấu thành đạo đức. Robert
Solomon (1994) đã lập luận rằng có thiếu sót nào đó từ các quyết định
chính sách, mà trọng tâm chắc chắn gần như không đặt lên bất kỳ đối
tượng nào, và đó là trách nhiệm cá nhân.
Các
câu hỏi về trách nhiệm tràn ngập khắp mọi tập đoàn, và luôn luôn có
nhiều ứng viên lớn để đổ lỗi, miễn là họ phải được tìm ra ở một nơi nào
khác, nhưng vì có quá nhiều và tiêu điểm trách nhiệm thường là quá khó
để tìm. Đây là lý do tại sao các tập đoàn hiện nay thì rất thường hay
bị rung chuyển và làm suy yếu bởi việc sa thải thiếu sự cân nhắc hoặc
thay thế toàn bộ bộ phận - giám đốc điều hành không biết ai để đổ lỗi,
và vì vậy họ đổ lỗi và trừng phạt tất cả mọi người. Trách nhiệm được
đặt lên "hệ thống" hoặc lên các chính sách hiện tại mà sau đó trở thành
tâm điểm của một cuộc tranh luận dường như vô tận. Cái gì cần được loại
bỏ và trở thành đặc điểm chính của đạo đức kinh doanh là sự thừa nhận
rằng quyết định này là của chính mình, sự hiểu biết rằng đạo đức không
chỉ là một vấn đề đối với ban điều hành, các ủy ban quản trị, và người
giám sát của chính phủ mà còn cho tất cả chúng ta, trong những việc nhỏ
cũng như ở trong những vở kịch lớn hơn trong đời sống hàng ngày của
chúng ta (Solomon, 1994).
Ngoài
ra, đại diện doanh nghiệp ngày nay thường có lập luận rằng "kinh doanh
cũng giống như chơi bài và tách biệt với đạo đức của cuộc sống hàng
ngày" (Carr, 1968) - bạn phải "lừa gạt" để tồn tại. Ý tưởng rất chia
rẻ, khi thế giới kinh doanh hiện đại không quá dễ dàng, một cá nhân từ
đời sống nghề nghiệp, tin tưởng rằng "kinh doanh là kinh doanh," sẽ là
không thể hình dung được. Hầu hết mọi người trong kinh doanh hiện nay
đồng hóa chính mình với chính công ty của họ. Đạo đức của họ, ít nhất
là trong công việc, chắc chắn được đồng hòa với các giá trị của công ty
và ngành công nghiệp, tuy nhiên một người mạnh mẽ có thể phản đối và
tách biệt đạo đức cá nhân của mình với những giá trị trên (Solomon,
1994).
Sự
tách biệt giữa đạo đức cá nhân với công việc, "sự tha hóa" theo
Friedrich Schiller, đưa chúng ta đến đòi hỏi rằng đức hạnh trong kinh
doanh độc lập với đức hạnh của những điều khác trong cuộc sống của
chúng ta, và điều này phủ nhận tính riêng biệt hoặc của vai trò kinh
doanh, hoặc của cuộc sống của chúng ta. Điều này do đó dựng nên một
thảm kịch trong đó một nhân công bị áp lực vi phạm "giá trị cá nhân"
của mình bởi vì, góc nhìn kinh doanh đơn thuần là kinh doanh, anh ta
hoặc cô ta "không thực sự có bất kỳ sự lựa chọn nào."
Sau
khi đã đặt ra những giới hạn của đạo đức kinh doanh, bây giờ chúng ta
xem xét Phật giáo và xem những giá trị gì mà tôn giáo này có thể đóng
góp cho lĩnh vực đạo đức kinh doanh.
3.Tôn giáo, Phật giáo và kinh doanh
Người
ta dựa vào niềm tin tôn giáo trong việc đưa ra các quyết định có ảnh
hưởng đến những người khác; khi một người có một niềm tin tôn giáo, nó
đơn giản không thể định hình nên một cuộc sống mà nó loại trừ những
niềm tin đó ra khỏi mọi liên quan thực tế (Fort, 2008). Niềm tin tôn
giáo có khả năng trở thành yếu tố cấu thành toàn bộ khuôn khổ đạo đức
toàn vẹn của một người. Đó là lý do tại sao Richard Jones đã viết:
Tôn
giáo tạo ra một khuôn khổ mà nó cung cấp ý nghĩa cho toàn bộ đời sống
của một người. Do đó, nó là không thực tế để hy vọng tách rời đức tin
tôn giáo khỏi lĩnh vực quan điểm hoàn toàn riêng tư mà không có ảnh
hưởng lên các hành động cộng đồng của họ. Tôn giáo không điều chỉnh chỉ
những phạm vi giới hạn trong đời sống tôn giáo – tôn giáo không phải là
hạn chế tự do hoặc đời sống riêng tư hay cá nhân. Thay vì vậy, tôn giáo
bao hàm toàn diện trong ý nghĩa rằng tất cả các khía cạnh của cuộc sống
của một người là liên quan ở mức độ này hay mức độ khác với khuôn khổ
cơ bản này (Jones, 1994).
Tư
tưởng phương Tây đầu tiên về điểm chung giữa tôn giáo và kinh tế tập
trung chủ yếu vào các tác động tiêu cực của tôn giáo truyền thống vào
việc cải thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống. Trớ trêu thay, bây
giờ có một ý thức tỉnh ngộ rõ ràng và hoài nghi về mô hình tăng trưởng
và phát triển "phi luân lý," "khoa học” của phương Tây (Daniels,
2006). Thật là kỳ lạ rằng trong một môi trường kinh doanh đòi hỏi trách
nhiệm đạo đức của các nhà lãnh đạo kinh doanh, một nền tảng cho sự hiểu
biết về các nghĩa vụ đạo đức - truyền thống tôn giáo - bị loại khỏi các
cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
3.1 Đức Phật với sự thịnh vượng và nghèo khó
Khởi
đầu, giống như nhiều tôn giáo khác, ý tưởng liên kết Phật giáo với kinh
doanh xuất hiện như là một nghịch lý nghiêm trọng. Sự đáp ứng các ước
muốn cá nhân và lợi ích vật chất tràn ngập các mục đích và hành động
của các hoạt động kinh doanh dường như trực tiếp mâu thuẫn với thế giới
quan Phật giáo. Tuy nhiên, giả định này được dựa trên sự nhầm lẫn và
hiểu lầm về Phật giáo đối với quan điểm về lợi ích vật chất và sự giàu
có.
Theo
truyền thống, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ một cuộc sống đặc ân với
khoái lạc và an nhàn để đến với cuộc sống gian khổ của một người sống ở
rừng, tuy nhiên quá trình tu tập khổ hạnh của Ngài đã không đem lại sự
giác ngộ mà Ngài muốn tìm kiếm. Ngài tiếp đến tìm ra một "con đường
Trung đạo" mà đó không chỉ đơn giản là phân chia sự khác nhau giữa
hưởng thụ giác quan hay sự từ chối các cảm giác này. Nó tập trung vào
việc giữ tĩnh lặng và hiểu biết tâm thức, vì chỉ tuệ quán mới có thể
giải phóng chúng ta ra khỏi mối bận tâm thường ngày của chúng ta với
việc cố gắng để trở nên hạnh phúc bằng cách thỏa mãn những tham muốn
của mình. Mục tiêu không phải là để tiêu diệt tất cả những ham muốn mà
để trải nghiệm chúng một cách không bám víu, để chúng ta không bị kiểm
soát bởi chúng. Trái với định kiến về Phật giáo như là một tôn giáo từ
bỏ cuộc đời, mục tiêu của Phật giáo không nhất thiết liên quan đến việc
siêu việt thế giới này để đến một thế giới khác (thiên đường, cực lạc).
Thay vì vậy, mục tiêu là đạt được trí tuệ mà nó nhận ra bản chất thật
của thế giới này, bao gồm bản chất thật của ta, và ngang qua trí tuệ
này ta được giải thoát khỏi đau khổ (dukkha).
Trong
kinh điển Pali, thậm chí còn có những lời khuyên về tài chính trong một
số bản kinh: làm thế nào để kiếm tiền, cách chi tiêu và tiết kiệm tiền
(Vyaggapajja-sutta, Anguttara Nikaya IV 281; Sigalovada-sutta, Digha
Nikaya III 180); nhiều bản kinh về thành công tài chính được thuyết
giảng cho Cấp Cô Độc, vị đại thương gia và hành giả vào thời Đức Phật
(Anguttara Nikaya I 261, II 45-48, 64-66, III 204, 206). Cư sĩ không bị
cấm trở nên giàu có, trái lại, họ được cổ vũ tìm kiếm và tích lũy của
cải một cách hợp pháp. Liên quan đến cách kiếm sống đúng đắn, cư sĩ tại
gia đã được khuyên nên tránh năm loại buôn bán: nô lệ, vũ khí, thịt,
rượu và các chất độc (Anguttara Nikaya III 208). Một số bản kinh có
quan điểm rằng sự giàu có tích cực có thể góp phần vào sự thành công
của người cư sĩ. Mặt khác, kinh Cakkavatti-Sihanada cho rằng tình trạng nghèo đói tạo ra vô luân và tội phạm như trộm cắp và giết người (Digha Nikaya III 67).
Chính
ở trong các mối quan tâm này mà nó cho thấy Phật giáo không cho rằng sự
giàu có là một trở ngại để thực hiện con đường tâm linh. Tuy nhiên,
Phật giáo không chấp nhận một đời sống tận hiến duy nhất để có được sự
giàu có. Mục tiêu cuối cùng của giác ngộ giải thoát có thể khó theo
đuổi hơn nếu chúng ta thiếu thốn, tuy nhiên một đời sống chú trọng vào
tiền bạc có thể không tốt. Giá trị của sự giàu có không thể so sánh với
mục tiêu tối thượng là đạt được Niết-bàn, trạng thái tự do thoát khỏi
đau khổ và tái sanh. Tuy nhiên, tài sản có được một cách đúng đắn theo
truyền thống được coi là một biểu hiện của phước đức, và nếu sử dụng
đúng cách, có thể mang tới lợi ích cho mọi người, vì sự giàu có tạo ra
các cơ hội để giúp đỡ người khác và để tu tập sự không chấp thủ bằng
cách phát triển sự bố thí của ta (Loy, 2003).
3.2 Tại sao là Phật giáo?
Các
lĩnh vực kinh doanh, một phần của nền kinh tế và khoa học xã hội, giải
quyết việc quản lý nguồn tài nguyên con người và tự nhiên để sản xuất,
thông thường với mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. Thật vậy, muốn
kinh tế học như là một ngành riêng biệt, nên đã sản sinh ra quan điểm
rằng hành vi kinh tế có thể được tách rời riêng biệt khỏi những niềm
tin, các giá trị, và hậu quả của các giá trị, niềm tin đó, hay các quan
hệ quyền lực và chế độ xã hội (Daniels, 2006). Mặt khác, Phật giáo có
thể được phân biệt như là một hệ thống đạo đức và một con đường chỉ ra
điều đúng hay sai trong mục đích đời người và hoạt động thế tục
(Payutto, 1994). Nó tập trung vào hạn chế tiêu thụ, hành vi hợp tác và
lợi ích tập thể đằng sau các hành vi. Khía cạnh vật chất của chất lượng
cuộc sống sẽ chỉ là một trong nhiều yếu tố để đánh giá cá nhân hay xã
hội "tiến bộ."
Tuy
nhiên, như những gì Peter Daniels (2006) lập luận, kinh doanh và kinh
tế học không được định nghĩa bởi một mô hình lịch sử; chúng liên quan
đến các hoạt động sinh kế và cách con người, các cộng đồng, các xã hội
quản lý, phân phối và sử dụng nhân lực và tài nguyên thiên nhiên khan
hiểm trong quá trình "kiếm sống của họ." Do đó, kinh tế học là sự
nghiên cứu của một tập hợp con của thực tế xã hội - những hoạt động đó
gắn liền với việc sinh kế. Mặc dù điều kiện sinh lý và bên ngoài sẽ
đóng một vai trò, các giá trị và yếu tố tinh thần khác được buộc vào là
một cơ sở quan trọng của các vấn đề kinh tế bao gồm mục đích, các lựa
chọn, và những hành động (Payutto, 1994).
Nếu
một tôn giáo như Phật giáo có ý nghĩa thiết thực trong tâm trí của mọi
người, như tôi đã trình bày trong câu chuyện về Đức Phật ở trên, nó
chắc chắn sẽ được biểu hiện rõ ràng trong thực tại xã hội, và sau đó là
lĩnh vực kinh doanh và kinh tế. Người ta thường cho rằng các nguyên tắc
hợp lý và phổ quát của Phật giáo, và bản chất vô thần và không giáo
điều của Phật giáo tạo nên một hệ thống tâm lý học hay triết học và một
hệ thống đạo đức định hình một cách sống, hơn là một tôn giáo theo
nghĩa thông thường (Nelson, 2000). Mục đích thực tiễn tập trung vào
hành vi nhận thức rõ và rèn luyện tâm này hàm ý rằng những nguyên tắc
Phật giáo rất tương hợp với lĩnh vực kinh doanh bởi lợi ích lớn
của nó trong việc sinh kế và việc phân bổ các nguồn lực.
Phật
giáo cũng được biết đến như là một tôn giáo thế giới rất linh hoạt và
dễ thích ứng với một sự tác động dung hợp lên nhiều nền văn hóa địa
phương mà nó đã ảnh hưởng trong quá khứ. Hơn nữa, nó đã trải qua sự
phân chia nội bộ và thay đổi đáng kể, ví dụ, thành các phái Theravada
và Đại thừa và nhiều phái nhỏ bên trong đó. Trải qua hai ngàn năm trăm
năm lịch sử của mình Phật giáo đã thể hiện một khả năng thích ứng với
nhiều tư tưởng mới, nền văn hóa và quốc gia. Đây là một trong những lý
do tại sao Phật giáo, trong năm thập kỷ qua, có một sự phát triển diệu
kỳ như vậy ở châu Âu và Bắc Mỹ (Field, 2007). Nó không lấy đi bất cứ
thứ gì từ một nền văn hóa; nó chỉ thêm vào các giá trị - trách nhiệm cá
nhân, tính toàn vẹn, hành vi đạo đức, và tâm linh.
Những
nguyên tắc Phật giáo chính yếu quan tâm đến làm cho mọi người hạnh phúc
với thân phận của mình trong cuộc sống thay vì cố gắng để thay
đổi điều kiện vật chất của một cá nhân hoặc cải thiện tình hình của thế
giới. Trong thực tế, nhiều học giả đã tin các giá trị Phật giáo
Theravada (Thái Lan, Campuchia, Lào, và Myanmar) hạn chế tăng trưởng
kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế mạnh tổng thể của Thái Lan trong
40 năm qua ủng hộ quan điểm rằng việc thiếu phát triển kinh tế ở
Cambodia, Lào, Miến Điện cần phải thực hiện nhiều chính sách quốc tế và
nội địa hơn là các giá trị tôn giáo của người dân.
4. Đức Phật và Phật pháp
Phần
này nhằm thảo luận và vạch ra một số lời dạy quan trọng của Đức Phật có
liên quan đến hoạt động kinh doanh. Việc thảo luận này sẽ rút ra những
hạn chế của đạo đức kinh doanh hiện tại, đưa ra một đánh giá cụ thể hơn
về sự tương đồng giữa các giá trị Phật giáo và đạo đức kinh doanh trong
các phần tiếp theo.
4.1 Hai ý nghĩa của Pháp
Lời
dạy của Đức Phật chỉ cho Pháp (Dhamma), hay sự thật. Trong Phật giáo
thuật ngữ Pháp được sử dụng để truyền đạt những cấp độ khác nhau của
chân lý, cả chân lý tương đối (cariyadhamma) và chân lý tối hậu
(sabhavadhamma). Những sự thật liên quan đến hành vi đạo đức - các hành
động hàng ngày và trong xã hội - đều là chân lý tương đối. Đây là những
sự thật liên quan đến các vấn đề tốt và xấu. Pháp ở trong ý nghĩa lớn
hơn của nó là chân lý tối hậu, hay thực tại: nó bao gồm tất cả vạn vật
như chúng là và định luật mà nhờ đó chúng thực hiện chức năng. Trong ý
nghĩa này, Pháp được sử dụng để mô tả toàn bộ chuỗi các nguyên nhân và
điều kiện, tiến trình mà theo đó vạn vật tồn tại và vận hành (Payutto,
1994).
Không
giống như phạm vi hẹp hơn của chân lý tương đối, đề cập tới sự suy xét
đạo đức riêng biệt, chân lý tối hậu hướng đến bản chất hay thực tại của
chính sự vật, đó là vượt ra ngoài mối quan tâm của tốt và xấu. Trong ý
nghĩa bao gồm tất cả này, Pháp thể hiện toàn bộ các điều kiện tự nhiên,
điều mà các nghành khoa học khác nhau tìm cách miêu tả. Như vậy, giáo
pháp của Đức Phật cho chúng ta nhiều điều hơn chứ không chỉ các nguyên
tắc chỉ đạo cho một đời sống đạo đức. Lời dạy của Ngài đưa ra một cái
nhìn sâu sắc vào bản chất của thực tại.
4.2 Bát Chánh đạo và con đường Trung đạo
Trọng
tâm giáo pháp của Đức Phật nằm ở nơi Tứ diệu đế (Cattari Ariyasaccani)
mà Ngài trình bày trong bài pháp đầu tiên cho năm vị đệ tử của mình. Tứ
diệu đế là: 1) Sự tồn tại của khổ (dukkha), 2) Nguyên nhân hay nguồn
gốc của khổ (samudaya), 3) Có một sự kết thúc khổ đau (nirodha), và 4)
Có một con đường (magga) thoát khổ đó là Bát Chánh đạo.
Sự
thật Tứ diệu đế là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Trong Phật
giáo, điều này cũng còn được gọi là Trung đạo (Majjhima Patipada), bởi
vì nó tránh hai thái cực: một thái cực là tìm kiếm hạnh phúc qua những
thú vui của các giác quan, những điều "thấp kém, tầm thường, không có
lợi ích và cách thức của người thế tục"; thái cực còn lại là tìm kiếm
hạnh phúc thông qua việc tự hành xác trong các hình thức khổ hạnh khác
nhau, đường lối này thì "đau khổ, không xứng đáng và không có lợi ích".
Chính Đức Phật sau khi đã trải qua hai thái cực này (đầu đời của mình
là một hoàng tử và thực hành khổ hạnh trong những ngày tu tập đầu tiên
của Ngài), và hiểu ra chúng là vô ích, Đức Phật đã khám phá ngang qua
kinh nghiệm cá nhân con đường Trung đạo mà nó "đem lại sự thấy biết đưa
đến đến điềm tĩnh, sáng suốt, giác ngộ, Niết-bàn “"(Walpola, 1978).
Con
đường Trung đạo thường được nhắc đến như là Bát Chánh đạo
(Ariya-Atthanika-Magga), bởi vì nó bao gồm tám phạm trù, đó là: Chánh
kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh niệm,
Chánh tinh tấn, và Chánh định.
Không
nên nghĩ rằng tám phạm trù hay những sự phân chia đạo lộ này phải nên
được đi theo và thực hành theo thứ tự, mà chúng nhiều hoặc ít phải được
phát triển đồng thời. Chúng được liên kết với nhau và mỗi chi phần giúp
tu bồi cho các chi phần khác (Walpola, 1978).
Như
thể hiện trong bảng trên, tám nguyên tắc hướng dẫn này nhằm mục đích
thúc đẩy và hoàn thiện ba yếu tố then chốt của việc rèn luyện và thực
hành Phật pháp, đó là: 1) Giới (sila), 2) Định (Samadhi), và 3) Tuệ
(Panna). Việc rèn luyện phẩm hạnh đạo đức, trong đó bao gồm Chánh ngữ,
Chánh nghiệp và Chánh mạng, là một sự thể hiện trách nhiệm xã hội của
mỗi cá nhân. Nó được xây dựng trên khái niệm rộng lớn về tình yêu phổ
quát và lòng từ bi dành cho tất cả chúng sinh, mà trên đó giáo pháp của
Đức Phật đặt cơ sở.
Việc
rèn luyện kỷ luật tâm thức, mà nó gồm có Chánh tinh tấn, Chánh niệm và
Chánh định, bao gồm việc phát triển những phẩm chất tâm và là trách
nhiệm đối với sự đứng đắn, kiên quyết và sự tiến bộ vững chắc trong
việc hành xử con đường đạo đức. Việc rèn luyện trí tuệ, mà nó gồm có
Chánh kiến và Chánh tư duy, đặc biệt bao gồm một cái nhìn thấy rõ thế
giới dựa trên tuệ quán sâu sắc về sự vô thường, đối lập, và bản chất vỗ
ngã của sự vật, tính duyên khởi của mọi hiện tượng - tất cả những thay
đổi đều có nguyên nhân và điều kiện. Đạo đức Phật giáo là bắt nguồn từ
sự hiểu biết và nỗ lực được đặc trên sự hiểu biết - trí tuệ này, những
điều đóng vai trò then chốt (Rajavaramuni, 1992).
4.3 Duyên khởi
Ngay sau đó, Đại đức Na Tiên nói với vua Milinda ... "Chẳng hay ngài đi bộ đến đây, hay đi bằng xe?"
"Thưa Đại đức, tôi không đi bộ đến đây mà đi bằng xe ngựa."
"Nếu ngài đã đi bằng xe ngựa, vậy thì xin vui lòng giải thích cho tôi cái gì là một chiếc xe ngựa. Có phải cái gọng là xe ngựa?"
"Không, thưa Đại đức!"
"Vậy thì nó là bánh xe, hay khung xe, cờ hiệu, ách, hay dây cương, hay roi đánh?"
"Không, thưa Đại đức!"
... "Như vậy, như tôi đã hỏi, tôi hoàn toàn không thể tìm ra chiếc xe ngựa. Chiếc 'xe ngựa' này chỉ là một danh xưng.
Nhưng chiếc xe ngựa thực sự là gì? Bệ hạ đã nói dối, đã nói một lời dối trá! Thực sự là không có xe ngựa! ... "
Nhưng
vua Milinda đã nói với Na Tiên: "Thưa Đại đức Na Tiên, trẫm đã không
nói dối. Do có sự phụ thuộc vào gọng xe, trục xe, bánh xe, khung, cờ
hiệu v.v…, ở đó có sự đặt tên 'xe ngựa’, sự định danh này, từ ngữ khái
niệm này, là một danh xưng tạm thời và chỉ là một tên gọi. "
"Bệ hạ đã nói rất hay về xe ngựa." (Trích từ Những câu hỏi của vua Milinda/ The Questions of King Milinda).
Văn
bản Phật giáo cổ này minh họa sự phụ thuộc lẫn nhau, sự liên hệ, bản
chất không có thực của những điều chúng ta thường coi là sự vật đối
tượng. Một chiếc xe ngựa không phải là thực thể rắn chắc, cơ học mà
chúng ta nhận biết bằng giác quan, nó cũng không được đồng nhất với
trục hay bánh của nó.
Thuật
ngữ "Duyên khởi" (paticca-samuppada) được Đức Phật sử dụng trước hết để
mô tả sự thấy biết về bản chất tồn tại của con người. Về cơ bản là một
học thuyết nhân quả, khái niệm này quá trọng tâm đối với tư tưởng Phật
giáo đến độ một sự hiểu biết đúng đắn về duyên khởi thường được công
nhận tương đương với chính sự giác ngộ (Encyclopedia of Religion,
2005). Học thuyết này được xem như một luật phổ quát; rằng tất cả các
hiện tượng, tâm lý hoặc thể chất, phụ thuộc vào các điều kiện để xuất
hiện và rằng không có thứ gì xảy ra một cách độc lập, biệt lập hay ngẫu
nhiên:
Tất
cả các hiện tượng trong vũ trụ, tuy dường như không thay đổi, thì...
chỉ đơn thuần là các sự kiện và học thuyết duyên khởi cho rằng những sự
kiện phát sinh như là một kết quả của sự hội tụ và phát sanh của nhiều
điều kiện; rằng sự nối tiếp của các sự kiện được quy định bởi các điều
kiện đó mà từ đó nó phát sinh, hay nói một cách khác, hội tụ tại thời
điểm nó xảy ra. (The Encyclopedia of Buddhism).
Ví
dụ, để một cái cây mọc lên, các điều kiện đất, nước phải hội tụ, thậm
chí nhiều điều kiện khác như hạt giống phải tươi và không bị hỏng, phải
được xử lý trước; nếu không, hạt giống có thể sẽ trở thành một cái hạt
khô và biến thành mùn đất (Samyutta Nikaya III 54). Như một quy luật
phổ quát, thuyết nhân duyên được giữ vững vì nó thích hợp với tất cả
các hiện tượng, vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, lịch sử và
thuyết mạt thế.
5. Phật giáo là một phần của giải pháp
Khám
phá những giới hạn của đạo đức kinh doanh ở phần đầu tiên, một sự thảo
luận ngắn gọn về lý do tại sao tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo có thể
đóng góp vào nghiên ở phần thứ hai, và phần thứ ba về lời dạy của Đức
Phật, chúng ta nên tiến hành ngay bây giờ việc ứng dụng những lời dạy
này trong lĩnh vực kinh doanh.
5.1 Nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân
Tôi
muốn bắt đầu việc thảo luận của mình với những câu chuyện như sau:
Jean-Paul Sartre một lần đối diện với một học sinh rắc rối trong Chiến
tranh thế giới thứ hai. Học sinh này hỏi Sartre là nên để lại người mẹ
dễ bị tổn thương của mình và tham gia Lực lượng giải phóng Pháp hay ở
lại với mẹ mình và nhờ đó cứu được cuộc sống của bà. Câu trả lời của
Sartre là: "Em tự do, vì thế em có quyền lựa chọn sáng tạo. Không có
luật lệ đạo đức chung nào có thể chỉ ra cho em những gì em nên làm.".
Cậu học trò không hài lòng với câu trả lời của nhà triết học và hỏi cậu
của cậu ta, một sĩ quan quân đội, cùng một câu hỏi để có được một ý
kiến thứ hai. Ông cậu trả lời: "Là một sĩ quan quân đội, cậu sẽ khuyên
cháu thực hiện nhiệm vụ đối với quốc gia của mình, để lại mẹ và gia
nhập quân đội. Tuy nhiên, là người cậu của cháu, cậu muốn cháu ở nhà và
chăm sóc mẹ cháu, là em gái của cậu" (Ims, 2006).
Trong
truờng hợp trên, rõ ràng rằng Sarttre để lại hoàn toàn trách nhiệm cho
cậu học sinh, yêu cầu cậu ta nhận lấy trách nhiệm bản thân. Không phải
là vai trò của Sartre nhận lấy những gánh nặng đạo đức từ bất kỳ ai.
Mặt khác, người cậu của cậu học sinh rõ ràng bị mắc kẹt bên trong hai
vai trò đối nghịch nhau (vừa là một sĩ quan quân đội vừa là anh trai
của mẹ cậu học sinh). Theo Applbaum (1999), thuật ngữ vai trò có thể
được sử dụng để mô tả "các vị trí công việc với một vài mức độ mang
tính quy tắc và vững bền, và ở đó có những mong đợi của tập thể, tuy
nhiên không chính thức hoặc không được thừa nhận, về sự đóng góp của vị
trí, nhiệm vụ, giá trị và đức hạnh”. Ghi nhớ điều này, một giám đốc
hoặc quản lý có một vai trò, nhưng khách hàng độc đoán hơn thì không.
Một
số niềm tin không bị trói buộc với một vai trò cụ thể, và viện dẫn vai
trò của bản thân không bao giờ là một cơ sở đúng đắn cho nắm giữ niềm
tin. Ví dụ, tuyên bố: "Kể từ khi tôi là một nhà lãnh đạo trong một tổ
chức kinh doanh, mục tiêu chính của tôi là để tối đa hóa lợi nhuận của
tổ chức," không phải là một chuỗi lý luận hợp lý. Là một nhà lãnh đạo,
anh ta có một trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu của tổ chức,
miễn là không gây hại đến thiên nhiên, cộng đồng, những người đang sống
hoặc thế hệ tương lai trong quá trình này. Tuy nhiên, là một nhà lãnh
đạo kinh doanh không phải một vị trí hợp lệ trong việc giảm thiểu mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty (Ims, 2006). Tham khảo các
trích dẫn trên, chúng ta có thể nói rằng mọi người đều tự do và có thể
thực hiện tốt những vai trò khác nhau của mình; ẩn sau vai trò của mình
và giả vờ rằng chúng ta không có tự do là đánh lừa bản thân mình cũng
như những người khác.
Bây
giờ chúng ta trở lại câu hỏi then chốt: Vai trò trong công việc (đặc
biệt là các giám đốc điều hành và nhà quản lý hàng đầu) có tạo nên sự
miễn trách nhiệm cá nhân? Hoặc là trách nhiệm cá nhân là một vấn đề
luôn liên hệ với danh tính của người đó và biểu hiện đạo đức của chính
họ, như vậy mang đến nét độc đáo và riêng biệt cho mỗi hành động được
thực hiện bởi những người đại diện công ty với vai trò của họ trong
công việc?
Roszak
(1981) cho rằng trách nhiệm cá nhân là "Nét đặc biệt cốt yếu mà nó tách
biệt sự làm công đơn thuần với nghề nghiệp đích thực." Nghề nghiệp, như
được "gọi", đề cập đến việc "lao động tốt và có đạo đức chân chính".
Roszak nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm cá nhân đối với người khác, và với
các vấn đề sinh thái. Theo đó mỗi người nên tự hỏi: Công việc có lương
thiện và hữu ích không? Nó có phải là một sự đóng góp thực sự cho nhu
cầu của con người? Như những gì Ims (2006) trình bày, "Các giá trị cá
nhân làm cơ sở cho các giá trị mà chúng ta ‘tán thành và tuân thủ’ ở
trong cuộc sống nghề nghiệp của chúng ta. Những giá trị tổ chức ít vững
bền hơn so với các giá trị “sâu sắc và gắn liên với đời sống” của từng
cá nhân."
5.2 Bát Chánh đạo như là một nguyện tắc bổ sung
Các
nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo không chỉ dành cho một công ty
hay tập đoàn cụ thể. Trong thực tế, những nguyên tắc này không bắt đầu
từ tổ chức, mà chúng bắt đầu từ bạn và tôi - những người trong công ty.
Để áp dụng tốt hơn và áp dụng những nguyên tắc này vào công ty, tôi sẽ
sử dụng mô hình của Tetsunori Koizumi (2010) trong việc chia Bát Chánh
đạo thành các tập hợp, mỗi tập hợp bao gồm bốn phạm trù như chúng ta có
thể thấy bên dưới:
Là
một nhóm, bốn yếu tố trong tập hợp đầu tiên tất cả đề cập đến vấn đề
tinh thần. Chúng có thể được hiểu là tương ứng với bốn hình thái hoạt
động của tâm ý: sự hiểu biết, tư duy, ước muốn và chánh niệm. Bốn yếu
tố này thuộc một nhóm do đó được diễn giải nhằm nói lên tầm quan trọng
của việc duy trì cõi tâm đúng đắn. Mặt khác, bốn yếu tố trong tập hợp
thứ hai tất cả đề cập đến các hoạt động của thân như nói năng, hành
động, sự cố gắng, và kiếm sống (sinh kế của một người) - và do đó có
thể được diễn giải để nói lên tầm quan trọng của việc quan sát qua việc
sử dụng đúng đắn thân thể (Koizumi, 2010). Bát Chánh đạo, như một hướng
dẫn thực tế kiểm soát cuộc sống của một người, trong trường hợp của
chúng ta, là dành cho giám đốc điều hành, những nhà quản lý hàng đầu và
người làm công, như vậy chú ý đến tầm quan trọng trong việc giữ cân
bằng thích hợp giữa tâm trí và cơ thể, giữa các hoạt động tinh thần và
thể chất.
5.3 Trung đạo như một trạng thái cân bằng toàn diện
Ý
tưởng trọng tâm phía sau con đường Trung đạo, như những gì chúng ta đã
thảo luận ở trên, là ý tưởng về sự cân bằng giữa hai thái cực khổ hạnh
và hưởng dục. Đức Phật chính yếu nói về tầm quan trọng của việc duy trì
sự cân bằng cho người tìm kiếm sự giác ngộ. Nhưng sự tồn tại của mỗi cá
nhân là một hệ thống (vai trò của mỗi người trong kinh doanh - giám đốc
điều hành, quản lý hàng đầu, hay nhân công) tồn tại trong không gian
tổng hợp nếu tất cả hệ thống được gọi là vũ trụ (môi trường kinh
doanh). Như vậy chúng ta có thể giải thích Trung đạo như một trạng thái
cân bằng cho các vai trò công việc của từng người như một hệ thống mở
trong môi trường kinh doanh. Trạng thái cân bằng đó, ở cấp độ vi mô, áp
dụng vào những vai trò kinh doanh, cũng như ở cấp độ vĩ mô là áp dụng
vào môi trường kinh doanh.
Ở
cấp độ vi mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái "cân
bằng toàn diện" trong vai trò công việc của từng cá nhân như một hệ
thống phức hợp của các hoạt động tinh thần và thể chất. Điều này phù
hợp với các nguyên tắc hướng dẫn của Bát Chánh đạo mà chúng ta đã thảo
luận ở trên. Điều quan trọng ở đây là, để theo đuổi trách nhiệm cá
nhân, cả tâm và thân, cả khía cạnh tinh thần và thể chất của sự tồn tại
của chúng ta, phải được duy trì trong trạng thái cân bằng toàn diện. Ở
cấp độ vĩ mô, Trung đạo có thể được hiểu như là một trạng thái cân bằng
giữa vai trò cá nhân trong công việc và môi trường kinh doanh, hay cụ
thể hơn, đó là công ty. Sự giải thích này được đề xuất theo thế giới
quan của Đức Phật, đó là tính hệ thống và sự tiến triển. Môi trường
kinh doanh (môi trường làm việc, đồng nghiệp, và các nhà lãnh đạo) ảnh
hưởng đến vai trò cá nhân bằng nhiều cách. Đổi lại, vai trò cá nhân ảnh
hưởng đến môi trường kinh doanh thông qua tinh thần trách nhiệm, sự
tham gia sản xuất, thái độ làm việc v.v… Nơi cái nhìn ảnh hưởng hỗ
tương như vậy giữa các vai trò của từng cá nhân trong công việc và môi
trường kinh doanh, rõ ràng rằng Bát Chánh đạo và Trung đạo, con đường
duy trì sức khỏe của cá nhân, cũng là con đường duy trì sức khỏe của
công ty.
5.4 Thuyết Nhân duyên như là một trạng thái của sự hiểu biết
Bên
cạnh "lòng tham", điều thường được coi là vấn đề chính của đạo đức con
người, lập luận của tôi là một nguyên nhân khá rõ của việc làm sai trái
trong kinh doanh là do một quan niệm sai lầm trong việc kinh doanh hoặc
thiếu hiểu biết đúng đắn. Như những gì Solomon (1994) giải thích, nó
đến từ việc không nhìn thấy "bức tranh lớn", một loại cận thị đạo đức,
và một ý thức không đầy đủ về vai trò của bản thân và nhân phẩm của
mình, điều bị che lấp bởi sự cấp bách của mục tiêu, tham vọng, và nhu
cầu.
Như
những gì ý tưởng của giáo lý duyên sinh cho thấy, tất cả chúng ta đều
phụ thuộc lẫn nhau; chúng ta là một phần của nhau. Trong ý nghĩa đó,
một người phải tư duy rằng chính mình là một thành viên của cộng đồng,
và phấn đấu để xuất sắc, để mang lại những gì tốt nhất nơi chính chúng
ta và doanh nghiệp chung của chúng ta. Đạo đức kinh doanh được quan
niệm như vậy là sự tự nhận thức xã hội hiển nhiên, một ý nghĩa rõ ràng
về mục đích, danh dự, và đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
là dành cho cá nhân - mặc dù không mang ý nghĩa cá nhân hay chủ quan –
hơn là giải pháp chính sách đối với đạo đức kinh doanh (Solomon, 1994).
6. Kết luận
Như
đã trình bày trong suốt bài viết này, giải pháp Phật giáo đối với với
đạo đức kinh doanh đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc chuyển hóa cá
nhân như một phần của tiến trình chuyển hóa tập thể. Nếu 2 mặt này là
trung tâm của “sự đau khổ” trong kinh doanh của chúng ta, dễ hiểu tại
sao ta phải thực hiện trên cả 2 cấp độ. Những gì bài viết này đề xuất
không phải để lật đổ mô hình đạo đức kinh doanh hiện nay của chúng ta,
mà bày tỏ những cách thức mà ở đó các nguyên tắc và giáo lý Phật giáo
có thể cải thiện một số những thiếu sót của các mô hình hiện tại.
Bởi
vì tác động của kinh doanh ngay nay là toàn cầu, trách nhiệm của nó
cũng phải mang tính toàn cầu. Những hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đáng
kể đến số phận và sự sống còn của các hệ sinh thái tự nhiên cũng như
điều kiện sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Để trở thành một
công ty với đầy đủ đạo đức, như những gì Laszlo Zsolnai (2006) thể
hiện, doanh nghiệp phải được tiến hành theo các cách bền vững, xã hội
tiến bộ và các phương cách phát triển cho tương lai. Thực hiện đạo đức
kinh doanh không phải là một sự xa xỉ; nó là yêu cầu đối với các doanh
nghiệp hiện đại để tồn tại trong một thế giới có quy mô hủy hoại sinh
thái lớn và sự tan rã xã hội (Zsolnai, 2006).
Bài
viết này không cố gắng để giảm bớt các hoạt động kinh doanh cho nhân
loại, hay cụ thể là các tôn giáo. Nó chỉ đơn thuần lập luận rằng việc
áp dụng đạo đức với môi trường kinh doanh phải đối mặt với những gì
liên quan đến con người mà đã và đang tiềm ẩn trong cuộc sống doanh
nghiệp. Cuối cùng, những gì được lập luận ở đây tương tự như quan điểm
của triết gia John Stuart Mill, người đã nhận xét rằng "con người vẫn
là con người trước khi họ trở thành luật sư, bác sĩ, thương gia, hoặc
nhà sản xuất, và nếu ta khiến họ trở thành người có năng lực và nhạy
bén, chính họ sẽ là các luật sư, bác sĩ, hoặc các thương gia có năng
lực và nhạy bén".
* Wan Kah Ong: University of the West, California, USA; Peng Chan: California State University, Fullerton, California, USA.
Nguồn: freepatentsonline.com
Tài liệu tham khảo:
Applbaum, A.I. (1999). Ethics for Adversaries: The morality of roles in public and professional life. Princeton, New Jersey: Princeton University Press.
Buchholz, Rogene. (1991). Corporate responsibility and the good society: From Economics to Ecology. Business Horizons, July/August, 24.
Carr, Alfred. (1968). Is business bluffing ethical? Harvard Business Review 46, January/February, 143-53.
Daniels, Peter. (2006). Reducing society's metabolism. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang. Encyclopedia of Buddhism. 2n ed. (1996). Sri Lanka: The State Printing Corporation.
Field, Lloyd. (2007). Business and the Buddha: Doing well by doing good. Boston, MA: Wisdom Publications.
Fort, Timothy L. (2008). Prophets, profits, and peace: The positive role of business in promoting religious tolerance. New Haven: Yale University Press.
Friedman, Milton. (1962). Capitalism and freedom. Chicago: University of Chicago Press.
Ghillyer, Andrew W. (2010). Business ethics: A real world approach. Boston: McGraw Hill Higher Education.
Hipsher, Scott A. (2010). Business practices in Southeast Asia: An interdisciplinary analysis of Theravada Buddhist countries. London: Routledge.
Ims, Knut J. (2006). Take it personally. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.
Jones, Lindsay, Eliade, Mircea, & Adams Charles J. (2005). Encyclopedia of religion. Detroit: Macmillan Reference USA.
Jones, Richard. (1994). Concerning secularists' proposed restrictions of the role of religion in American politics. Hawaii: Brigham Young University.
Koizumi, Tetsunori. (2010). The Noble Eightfold Path as a prescription for sustainable living. In Richard K.
Payne (Ed.) How much is enough: Buddhism, consumerism, and the human environment. Boston: Wisdom Publication.
Loy, David R. (2003). The great awakening: A Buddhist social theory. Boston: Wisdom Publication.
Nelson, Darren. (2000). Why is Buddhism the fastest growing religion in Australia? BuddhaZine [online], Retrieved November 6, 2011, from http://www.buddhanet.net/wh ybudoz.htm
Payutto, P.A. (1994). Buddhist economics: A middle way for the market place. Bangkok, Thailand: Buddhadhamma Foundation.
Rajavaramuni, Phra. (1992). Foundations of Buddhist social ethics. In Charles S. Prebish (Ed.) Buddhist ethics: A cross-cultural approach. Iowa: Kendall/Hunt Publishing.
Roszak, T. (1981). Person/planet: The creative disintegration of industrial society. London: Granada.
Solomon, Robert S. (1994). Business and the humanities: An Aristotelian approach to business ethics. In Thomas Donaldson & R. Edward Freeman (Eds.), Business as a humanity (pp. 45-75). New York: Oxford University Press.
The Questions of King Mi/inda [online], Retrieved October 25, 2011, from http://www.budsas.org/ebud/ebsut045.htm
Walpola, Rahula (1978). What the Buddha taught. London: G. Fraser.
Weiss, J. W. (1994). Business ethics: A managerial, stakeholder approach. Belmont, Calif: Wadsworth Pub. Co.
Zsolnai, Laszlo (2006). Ethical business. In Laszlo Zsolnai & Knut J. Ims (Eds.) Business within limits: Deep ecology and Buddhist economics. Switzerland: Peter Lang.