Những bài viết về Phật giáo trên tạp chí Nam Phong
nhung bai viet
Nguyễn Đại Đồng
Viện NCPH Việt Nam
Tạp
chí Nam Phong ra mắt ngày 1-7-1917 và chia tay với độc giả vào cuối năm 1934
sau khi ra được 210 số. Buổi đầu là tạp chí ra hàng tháng (nguyệt san), sau trở
thành bán nguyệt san năm 1934, Nam Phong đã phá kỷ lục sống lâu trong lớp các tạp
chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Người
sáng lập, chủ nhiệm kiêm chủ bút là học giả Phạm Quỳnh (1892-1945), quê làng
Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Bút danh Thượng Chi, TC, PC Hồng
Nhân, Hoa Đường, Lương Ngọc.
Chủ
bút phần Quốc ngữ: Phạm Quỳnh.
Chủ
bút phần chữ Hán: Nguyễn Bá Trác.
Các Biên tập viên chính:
1.
Nguyễn Bá Trác
(1881-1945) bí danh Tiêu Đầu;
2.
Nguyễn Hữu Tiến
(1875-1941) bút danh Đông Châu, ĐC, NHT;
3.
Nguyễn Đôn Phục
(1878-19) bút danh Tùng Vân;
4.
Nguyễn Bá Học
(1858-1921);
5.
Nguyễn Trọng Thuật
(1883-1940), bút danh Đồ Nam, ĐN, NTT.
6.
Lâm Tấn Phác
(1906-1969) bút danh: Đông Hồ, Trác Chi;
7.
Nguyễn Mạnh Bổng
(1897-1951), bút danh: Mân Châu, Ái Hoa, Hội Nhân, Thịnh Châu, Châu Nguyên, Nữ
sinh Song Kim.
8.
Nguyễn Tiến Lãng,
bút danh Hán Thu, là chủ nhiệm Nam Phong sau ngày Phạm Quỳnh vào Huế làm Đổng
lý Văn phòng Ngự tiền năm 1932.
Năm
tháng trôi qua, nhưng các đề mục đã ghi trong Nam Phong số đầu tiên không thay
đổi:
1.
Luận thuyết;
2.
Văn học bình luận;
3.
Triết học bình luận;
4.
Khoa học bình luận;
5.
Văn uyển;
6.
Tạp trở;
7.
Thời đàm;
8.
Tiểu thuyết.
Mục
lục bài viết phân theo các bộ môn sau: 1. Báo chí, tạp chí; 2. Triết học; 3.
Tôn giáo; 4. Xã hội; 5. Chính trị; 6. Kinh tế; 7. Giáo dục; 8. Phong tục; 9.
Ngôn ngữ; 10. Khoa học; 11. Mỹ thuật; 12. Văn học; 13. Lịch sử; 14. Địa dư.
Trong
31 bài ở mục Tôn giáo, có 14 bài viết về Phật giáo sau đây:
1.
Phật giáo lược khảo, Phạm Quỳnh, đăng
trên Nam Phong số 40, Octobre 1920, trang 263-302.
2.
Chuyện Thái tử Sudàna, Hải Hồng dịch,
số 85 ra Julllet 1924, tr.37-48.
3.
Môn
phái đạo Phật ở Tầu, Thượng Chi biên dịch, số 121, Septembre 1927,
tr.215-225.
4.
Tạp chí Paris, Phật giáo tổng luận,
Thượng Chi dịch, số 142, Septembre 1929, tr.213-226.
5.
Một bậc cao Tăng nước Tầu: Đường Huyền
Trang, Đông Châu dịch, số 142, ra Septembre 1929, tr.227-242.(còn nữa)
6.
Một bậc cao Tăng nước Tầu: Đường Huyền
Trang, Đông Châu dịch, số 143, ra Octobre 1929, tr.374-387 (tiếp theo và hết).
7.
Tưởng Duy Kiều, Khổng Tử với Thích Già,
Đông Châu dịch, số 167, Novembre-Decembre 1931, tr.331-339.
8.
Hồ Hữu Thâm, Tolstoi với Phật kinh,
Nguyễn Hữu Tiến dịch, số 172, Mai 1932, tr.498-508.
9.
Nhàn Vân Đình, Một bậc cao Tăng nước nhà:
Sư cụ Cổ Lễ, số 174, Julllet 1932,
tr.30-45.
10.
Nguyễn Đôn Phục, Ni cô truyện (truyện
làng Ni), số 177, Octobre 1932, tr.344-351.
11.
Trần Ban Hội, Lịch sử Phật giáo nước Tàu,
Nguyễn Hữu Tiến, số 178, Novembre 1932, tr. 492-498.
12.
Nguyễn Trọng Thuật, Bình luận sách Khóa
hư, số 189, Octobre 1933, tr.315-324.
13.
Sở Cuồng, Phật giáo yếu luận, số 195,
Mai 1934, tr.290-296.
14.
Nguyễn Trọng Thuật, Phật giáo tân luận,
số 208, ra 16-11-1934, tr.217-221 (còn nữa).
15.
Tin về Phật giáo hội ở Hà Nội, số
209, ra 1-12-1934, tr.295-297.
16.
Nguyễn Trọng Thuật, Phật giáo tân luận,
số 209, ra 1-12-1934, tr.36-47 (278) (tiếp theo và hết).
Sau
ngày đình bản, các cây bút chủ yếu của Nam Phong như: Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến,
Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật, Sở Cuồng Lê Dư… đã tham gia Hội Phật giáo Bắc Kỳ.
Chúng
tôi xin giới thiệu với quý vị độc giả một số bài viết tiêu biểu nói trên.
I. Phật giáo lược khảo
Phật giáo lược khảo là thiên biên khảo về Phật giáo
của Phạm Quỳnh dài ngót 40 trang đăng trên Nam Phong số 40 ra tháng 10 năm
1920, chia 3 phần: 1. Phật tổ sự tích; 2. Phật lý uyên nguyên; 3. Phật giáo lịch
sử.
Phần thứ nhất xét về sự tích Đức Phật Thích Già Mâu Ni, theo khoa học mới
và kinh sách cũ, cố phân biệt phần nào là sự thực, phần nào là truyện huyễn;
Phần thứ nhì xét về giáo lý đạo Phật, căn nguyên tự đâu, kết quả thế nào,
duyên cách làm sao;
Phần thứ ba xét về đạo Phật phát nguyên ở Ấn Độ, rồi bành trướng ra nước
ngoài thế nào, sang mỗi nước thay hình đổi dạng ra làm sao. Tiếp sau, tác giả
khái quát lịch sử Phật giáo Trung Quốc mà thịnh nhất là thời Đường. Ông rút ra một
nhận xét “Đạo Phật ở Trung Quốc thật là có cái nghị lực phi thường vậy. Tuy bọn
học thức phần nhiều theo Nho, mà trong dân gian bao giờ cũng mộ Phật. Bởi lẽ đó
nên mãi đến cận đại, phàm vua nào ra khai quốc cũng in lại bộ Tam
Tạng, lấy làm việc cẩn
trọng, hoặc là thành tâm, hoặc là chiều đời, chủ ý là để thu phục lấy dân tâm”.
Cuối cùng Phạm Quỳnh giới thiệu lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời thuộc Tùy Đường
trở đi đến thời Nguyễn sơ. Theo ông thì ba phần ấy tưởng cũng gồm được đại khái
các điều cốt yếu về đạo Phật, phàm người trí thức phải biết. Còn bình phẩm đạo
Phật hay, hay là dở, nên theo hay không nên theo, thì đó không phải là mục đích
bài này. Tuy nhiên, ông nhận định: Từ đầu thế kỷ XVIII cả khoảng Lê mạt Nguyễn
Sơ... cũng là bắt đầu hồi đạo Phật đã suy cho đến tận bây giờ vậy.
Có thể nói đây là bài khảo cứu tổng quát đầu
tiên ở Bắc Kỳ về Phật giáo. Phạm Quỳnh
là một học giả giỏi cả chữ Hán và tiếng Pháp, nhưng chúng tôi cho rằng có thể
Phạm Quỳnh dựa chủ yếu vào sách báo phương Tây viết về Phật giáo nên bài khảo cứu
của ông có nhiều chỗ phải bàn. Nhất là phần cuối, Phạm Quỳnh đã trích dẫn một
đoạn trong cuốn I’Ennui de Bouddha của
nhà văn người Pháp Gaston Riou phán đoán về đạo Phật mà ông cho là hay thay vì
lời kết luận: “Đạo Phật là gì? Đạo Phật là câu hát não nùng để ru ngủ cho những
dân chán đời ở cõi Đông phương, ru cho êm giấc mộng nghìn năm.
Mà
câu hát ấy, từ hai mươi lăm thế kỷ đến giờ cũng đã từng ru cho biết bao nhiêu kẻ
sầu não đau lòng!
Nào
những người đa sầu đa cảm, ngán nỗi đời mà cam lòng đợi chết, nào những kẻ học
giả thâm trầm, ca sự thế mà mơ màng tịch diệt, nên chắp tay mà vái lạy Phật Đà.
Lại những người kia nữa, số nhiều biết bao nhiêu, sống ở đời mà ghét căm sự sống,
khác nào như một phường kèn thảm, thổi sau một đám rước to, chạy quanh trên vũ
đài thế giới, nên lên giọng mà ngợi khen thày Mâu Ni đã đắc đạo. Thày là tôn sư
của các người. Dù giọng của các người căm tức mà ngạo mạn, hay than khóc mà nỉ
non, thâm trầm mà trịnh trọng, hay nức nở mà kêu oan, bài than vãn cũng vẫn là
một, mà bài ấy là Phật đã xướng lên…”
II.
Phật giáo yếu luận
Đây
là bài viết của nhà nghiên cứu Sở Cuồng Lê Dư về những điểm mà ông cho là cốt tủy
của Phật giáo, đăng trên tạp chí Nam Phong số 195 ra ngày 1 tháng 5 năm 1934.
1.
Thuyết “Vạn hữu”.
2.
Thuyết “Vô thủy vô chung”: vạn vật tự nhiên
không sinh không diệt, không thêm không bớt.
3.
Thuyết “Chư hành vô thường”: nguyên tắc của vũ
trụ, vạn vật biến thiên (tức vận động).
4.
Thuyết “Chư pháp vô ngã”: vạn vật trong vũ trụ đều
theo nhân duyên mà sinh, theo nhân duyên mà diệt. Trong chúng ta không thể giữ
được cái của ta, cái gì không y theo nhân duyên mà sinh diệt thì cái đó không
còn ở trong cái thế gian này được, chỗ đó là cái chủ yếu trong thuyết vô ngã vậy.
5.
Thuyết “Nhân quả báo ứng”. Cái niệm về nhân quả
báo ứng là chỗ tư tưởng thiết yếu nhất của đạo Phật, nhưng gọi là có nhân thì
có quả, thì tôn giáo nào trong khi bố giáo, tất dụng cái thuyết ấy, không chỉ một
đạo Phật.
Thuyết nhân quả của đạo Phật lại cao hơn lên một tầng (so
với thuyết nhân quả của khoa học) vì không phải chỉ nói ở thực hiện giới đâu,
mà cái nhân quả ấy có thể làm ở trong lòng mình được. Thí dụ: người không biết
mình, thì mình sinh ra cái lòng giận hoặc ở trong lòng mình có ghét người nào
thì cứ để bụng mà không lộ ra ngoài mặt, nhưng vì có cái tà tâm đó mà tất cả
cái quả báo về sau, đấy là cái thuyết nhân quả của đạo Phật.
Cái
thuyết nhân quả của đạo Phật thật là đích xác không sai, nhưng nó biểu hiện ra
từ những hiện tượng lớn ở trong vũ trụ cho đến nhỏ là sinh vật giới đều lan khắp
cả, chúng ta chỉ sống được trong vòng 100 năm, không sao thấy hết hai đầu cái
nhân quả ấy, thí dụ: ở hiện thế những người làm ác mà được phú quý vinh hiển;
những người làm lành thì lại gặp sự không may. Những hiện tượng quái lạ ấy tai
nghe mắt thấy, không sao kể hết ra được, thì tưởng là cái thuyết nhân quả không
sao tin được, rồi sinh ra nghị luận này nọ là bởi cớ đó.
6.
Thuyết luân hồi chuyển
sinh: những chỗ cốt yếu nói về thuyết vạn hữu của Phật giáo như những điều kể
trên. Chúng ta ở trong vũ trụ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã hoặc sinh ra
hoặc diệt đi không biết bao nhiêu lần, luân hồi ở trong cái khổ sinh tử, quả
như vậy có mãn túc không? Không thể nào vui vẻ về sự sinh tử ở trong cái thế
gian này như vậy, không có cái đạo lý nào mãn túc ở trong cái trạng thái xã hội
như thế. Chúng ta phải sử dụng hết cái sức của ta, có thể làm được, làm thế nào
tiến ra cho khỏi cái bể khổ lớn sinh tử luân hồi đó, mà đến được cái cảnh đại
an lạc thật, mà không có chỗ nào hơn chỗ ấy nữa. Cái sự mong mỏi đó chính là
cái chỗ thường tình của mọi người. Vả chăng những nhân dân sinh ở chỗ phong thổ
như phong thổ của nước Ấn Độ, tự nhiên có nhiều cái cảnh khổ sở, mà chán cái
sinh hoạt ở trong thế giới, thì cũng không phải là sự vô lý. Ấy là cái đại
nguyên nhân khuynh hướng về cái chủ nghĩa yếm thế của Phật giáo.
7.
Cái tiêu chuẩn về điều
thiện điều ác: chúng ta tu hành về đạo Phật, rồi ra khỏi cái cõi sinh tử, mà việc
gì cũng thành lập được nhân quả, cho nên chúng ta có gì vẫn ở nơi hữu hạn giới,
muốn tìm cho được cái nguyên nhân đó mà trừ đi, đấy là chỗ rất cần lắm.
8.
Cái hoặc tình
Muốn
cần cái nguyên nhân chúng ta lại bị hãm vào trong hữu hạn giới là tại chỗ hoặc
tình. Chúng ta tự mình không nói rõ được cái chân lý do cái chỗ vọng kiến của
mình hãm vào trong cõi mê mộng, cõi mê mộng đó do mình làm ra, rồi mình chịu lấy
khổ, mà đến chỗ lầm đó, các tôn phái cũng mỗi phái nói một khác, không nhất định
gì cả. Nói tóm lại, như trước đã kể mình không biết cái đạo lý chư hành vô thường,
không biết cái lý chư pháp vô ngã, không rõ cái lý vô thủy vô chung, không rõ
sao là nhân quả báo ứng, sao là luân hồi chuyển sinh, mà hãm vào cái tục kiến
thường hữu, và lại còn chấp vào những việc ở hữu hạn giới, không thể tin được
cái sự ở vô hạn giới mà gây ra những điều kể ra sai lầm sau: nào là lục thập nhị
(62) kiến, nào là bách bát (108) kiến; nào là bát thập (80) sứ; nào là kiến ác
tu ác, sa trần chi hoặc, nào là vô minh chi hoặc, nào là phiền não chướng, nào
là sở tri chướng, thật là không biết bao nhiêu là lần, nhưng cầu chỗ gốc tại ba
điều:
1)
Không biết cái
nguyên tắc vũ trụ;
2)
Không biết có cái vô
hạn giới;
3)
Do các cái mê ở trên
nó dẫn dụ, mà thoát ra mình làm những điều ác.
Cho
nên chúng ta không dứt bỏ cái nhìn ấy, để tu đạo lành, cho bước đến cái cõi Niết-bàn
chân chính thì không được.
9.
Tu hành
10.
Niết-bàn
Kết
luận
Phật
giáo là một thứ tôn giáo dẫn chúng ta vào cõi Vô hạn giới khiến chúng ta được
yên tâm lập mệnh. Chúng ta tín ngưỡng đạo Phật là muốn được yên tâm lập mệnh.
Chúng ta tín ngưỡng đạo Phật là muốn được yên tâm lập mệnh được có cái kết quả
thành Phật, ấy là phổ nguyện, và theo cái thuyết chư hành vô thường, thì có sự
thay cũ đổi mới, nhân loại và xã hội tiến hóa, bởi đó mà ra, rất có ích cho
thiên hạ quốc gia lắm. Nếu kẻ học đạo Phật mà chỉ cầu phúc, mong được phát phú,
phát quý; kẻ quan sát đạo Phật, mà phê bình cho là trái với các tiêu chuẩn khoa
học, thì đều là sự lầm cả.
Đạo
Phật mà chúng ta trọng là trọng tại cái chỗ tinh thần, cái tinh thần từ bi bác
ái, lo cứu vớt nhân loại ở trong cái bể khổ, chỗ đó là chỗ cốt gốc; nếu không
xét vào cái chỗ đó thì thật là một hạng người không có cái não chất cái nhãn
quan có thể trông thấy đến đạo Phật được. (còn nữa)