“Phật giáo ở đâu…? Né tránh (!)
phat giao o dau
Minh Thạnh (giới
thiệu)
1. Giới thiệu tư liệu
Bây giờ, khi vấn đề đã
trở nên muộn màng, vô vọng, tối tăm đối với Phật giáo Việt Nam, thì mới có những
hội thảo, tọa đàm, hội nghị bàn bạc về hoằng pháp trong các tộc người thiểu số ở
Tây Nguyên, Tây Bắc.
Tự điều này cho thấy việc
thiếu trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong mấy chục năm
qua.
Tình hình thiểu số hóa
đến mức loại trừ Phật giáo ở Tây Nguyên, Tây Bắc không phải diễn ra trong một
thời gian ngắn, mà đã trải qua một quá trình khéo dài mấy chục năm. Mấy chục
năm đó, các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam vẫn tư duy theo kiểu “đóng cửa chùa đi ngủ khỏe”, như không hề
biết đến chuyện gì xảy ra. Có mắt nhưng các ngài không thấy, có tai nhưng không
nghe, có cơ quan truyền thông nhưng không nói. Để rồi chỉ nghe, chỉ thấy, chỉ
nói đến khi mọi việc đã vào hồi kết, trở nên muộn màng.
Càng tuyệt vọng hơn nữa
khi đây lại là một vấn đề truyền thông Phật giáo rất hiếm khi đề cập, thậm chí
đến giờ này cũng có đơn vị chưa bao giờ nhắc đến. Số đông người Phật giáo vẫn
thờ ơ trước việc Phật giáo bị loại trừ hẳn khỏi cộng đồng người thiểu số ở Tây
Nguyên, Tây Bắc, thay vào đó là các tôn giáo đến từ phương Tây. Truyền thông Phật
giáo trước hết phản ánh cách nhìn nghĩ của một số nhà lãnh đạo Phật giáo, và số
đông Phật tử. Họ cần cần thấy, không cần nghe, không cần nghĩ, không cần nói,
không cần bàn bạc về vấn đề này, coi như không hề có, không đáng quan tâm.
Nhưng từ một góc nhìn
khác, có lẽ còn là sự yếu kém về tầm nhìn, trình độ, năng lực, cho nên tránh
né, trốn lánh, không dám nhắc đến. Đây chính là một mặt khác của việc truyền
thông Phật giáo không dám nói đến hiện trạng Phật giáo ở Tây Nguyên, Tây Bắc
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Do đó, nên trong khi các
tạp chí nghiên cứu khoa học xã hội như “Nghiên
cứu Tôn giáo”, “Công tác Tôn giáo”, “Triết học”, “Xã hội học”, “Khoa học xã hội” vẫn thường xuyên có bài
về tôn giáo trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, thì một
việc nghiên cứu tương tự trên các phương tiện truyền thông Phật giáo ít hơn rất
nhiều.
Trong lần tiếp tục giới
thiệu tư liệu về đề tài “Phật giáo ở đâu?”
này, xin được phép giới thiệu một bài viết trên tạp chí Triết học. Điều này cho thấy đây là vấn đề mà giới học thuật khoa học
xã hội rất quan tâm, trong khi những cây bút Phật giáo lại thờ ơ, lãnh đạm, hay
mặt khác, né tránh, lẫn trốn.
2. Xuất xứ tài liệu
2.1.
Tên
tài liệu: “Tin lành ở Tây Nguyên
và một số yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước trong tình hình hiện nay”.
2.2.
Tác
giả: Nguyễn Thị Ngà, thạc sĩ, Phó trưởng Bộ môn Chính trị và Quan hệ Quốc
tế, Học viện Quốc tế - Bộ Công an, Nghiên cứu sinh Học viện Khoa học Xã hội.
2.3. Thông tin xuất bản:
Tạp chí Triết học số 6 (289), tháng
6-2015, trang 61-67.
3. Trích dẫn giới thiệu:
“Tôn giáo nói chung và Tin Lành nói riêng là một trong những hiện tượng có mối
quan hệ gắn bó với vấn đề dân tộc, văn hóa. Trong sự phát triển của lịch sử, việc
giải quyết vấn đề tôn giáo, dân tộc theo quan điểm mác xít có ý nghĩa chiến lược
lâu dài với sự nghiệp cách mạng. Do đặc điểm của mỗi tôn giáo khác nhau, sự ảnh
hưởng của nó có hai chiều hướng thuận nghịch trên những bình diện khác nhau nên
việc giải quyết vấn đề tôn giáo cũng không giống nhau. Có thể nói, việc giải
quyết vấn đề tôn giáo, thực hiện các chính sách tôn giáo ở nước ta là sự đảm bảo
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 24 của Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: “1. Mọi người có quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (1).
Tin Lành có ảnh hưởng
khá mạnh mẽ đến những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc ở Việt
Nam, nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Một số vụ việc phức tạp có
liên quan đến Tin Lành đã xảy ra ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Do đó, vấn
đề Tin Lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn,
nhất quán để có những chủ trương, chính sách kịp thời và phù hợp với thực tiễn ở
mỗi địa phương thời kỳ đổi mới.
Tây Nguyên vốn là địa
bàn chiến lược có vai trò quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng, có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển và ổ định của khu vực miền Trung Tây Nguyên cũng
như cả nước. Đặc biệt, những năm gần đây, tình hình tôn giáo và dân tộc ở Tây
Nguyên đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được quan tâm và giải quyết
kịp thời, đúng đắn. Vì vậy, việc nghiên cứu về Tin Lành ở Tây Nguyên và một số
vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước hiện nay có ý nghĩa quan trọng
cả về lý luận lẫn thực tiễn.
1. Tin lành ở Tây
Nguyên hiện nay
Sau khi xây dựng được hội
thánh ở đồng bằng (1911), ngay những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, Tin
Lành đã được truyền vào Tây Nguyên và tiếp tục duy trì cho đến nay. Tuy nhiên,
từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, Tin Lành ở Tây Nguyên bắt đầu có những
diễn biến phức tạp, tăng đột biến về số lượng tín đồ, mục sư, truyền đạo, đặc
biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… khiến tình
hình Tin Lành vốn đã phức tạp nay lại càng phức tạp hơn, thậm chí trở thành hiện
tượng bất bình thường trong vùng đồng bào dân tộc nói chung và ở Tây Nguyên nói
riêng.
Xét về mặt nhận thức,
có thể nói, trong giáo lý Tin Lành có một số điểm tiến bộ: Tin có thánh nhưng
không thờ lạy, tin có địa ngục nhưng không dùng nó để mê hoặc, răn đe con người
như các tôn giáo khác, khi đã nhận biết được đạo lý và ý thức được việc mình
làm thì mới rửa tội. Phương hướng hoạt động của Tin Lành khá linh hoạt, năng động,
lấy các hoạt động xã hội làm phương tiện, đơn giản hóa các luật lệ, lễ nghi và
cách thức hành đạo để dễ hòa nhập với môi trường, tâm lý, lối sống, phong tục tập
quán của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời, nó khuyến khích sự làm giàu
và đề cao vai trò cá nhân của các tín đồ. Chính vì có sự cải cách ngày từ trong
giáo lý nên Tin Lành dễ thích ứng với đời sống tinh thần của các tín đồ và đó
là một trong những nguyên nhân khiến Tin lành dễ du nhập vào vùng đồng bào các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Việc nghiên cứu và tìm
hiểu về Tin Lành ở Tây Nguyên cho thấy, sự phục hồi và hoạt động của Tin Lành ở
Tây Nguyên trong những năm gần đây có tác động mạnh tới đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. “Tin lành gần đây truyền
giáo đúng thời điểm các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nhu cầu đi tìm “một
con đường mới”. Tính hiện đại và gắn chặt với nền kinh tế thị trường của Tin Lành
phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tinh thần hiện nay của người dân nên dễ
dàng được tiếp nhận” (2). Tin Lành đã làm thay đổi một số quan niệm, tập tục, nếp
sinh hoạt cũ của đồng bào dân tộc vốn không còn phù hợp với đời sống văn minh,
khuyên đồng bào ăn ở vệ sinh, ốm đau phải dùng thuốc, không nghiện ngập, chích
hút, rượu chè, cờ bạc bê tha; không quan hệ nam nữ bất chính, sống đời sống một
vợ một chồng, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Không chỉ vậy, Tin lành
còn hướng dẫn đồng bào cách thức tổ chức sản xuất, thực hành tiết kiệm và chăm
lo cuộc sống gia đình. Tin theo giáo lý của Tin Lành, các tín đồ đã dần từ bỏ
các tập tục lạc hậu và nặng động hơn trong cuộc sống hiện tại. Qua khảo sát ở một
số địa phương, một bộ phận tín đồ cho rằng họ đến với Tin Lành là để thoát khỏi
các tập tục nặng nề, nhất là việc thờ cúng Giàng. Theo họ, việc thờ chúa Giesu
của Tin Lành đơn giản hơn tín ngưỡng truyền thống, dễ hiểu và không tốn kém về
mặt vật chất; Tin lành chủ trương gia đình một vợ một chồng, sống tiết kiệm,
không có trộm cắp, cờ bạc, rượu chè; ốm đau được chữa bệnh, được sinh hoạt cộng
đồng vui vẻ… Và trên thực tế, đời sống của đồng bào ở nhiều vùng có Tin Lành đã
biến đổi tương đối nhanh về phương diện văn hóa theo hướng tích cực. “Tín đồ
Tin lành tìm thấy ở niềm tin tôn giáo một mối ràng buộc về tâm linh. Từ đó, họ
thực hiện những lời răn dạy của Chúa Trời về đạo đức và lối sống hay tham gia
vào tổ chức từ thiện xã hội với tinh thần tự nguyện. Lương tâm của mỗi tín đồ
ngoan đạo thôi thúc họ tự áp dụng những điều răn dạy vào cuộc sống của mình mà
không cần chế tài pháp luật nào” (3)
Ngoài những tác động
tích cực, sự phục hồi và hoạt động của Tin Lành ở Tây Nguyên còn có những tác động
xấu đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, nổi bật là các vấn đề sau:
Một là, tạo sự phức tạp
về chính trị.
Trước hết, phải thấy rằng
sự xuất hiện của Tin Lành ở Tây Nguyên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tinh thần
của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Tuy nhiên, Tin lành ở
Tây Nguyên không đơn thuần chỉ là nhu cầu tín ngưỡng, tinh thần của người dân;
trái lại, ngoài khía cạnh sinh hoạt tôn giáo nói chung của Tin Lành còn nảy
sinh một số vấn đề lợi dụng Tin Lành gây những diễn biến xấu và bất ổn về an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngoài những hậu quả do việc cấu kết với
Fulro trước đây, trong những năm gần đây một bộ phận chức sắc có tư tưởng chống
đối trong Tin lành ở Tây Nguyên đã tổ chức hàng trăm cuộc tụ tập truyền đạo
trái phép mỗi năm, khôi phục và thành lập hàng chục cuộc tụ tập truyền đạo trái
phép mỗi năm, khôi phục và thành lập hàng chục ban trị sự và hội thánh buôn,
thôn. Thông qua hoạt động truyền đạo trái phép, họ đã tuyên truyền, kích động
và gây bất ổn xã hội trên nhiều địa bàn. Đáng chú ý là họ kích động tín đồ Tin
Lành không đóng thuế cho Nhà nước, không thực hiện nghĩa vụ quân sự, không tham
gia các hoạt động đoàn thể… Nguy hiểm hơn, “hiện nay, một số người đang thống
kê các loại công văn, giấy tờ xử phạt hành chính đối với cá nhân và tổ chức tôn
giáo, về vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo… để tổ chức khiếu kiện. Họ một mặt
tố cáo chính quyền, mặt khác gửi “chứng cứ” đó ra nước ngoài tiếp tay cho các
thế lực phản động vu cáo Việt Nam vi phạm chính sách tôn giáo và chính sách dân
tộc” (4).
Với các hoạt động trên
những chức sắc có tư tưởng chống đối của Tin Lành đã bất chấp các quy định của
pháp luật, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, gây bất ổn kéo
dài, ngăn cản tín đồ thực hiện các nghĩa vụ công dân, và cũng chính những hoạt
động đó của Tin lành đã đẩy một số đồng bào dân tộc thiểu số có thái độ thành
kiến và hành vi bất hợp tác với chính quyền.
Bên cạnh đó, tính hình
hoạt động tôn giáo trên địa bàn có lúc, có nơi còn có những diễn biến phức tạp,
tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội. “Các thế lực
phản động, thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền
và những yếu kém trong quản lý, điều hành của chính quyền để tuyên truyền,
xuyên tạc nhằm chi rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, trong những năm qua,
trên địa bàn các tỉnh ở Tây Nguyên nói chung và Đắc Lắc nói riêng, đã bị các thế
lực thù địch ở nước ngoài cấu kết với bọn phản động trong nước, lực lượng Fulro
đội lốt Tin Lành tạo dựng “Tin Lành Đề ga” để móc nối, tuyên truyền, kích động,
bạo loạn gây rối an ninh trật tự, tập hợp lực lượng chống phá chính quyền ở một
số địa phương đòi lập ra cái gọi là “Nhà nước Đề ga tự trị” của người Thượng.
Đây là một chiêu thức lưu manh, lừa bịp chính trị nguy hiểm, hòng dụ dỗ, mua
chuộc, lôi kéo một số tín đồ trong Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam tỉnh Đắc
Lắc, tạo nên một số vụ bạo loạn đội lốt tôn giáo gây rối an ninh trật tự ở một
số địa phương trên địa bàn tỉnh vào đầu tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004…
(5).
Hai là, gây phức tạp về
xã hội, tập quán, văn hóa tâm linh.
Tin Lành chủ trương
phân hóa quần chúng để dễ lôi kéo người vào đạo, dẫn tới phá vỡ quan hệ và tính
cộng đồng bền vững của đồng bào các dân tộc thiểu số, làm mất dần vai trò xã hội
của tổ chức xã hội truyền thống, tạo điều kiện để xâm nhập ngày càng sâu rộng hơn
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên từng địa bàn dân cư, Tin Lành trực
tiếp tác động làm nảy sinh những quan hệ không bình thường, gây mâu thuẫn chia
rẽ người theo đạo với người không theo đạo trong cùng một dòng tộc, một thôn
buôn, thậm chí một gia đình, tạo nên mâu thuẫn trong quần chúng, làm tổn hại đến
khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết nhân dân.
Về tập quán văn hóa, lợi
dụng xu thế chung của đồng bào các dân tộc thiểu số muốn trút bỏ gành nặng bởi
các thủ tục, và để phục vụ cho mục đích truyền đạo, một số chức sắc có tư tưởng
chống đối của Tin Lành đã lợi dụng việc bài trừ mê tín dị đoạn, hô hào bãi bỏ
các sinh hoạt văn hóa, truyền thống, đập bỏ chiêng ché… gây nên những tổn thất
lớn trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Qua những hoạt động
đó, Tin Lành tạo nên những quan niệm lệch lạc về văn hóa tinh thần, làm giảm sức
đề kháng của văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc trước sự xâm nhập
của tôn giáo.
Về phương diện sinh hoạt
và đời sống tâm linh, với tư cách một tín ngưỡng độc thần tác động vào vùng dân
tộc ít người để thay thế tín ngưỡng đa thần của đồng bào, Tin lành chẳng những
không mang lại cho người dân điều gì mới mẻ, không cởi trói cho họ thoát khỏi
những quan niệm mê tín, lạc hậu mà còn lợi dụng để củng cố niềm tin tôn giáo bằng
các hoạt động mê tín khác. Vì vậy, có thể nói, do hậu quả hoạt động tuyên truyền,
lôi kéo nên có nhiều người đến với Tin Lành không phải do tín ngưỡng, do đời sống
tâm linh mà là do sự ngộ nhận. Họ bị mê hoặc bởi những lợi ích vật chất đơn thuần
nhất thời, hoặc những cái không thực và cũng vì thế mà họ phủ nhận luôn những
cái có thực do Nhà nước mang lại. Đây là những điểm lệch lạc trong đời sống tâm
linh của một bộ phận tín đồ Tin Lành.
2. Một số yêu cầu đặt
ra cho công tác quản lý của Nhà nước đối với Tin lành ở Tây Nguyên trong tình
hình hiện nay
Từ thực trạng của Tin
lành ở Tây Nguyên từ khi du nhập cho đến nay, theo chúng tôi, có thể dự báo xu
hướng vận động của nó như sau:
Thứ nhất, từ khi du nhập
vào Tây Nguyên đến nay, nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ trước, Tin Lành có
xu hướng gia tăng về số lượng tín đồ. Chẳng hạn, tại Đắc Lắc, “số lượng tín đồ
của Tin Lành đã tăng lên đáng kể, với số lượng là 162.389 người, trong đó tín đồ
đồng bào dân tộc thiểu số là 130.081 người” (6); tại Kon Tum, “hiện nay, Tin
lành trên địa bàn tỉnh gồm 15 hệ phái với 16.884 tín đồ, trong đó tín đồ là đồng
bào dân tộc thiểu số là 16.359 người” (7).
Thứ hai, Tin Lành ở Tây
Nguyên đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động trong vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa… và những nơi mà đến nay đời sống kinh
tế còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí và sự hưởng thụ về văn hóa của đồng
bào còn thấp.
Thứ ba, Tin lành có xu
hướng liên hệ chặt chẽ với các tổ chức Tin Lành quốc tế để được nhận sự hỗ trợ
về nhân lực, vật lực trong quá trình tồn tại và hoạt động. Cũng chính vì vậy mà
Tin Lành ở Tây Nguyên trước đây và hiện nay đang bị các thế lực phản động trong
và ngoài nước lợi dụng nhằm chống phá cách mạng.” […].
(1) Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.17-18
(2)
Vũ Thị Thu Hà. Nguyên nhân Tin lành phát triển nhanh torng vùng đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 08 (134)-2014, tr.115.
(3)
Vũ Thị Thu Hà, Sđd., tr.117
(4)Phan
Thị Trung, Trung Thị Thu Thủ. Hoạt động của Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
và một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số
03 (129)-2014, tr.102.
(5)
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắc Lắc, Ban Thường trực. Báo cáo Tổng kết
10 năm thực hiện Chỉ thị 01/2015/CT-TTg ngày 04-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ
“Về một số công tác đối với đạo Tin Lành”, tr.2.
(6)
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắc Lắc, Ban Thường trực. Báo cáo Tổng kết
10 năm thực hiện Chỉ thị 01/2015/CT-TTg ngày 04-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ
“Về một số công tác đối với đạo Tin Lành”, tr.3.
(7
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum, Ban Thường trực. Báo cáo Tổng kết
10 năm thực hiện Chỉ thị 01/2015/CT-TTg ngày 04-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ
“Về một số công tác đối với đạo Tin Lành”, tr.1-2.
Phản hồi riêng đối với
các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com,
vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.