Cải đạo ở Mông Cổ

cai dao

C

Minh Thạnh

Mông Cổ đã từng được coi là quốc gia tiêu biểu cho Phật giáo trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Hội nghị của tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình đã được tổ chức ở Mông Cổ với tinh thần Mông Cổ là một nước có đa số dân chúng theo đạo Phật.

Tuy nhiên, hiện nay, Mông Cổ đang chuyển biến thành một quốc gia đa tôn giáo với việc cải đạo sang đạo Tin Lành và Ca tô La Mã đang gia tăng.

Bài viết này ghi nhận việc cải đạo sang Ca tô La Mã ở Mông Cổ từ bài báo “Joseph Enkh – Baatar, Phó tế đầu tiên người Mông Cổ” của Khánh Thi, đăng trên Tuần báo Công giáo và Dân tộc, tuần lễ từ 2/1 đến 8/1/2015.

Trước năm 1991, ở Mông Cổ không có người theo đạo Ca tô La Mã. Lấy năm 1991 để so sánh, vì  đây là năm giải thể Liên Xô, tạo ảnh hưởng trực tiếp đến thể chế Mông Cổ.

Năm sau, 1992, tình hình được ghi nhận là  đã biến chuyển.

Năm 1997 xây dựng Nhà thờ Chính tòa.

Năm 2003, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục đầu tiên của Mông Cổ là Wenceslao Padilla.

Năm 2004, Kinh Thánh tiếng Mông Cổ được xuất bản. Đây là nói đến Kinh Thánh đạo Ca tô La Mã, không tính Kinh Thánh của Tin Lành.

Năm 2005, tín đồ Ca tô La Mã ở Mông Cổ tăng lên 600 người, trong đó có 350 người bản xứ.

Năm 2008 đã có chủng sinh người Mông Cổ.

Từ thời gian này, đã có ghi nhận hoạt động truyền đạo của dòng tu Don Bosco Việt Nam tại Mông Cổ.

Bên cạnh hoạt động thờ phường, hoạt động xã hội được quan tâm cụ thể là trên lãnh vực giáo dục, từ thiện.

Hiện nay, đạo Ca tô La Mã tại Mông Cổ có “80 thừa sai nam nữ thuộc 22 quốc tịch khác nhau. Theo thống kê mới nhất, Giáo hội Công giáo tại Mông Cổ chiếm 2% trong tổng số 2 triệu dân cư toàn quốc, dưới sự coi sóc của Đức cha Wenceslao Selga Padilla, người Phippines, thuộc dòng Thừa sai Khiết Tâm Đức Mẹ (C. I. CM)” (tài liệu đã dẫn trang 23).

Tháng 12/2014, đạo Ca tô La Mã tại Mông Cổ đã có chức sắc người bản xứ đầu tiên, là một Phó tế. Ông này được đào tạo và thụ phong tại Đại Chủng viện Daejeon, Hàn Quốc. Đây là một sự kiện được đạo Ca tô La Mã coi là quan trọng.

Chỉ hơn 20 năm sau khi đạo Ca tô La Mã truyền vào Mông Cổ, số tín đồ đã lên tới mức 2% dân số và đã có chức sắc người bản xứ. Tốc độ cải đạo của người bản xứ, từ tôn giáo truyền thống là Phật giáo Lạt Ma, như thế là rất nhanh chóng.

Mông Cổ là một trong những nơi ít ỏi Phật giáo còn giữ vai trò là tôn giáo độc nhất cho đến thế kỷ XX đã bị xóa một cách căn bản vị trí này. Viễn cảnh cải đạo gia tăng, với châu Á là châu lục của thiên niên kỷ thứ ba của đạo Ca tô La Mã theo quan niệm của đạo Ca tô La Mã đang được khẳng định bằng trường hợp Mông Cổ (đạo Ca tô La Mã quan niệm thiên niên kỷ thứ nhất của họ thuộc về châu Âu, thiên niên kỷ thứ hai thuộc về châu Mỹ).

Không phải chỉ ở Việt Nam, bức tranh cải đạo ở các nước châu Á là đáng lo ngại đối với Phật giáo.

MT

Thông tin, thảo luận, phản hồi riêng và các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.

 

 

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle