Triết lý Phật giáo qua TƯ LIỆU Văn bia chùa Huế

triet ly

Đoàn Trung Hữu[*]

 

Xứ Huế được coi là trung tâm của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo xứ Huế, trên một bình diện nào đó, đã đánh dấu một trong những giai đoạn được coi là phát triển của Phật giáo Việt Nam. Sự hưng thịnh này không chỉ thể hiện qua số lượng chùa chiền, Phật tử, Cao tăng mà còn thể hiện ngay chính trong sự phát triển của tư tưởng, triết lý. Văn bia chùa hay văn bia Phật giáo ở một vùng văn hóa mà Đại thừa là tông phái phổ biến nhất, thì cho dù được viết soạn bởi tác giả thuộc tầng lớp, ý thức hệ nào cũng thể hiện những tinh thần mong muốn trực nhận được bản thể sự vật và đạt đến giác ngộ và an trú chân tâm. Theo đó, dù cách thức tu tập, phương thức truyền đạo khác nhau, thì các phái thiền căn bản đều dựa trên tinh thần Đại thừa, xoay xung quanh các phạm trù “tâm”, “nhân quả”, “lý vô thường”, “nghiệp”, “Niết-bàn”, “giải thoát”, “tánh không”… theo truyền thống “Truyền giáo pháp ngoài kinh điển, không lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành phật” ( , , , ). Do vậy, ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào những đặc điểm mang tính đặc trưng cho Hệ phái Liễu Quán và Tào Động, là hai dòng Thiền đã góp mặt vào diện mạo Phật giáo Đàng Trong.

  1. Dấu ấn của tư tưởng dòng thiền Tào Động

Thiền phái Tào Động vốn dựa trên nguyên tắc ngũ vị giữa thẳng (chính) và nghiêng (thiên), đại để như mối quan hệ giữa tuyệt đối và tương đối. Ngũ vị đó là: 1) Cái thẳng đi vào cái nghiêng /正中, 2) Cái nghiêng đi vào cái thẳng /中正; 3) Cái nghiêng trong tự thân của nó / ; 4) Cái nghiêng trong tự thân cả nó / ; 5) Cái thẳng và cái nghiêng trong cùng một tự tính/兼中. Tới vị trí này thì mọi phân biệt giữa tuyệt đối và tương đối, bản thể và hiện tượng, không còn nữa.

 Tìm lại trong các tư liệu về lịch sử Phật giáo Đàng Trong, chúng tôi nhận thấy tư tưởng của Hòa thượng Thạch Liêm có đặc trưng là kết hợp giữa đường lối Thiền tông và Tịnh độ tông, giữa Lâm Tế và Tào Động, và sự nhất trí giữa Nho và Phật.

Nhìn chung, dấu ấn tư tưởng của dòng thiền Tào Động qua văn bia chùa ở Thừa Thiên Huế là không rõ ràng, không phổ biến. Chỉ có một văn bia Quốc chủ Nguyễn Phúc Chu Tự Động Thượng chính tông tam thập thế danh Hưng Long hiệu Thiên Túng đạo nhân đỉnh kiến thuận hóa thiên mụ tự bi kí minh ( ), thể hiện tư tưởng của Thiên Túng Đạo Nhân Nguyễn Phúc Chu, đệ tử và là người chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Thạch Liêm. Trong văn bia chúa Nguyễn Phúc Chu viết:

有光 (Từng nghe: vẳng lặng vô hình, cốt đạo khó nói; thể Phật vốn không, gốc nguồn trong lặng. Các tướng đầy đủ mà giác chiếu tròn đầy; pháp chẳng hai đường, lý về một nghĩa. Trời còn xoay chuyển, đất chẳng trong ngoài. Đất nước lửa gió, bốn vòng thay nhau. Tánh Phật sáng soi, thể ấy tròn đầy. Biến Phật thể thành cõi kim sắc. Trong cõi kim sắc ấy có biển hương thủy. Trong biển hương thủy ấy có quang minh tạng. Thế giới quang minh tạng phước báu đầy đủ, cả thiên hình vạn trạng, như cây rừng núi, hoa hương chói lọi bao hàm cõi Phật số như hằng sa. Tất cả mọi thứ chói rạng ấy đều bắt nguồn từ một quang minh tạng. Được an trú vào quang minh tạng là nhân lành của cả y báo, chánh báo. Biết được nhân này thì tam thân không hề sai biệt, đất trời ngang nhau, cả bốn phương cùng chung một tự thể, chẳng có xa gần. Phật tính, chúng sanh đều trôi vào biển trí Tỳ-lô-giá-na).

Đây là một trong những nội dung quan trọng của kinh điển Đại thừa nói chung và kinh Hoa nghiêm nói riêng mà dòng thiền Tào Động muốn lấy làm tâm pháp để dẫn dắt hành giả thâm nhập vào biển Phật tánh – biển quang minh tạng – biển trí Tỳ-lô-giá-na. Đó chính là sự trực chỉ, đạt đạo, là cái đích muốn đạt đến của hành giả dòng Tào Động mà chúa Nguyễn Phúc Chu – đệ tử dòng Tào Động muốn khắc vào bia đá cho hậu thế.

Sau này, trong phái Tào Ðộng, những chủ trương sau đây được hình thành: Chỉ cần ngồi thiền mà không cần chủ đề thiền tọa (chỉ quán đả tọa); ngồi thiền và đạt đạo là một việc chứ không phải là hai (tu chứng nhất như); không trông chờ sự chứng đắc (vô sở đắc); không có đối tượng giác ngộ (vô sở ngộ); tâm và thân nhất như (thân tâm nhất như).

Dần dần những chủ trương này được áp dụng cho các thiền phái khác. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng vào thế kỷ XVII, khi Tào Động truyền sang Đại Việt thì những khác biệt giữa hai thiền phái Lâm Tế và Tào Động không còn bao nhiêu nữa. Trong khi đó, do nhiều cơ duyên, dòng Lâm Tế đã được truyền thừa sâu rộng vào đời sống tôn giáo Đàng Trong, có thể nói là hầu hết các chùa chiền Đàng Trong đều có gốc rễ từ các tổ Lâm Tế.

  1. Một số nét tư tưởng trong dòng thiền Liễu Quán

Thiền Liễu Quán là chi phái thiền Lâm Tế Việt Nam. Việc xuất hiện phái thiền Liễu Quán cũng mở ra một gương mặt khác của thiền Lâm Tế - giống như khi nó được truyền vào bất kỳ nền văn hóa nào khác, cũng có những tiếp biến dựa trên cơ sở văn hóa nơi đó.

2.1. “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” (Đóa hoa ưu đàm rụng rồi mà vẫn còn lưu hương)

Đó là câu đề trên cổng vào khu tháp mộ ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, ngợi ca công đức người khai mở dòng thiền Lâm Tế Việt Nam – dòng Liễu Quán. Quả thực công đức của Hòa thượng với Phật giáo Việt Nam là vô lượng.

Hòa thượng là truyền thừa của dòng thiền Lâm Tế chính tông, đời 35. Bia dựng dưới chân tháp, bên trái ghi: Bỗng át chân phong gia kế thuật (Đánh! Hét! Tông phong chân chánh của Thiền tông được nối truyền). Đó là tinh thần dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự của của thiền Lâm Tế, và cũng là lý do mà ngữ lục của Thiền sư chẳng có gì ngoài bài kệ trước khi thị tịch và bài kệ truyền thừa. Đạo nghiệp của Thiền sư danh tiếng này được thể hiện vỏn vẹn qua văn bia Sắc tứ Lâm Tế chánh tông đệ tam thập ngũ thế Liễu Quán thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng bi minh ( 世了 ). Văn bia này có thể coi như ngữ lục của ngài Liễu Quán. Phần lớn nội dung văn bia ghi lại những công án ngài đã tham cứu, những thoại đầu với bổn sư. Để giữ nguyên tinh thần của thiền Lâm Tế mà Thiền sư là đệ tử truyền thừa, chúng tôi thấy không gì hơn là trích lại phần nội dung này:

                      云石            

  
滿  

             人曰  盡侍   皆涕  泣師           :

 

 
滿

  .

“Năm 1702 ông được gặp thiền sư Tử Dung tại chùa Ấn Tôn núi Long Sơn, Thuận Hóa. Thiền sư dạy; ông tham khảo về công án: “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” (Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?). Ông rút về núi Phú Yên tĩnh cư, tham cứu đến năm năm mà chưa phá vỡ được công án ấy, trong lòng lấy làm hỗ thẹn. Một hôm đọc Truyền đăng lục đến câu “trỏ vật mà truyền tâm, vậy mà người học không hiểu” (Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ), thoạt nhiên ông thấy tỏ ngộ, bèn buông sách xuống. Mùa xuân năm 1708, ông trở ra Long Sơn, trình bày công phu mình với thiền sư Tử Dung. Tử Dung nói: 

Hố thẳm buông tay 

Một mình cam chịu 

Chết đi sống lại, 

Ai dám chê mình. 

Ông vỗ tay cười. Tử Dung nghiêm nét mặt, nói: “Chưa được”. Ông lại nói: “Trái cân vốn là sắt” (Bình thùy nguyên nhị thiết). Tử Dung lắc đầu.

Sáng hôm sau, Tử Dung thấy ông đi ngang, gọi lại bảo: “Chuyện ngày hôm qua nói chưa xong, hôm nay hãy nói lại xem”. Liễu Quán đọc: 

Sớm biết đèn là lửa 

Cơm chín đã lâu rồi! 

Bấy giờ Tử Dung không tiếc lời khen ngợi. Mùa hè năm 1712 khi hai người gặp nhau lần thứ ba tại Đại lễ Toàn Viện tại Quảng Nam, Liễu Quán đem trình Tử Dung bài kệ Tắm Phật mà ông mới làm. Tử Dung hỏi: “Tổ truyền cho tổ, Phật truyền cho Phật, chẳng hay họ truyền nhau cái gì nhỉ?” (Tổ tổ tương truyền, Phật Phật thụ thụ, vị thẩm truyền thụ các thập ma?).

Liễu Quán đọc liền hai câu: 

Búp măng trên đá dài hơn trượng, 

Cây chổi lông rùa nặng mấy cân. 

(Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng 

Quy mao phủ phất trọng tam cân). 

Tử Dung lại đọc:  

Chèo thuyền trên núi cao 

Phi ngựa dưới đáy biển 

 Liễu Quán lại đọc tiếp:  

Dây đứt đàn tranh chơi suốt buổi 

Gảy sừng trâu đất rống thâu đêm.      

Tử dung gật đầu tỏ ý rất bằng lòng.

Mùa thu năm ấy, Liễu Quán an trú tại chùa Viên Thông; sáng ngày 21 tháng 11 âm lịch, ông gọi thị giả mang giấy bút tới, và viết bài kệ sau đây: 

 (Ngoài bảy mươi năm cõi sắc không 

Sắc không không sắc đã dung thông 

Sáng nay vẹn ước, về quê cũ 

Há phải tìm cầu hỏi tổ tông).

Qua đây, chúng ta thấy:

- Tham cứu công án thiền là nét đặc trưng của thiền Lâm Tế, là phương tiện đạt đến mục đích khai mở trí tuệ, thấu triệt chân tâm. Những công án mà Thiền sư Liễu Quán tham cứu cùng tinh thần như các công án trong Vô môn quan (無門), Bích Nham lục/  (碧巖) – những tập công án lừng danh của Thiền tông. Bài kệ trước khi thị tịch của Đại thiền sư cho thấy ngài đã đạt đến trạng thái liễu ngộ trên tinh thần giáo lý Tứ diệu giản (四料) của thiền phái Lâm Tế:

.

Có khi đoạt nhân không đoạt cảnh

Có khi đoạt cảnh không đoạt nhân

Có khi cảnh và nhân đều đoạt

Có khi nhân cảnh đều không đoạt.

- Tiếng hét và gậy đập, những thoại đầu pháp chiến là phương tiện giáo hóa, là sắc thái bề ngoài của thiền Lâm Tế, là cách thầy giúp đỡ trò bùng vỡ lát cắt của đạo học.

Những thế hệ truyền thừa sau tổ Liễu Quán dường như không còn lại ngữ lục theo dạng này. Chúng tôi cho rằng, Phật giáo Đàng Trong lúc này hoạt động dưới sự quản lý của vương triều, nó bị kéo lại gần với những vấn đề chính sự, hoằng hóa theo bề rộng hơn là đi vào trực nhận chân tính của sự vật hay tìm lại “bản lai diện mục” là những vấn đề thuần túy tinh thần. Điều kiện đó là cơ sở khách quan để hình thành dần dần xu hướng Tịnh độ tông hóa Thiền phái Liễu Quán. Đến nay, mặc dù phổ hệ truyền thừa theo dòng kệ Thiệt Tế Đại Đạo, Tánh Hải Thanh Trừng… vẫn còn nhưng tinh thần thiền Liễu Quán thì không còn nguyên vẹn.

2.2.Phó pháp bằng kệ

Mỗi một đệ tử khi cầu sư học đạo đến lúc đắc pháp sẽ được bổn sư phó pháp qua một bài kệ, trong đó có pháp húy của người đó. Bài kệ giống như một bài học riêng biệt, dành riêng cho người đó, giống như một kiểu trực chỉ chân tâm. Mặt khác, các bài kệ, một cách khách quan cũng là những bài học sâu sắc về Phật pháp. Chúng tôi nhận thấy truyền thống này phổ biến ở giai đoạn đầu. Càng về sau, khi đặc điểm “Thiền – Tịnh song tu” trở nên phổ biến hơn và thậm chí thiên hẳn về Tịnh Độ tông thì hiện tượng phó pháp bằng kệ cũng không còn.

Kệ là những bài ca, bài thơ chứng đạo, “thổ lộ cảm giác sung sướng, nhẹ nhàng khi đã vượt qua ải trần lao”; cũng có thể “thể hiện tinh hoa, như là cái then cửa để thiền sinh có thể mở những công án khó chinh phục” (Nguyễn Tường Bách  (1999) – Từ điển Phật học, NXB.Thuận Hóa).

Thiền sư Nguyên Thiều Hoán Bích (Sơ tổ thiền Lâm Tế Đàng Trong) trao lại bài kệ cho hậu thế ngay trước khi thị tịch:

.

Lặng lặng gương không bóng

Ngời ngời sáng khắp vòng

Rành rành vật không vật

Mờ mịt không chẳng không.

Đại sư Thanh Thái Phước Chỉ (đời 7, Liễu Quán) được Hòa thượng Diệu Giác (đời 6, Liễu Quán) phó pháp, kệ rằng:

了目前

.

( )

Phước Chỉ định tâm lặng an nhiên

Ở thế tùy cơ ngộ nhãn tiền

Tinh tu đạo niệm dứt tình thức

Như nay truyền pháp mãi lưu truyền.

(Tường Vân tự Yết-ma Hòa thượng tháp bi ký)

Đại sư Giác Nhiên (Trừng Thủy Chí Thâm, đời 8 Liễu Quán) đắc pháp với ngài Tâm Tịnh, kệ rằng:

.

( )

Giác tánh sẵn thiên nhiên

Sắc không chẳng hiện tiền

Thong dong ngoài cõi thế

Cần mẫn vốn trong thiền.

(Việt Nam Phật giáo thống nhất giáo hội tăng thống bi minh)

Hòa thượng Tâm Tịnh, năm giáp ngọ tức năm thứ sáu niên hiệu Thành Thái, Hòa thượng Diệu Giác vâng chỉ mở đại giới đàn tại chùa Báo Quốc, lúc đó ngài tiến đàn thụ giới cụ túc, năm sau đảnh lễ Hòa thượng nối pháp, được trao pháp kệ rằng:

.

(西 )

Thanh Ninh trong lặng bốn phương an

Hữu Vĩnh tâm tâm đạo ấy nhàn

Tâm như bồ-đề khai trời tuệ

Bao hàm thế giới quán giang san.

(Tây Thiên tự Thanh Ninh Hữu Vinh Tâm Tịnh Hòa thượng tháp chí minh)

            Ngài Giác Tiên (Trừng Thành Chí Thông) được Hòa thượng Tâm Tịnh truyền pháp với bài kệ rằng:

.

Hiểu đạo trước sau đồng

Con thuyền bát nhã không

Quả nhân đều ứng hợp

Vẫn khắp chốn thong dong.

Hàng ngày sư tham cứu câu kệ:

     /Các pháp theo một gốc

. / Thường từ tướng tịch diệt

Sư Phước Hậu thụ giới làm đệ tử Hòa thượng Thanh Minh Tâm Truyền (đời 7 Liễu Quán), sư đắc pháp, bài kệ rằng:

.

 Thuần thành tính vốn chứa bên trong

Sớm dứt lòng trần đạo lý chong

Đức lớn tự thân nhờ Phước Hậu (phúc dày)

Chân truyền y bát dậy tông phong.

Ý nghĩa của các bài kệ rất thâm diệu, thuộc lĩnh vực Phật học, do đó chúng tôi chỉ đưa ra như việc mô tả một hiện tượng trao truyền pháp của Thiền phái Liễu Quán (Lâm Tế Việt Nam) chứ không đi sâu vào truy tầm diệu nghĩa.

2.3. Kết hợp Thiền -Tịnh song tu

Văn bia cho thấy, dòng thiền Liễu Quán, từ khi được khai mở, truyền thừa phổ biến nhất ở xứ Huế (và cả Đàng Trong). Là một chi phái thuộc Thiền tông, dòng Liễu Quán vẫn thể hiện tinh thần hòa hợp, cởi mở với các pháp môn khác, trong đó có Tịnh độ tông. Càng về sau, đặc điểm này càng rõ nét.

Văn bia Từ Hiếu Yết-ma Hòa thượng tháp ký/慈孝羯磨和尚塔記  ghi lại hành trạng Hòa thượng Hải Thiệu Cương Kỷ (đời thứ 6, dòng Liễu Quán). Là một Thiền sư thuộc dòng “đánh, hét”, nhưng Hòa thượng vẫn “phát mười lăm đại nguyện, ngưỡng mong Đại giác Thế Tôn từ bi gia hộ”, là đặc điểm của pháp môn Tịnh độ tông.

Văn bia Tây Thiên tự Thanh Ninh Hữu Vinh Tâm Tịnh hòa thượng tháp chi minh/西 ghi lại rằng:     退賜

舊日

Năm Thành Thái thứ 14 (Ất Mùi), sau khi ngài xin thoái chức trú trì chùa Từ Hiếu thì đến ấp Thuận Hòa dựng Thiếu Lâm trượng thất. Sư chuyên tâm nghiên cứu lại Thiền học và Luật học, nhưng rồi chọn Tịnh độ tông làm nghiệp vụ chính yếu. Hàng ngày, ngài dạy chúng:

Vun trúc bồi mai qua những ngày

Trồng dưa bón dậu độ hôm nay.

Bài minh của văn bia này có đoạn:

清淨坐禪

松風梅月

法相融圓

佛宮佛像

隨在嶷然

禪兼淨土

功遍諸天

Thanh tịnh thiền tọa

dưới bóng tùng mai

pháp tướng không hai

 dựng chùa đúc tượng

tùy tạ an nhiên

Thiền kiêm Tịnh độ

Sáng rọi chư thiên.

Vào năm Tân Hợi (1911), ngài cho đúc pho tượng A Di Đà phóng quang bằng đồng cao hai mét và đổi tên Thiếu Lâm Tự (được đặt thay cho tên Thiếu Lâm trượng thất vào 1904) thành Tây Thiên Phật cung. Nhà tăng, thiền thất đều thay đổi”. Đây được coi là việc làm vô ngôn đầy táo bạo, âm thầm trao lại cho hậu thế thông điệp: hãy áp dụng phương pháp Thiền – Tịnh song tu. Bài thơ tứ tuyệt duy nhất của ngài cũng ẩn chứa tinh thần này:

少林深隱月三更

淨聽松風弄古箏

一曲吟成無限句

良田萬頃任君耕

(西天寺清寧有永心淨和尚塔誌銘)

Thiếu Lâm tâm lặng sáng tam canh

Nghe thấy tiếng tùng lộng cổ tranh

Một khúc nay đành thành vạn bản

Ruộng nhà vạn khoảnh tùy nên canh.

(Tây Thiên tự Thanh Ninh Hữu Vinh Tâm Tịnh Hòa thượng tháp chi minh)

Khi mà toàn bộ nội tâm nhờ vào thiền tập đã trở thành nhất tâm, lúc bấy giờ sẽ tùy cơ ứng dụng. Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, tùy theo mức độ và hoàn cảnh nhận thức có thể áp dụng phương pháp tu tâm nào cũng được miễn là đưa đến giác ngộ và giải thoát. Các đệ tử truyền thừa các đời sau của Ngài Tâm Tịnh  như Hòa thượng Giác Nhiên, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Thích Mật Khế, Thích Mật Nguyện, Thích Mật Hiển, Thích Đôn Hậu… đều là các Cao tăng, đã nương vào giáo pháp này mà đem lại những kết quả hoằng pháp lớn lao, sâu bền.

Văn bia Thiên Hưng tự Giáo thọ Hòa thượng bi minh/ nói về hành trạng của Hòa thượng giáo thọ Tuệ Pháp (Thanh Tú Phong Nhiêu – đời 7 Liễu Quán) cho thấy sự kết hợp giữa Thiền tông và Tịnh Độ tông: 

/ Sư lại càng siêng năng trong sự nghiệp tu tâm, thường xuyên bái sám chẳng quản hạ đông, Đại sư mãi đặt mình trong tham cứu tọa thiền, tụ họp học Tăng thanh tịnh trong chốn thần kinh trong sơn môn cửa Phật, giảng dạy cho họ, khuyến khích họ học luật Tứ phần, Phạm võng giới kinh, kinh Pháp hoa, kinh Lăng nghiêm”.

          (Ngài thâm ngộ Tam tạng giáo pháp, còn chuyên tâm nghiên cứu phương pháp chỉ quán và giáo học của hệ phái Thiên Thai. Nhưng, đối với tha nhân, Ngài lại hết lòng khuyên họ tu theo Tịnh độ, nương theo Tịnh độ để xây lộ trình giải thoát. Đại sư thường dạy: “Người đời nghiệp lực nặng nề, thường hay sánh tâm vọng tưởng nên không chịu ràng buộc mình về một phương thì làm sao mà có được trạng thái chuyên chú của nội tâm”. Ràng buộc nội tâm để có định hướng là phương tiện của mọi tầng lớp thiện hữu tri thức đó, để rồi từ đó, phò trì giáo lý, hộ vệ tướng môn. Ôi! Điều ấy là kho tàng vô cùng quý báu của Phật môn mà ngài đã trao truyền).

Văn bia Sắc tứ Trúc Lâm Đại Thánh tự đương thượng Tỳ-kheo Tâm Địa Mật Khế sung Phật học hội giảng sư chí minh/ nói về hành trạng của giảng sư An Nam Phật học hội là Tỳ-kheo Thích Mật Khế. Bài văn bia cho thấy sư là người am tường diệu nghĩa giáo pháp Đại thừa:

密深微妙法

契機方便說

了悟宗旨時

法法何曾說.

Pháp vi diệu thâm mật

 Khế cơ phương tiện thuyết

 Liễu triệt diệu chỉ ấy

Pháp pháp thường như vậy.

Giảng sư vốn thọ cụ túc giới với Hòa thượng Tâm Tịnh, bôn ba học đạo nhiều nơi, khi với ngài Tuệ Pháp, lúc với ngài Phước Huệ. Ngài được coi là người thông tuệ, nhập diệu trí tuệ Bát-nhã nên với Ngài lý sự đều vô ngại. “   (Mùa thu năm Giáp Tuất, thầy được Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu cung thỉnh vào nội cung thuyết giảng bộ kinh A Di Đà sớ sao. Dịp ấy, thầy đã khéo sử dụng ngôn ngữ văn tự làm cho vua quan nghe giảng đều thấu hiểu diệu lý “Duy tâm Tịnh độ”, hiểu được phương tiện “bất giác” để đạt cảnh giới “Như Lai tạng tâm”).

Ngoài ra, văn bia chùa thường phản ánh những sinh hoạt Phật giáo, cho phép chúng ta rút ra được những đặc điểm của đời sống tôn giáo, từ đó đánh giá phần nào trình độ phát triển của đạo Phật. khi khảo cứu văn bia chùa xứ Huế, chúng ta còn nhận thấy hoạt động hoằng pháp rất được coi trọng là việc tổ chức các đại giới đàn.

Qua khảo cứu văn bia, chúng tôi nhận thấy từ những bia có niên đại sớm nhất cho đến những bia có niên đại của thế kỷ XX đều cho thấy các hoạt động phổ biến của Phật giáo Đàng Trong: cầu Cao tăng học đạo, quy y Tam bảo, xuất gia tu hành, cúng dường chuông tượng pháp khí, trùng tu xây dựng, lập thất tham thiền, đào tạo Tăng tài... và đặc biệt quan trọng là việc tổ chức các đại giới đàn.

Đại giới đàn là một lễ lớn của Phật giáo. Ở đây, đàn truyền giới được tổ chức long trọng  để trao truyền đại giới (cụ túc giới) cho hàng đệ tử xuất gia. Giới đàn do Tam sư đứng chủ: Đường đầu Hòa thượng (Upadhyaya) là bổn sư của người thụ giới (giới tử); Yết-ma (Karmadana) phụ trách về pháp và sự (tổ chức lễ); và A-đồ-lê hay A-xà-lê còn gọi là giáo thụ (Acarya) lo việc dạy dỗ, hướng dẫn đệ tử. Chỉ những người đã thọ đại giới mới đủ tư cách gọi là Tỳ-kheo (250 giới), Tỳ-kheo-ni (348 giới). Đặc biệt theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, trong đại giới đàn còn truyền Bồ-tát giới cho hàng xuất gia (gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh) và Bồ-tát giới tại gia. Mục đích là khuyến khích tu sĩ, cư sĩ phát tâm từ bi rộng lớn làm các thiện pháp để cứu độ tất cả chúng sinh không phân biệt. Việc tổ chức đại giới đàn, vì vậy, chỉ có thể tổ chức được khi trong Tăng đoàn có được các Cao tăng đủ trình độ, uy tín để truyền giới, khi trong Tăng chúng có đủ một số lượng đệ tử có mong cầu về Phật pháp. Cho tới năm Thành Thái 11 (1899) thì chỉ sáu Hòa thượng mở giới đàn, như văn bia Trùng tu Từ Hiếu tự bi kí ( ) ghi lại: (Triều ta từ thuở khai sáng đến nay, thống kê số Hòa thượng mở đại giới đàn độ sinh chỉ có 6 người; ba, bốn chục năm gần đây thì vắng không chẳng nghe ai nói đến). Các đại giới đàn này là hoạt động hoằng pháp quan trọng nên mỗi dịp dựng văn bia chùa đều nhắc đến giới đàn liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào văn bia chùa thì không thể thống kê chính xác số lượng, thời gian tổ chức, các Hòa thượng đứng đầu, vì nhiều lúc, văn bia chỉ nhắc đến địa điểm tổ chức ở một chùa nào đó, và có cả những giới đàn không được ghi lại. Vì thế, ở đây chúng tôi chỉ cố gắng mô tả để thấy rằng đây là một hoạt động hoằng pháp quan trọng. Từ giới đàn, nhiều Cao tăng đã trưởng thành, và tiếp tục mở giới đàn để hoằng hóa đạo pháp, có thể coi là tiêu chí đánh giá sự phát triển Phật giáo của một giai đoạn nước nhà.

Hòa thượng Thạch Liêm mở giới đàn từ mồng 1 đến ngày 14 tháng tư năm Ất Hợi (1695) với quy mô rất lớn, được tổ chức vô cùng long trọng, có đến ba ngàn giới tử trong đó số giới tử xuất gia lên tới 1.400 vị vừaTỳ-kheo vừa Sa-di.

Hòa thượng Liễu Quán mở bốn giới đàn lớn liên tiếp trong ba năm là Quý Sửu, Giáp Dần và Ất Mão ( 1733, 1734, 1735), có sự tham dự của các Cao tăng và các bậc tể quan cư sĩ ở kinh đô. Năm Canh Thân (1740) lại tỉnh cầu ông chủ tọa giới đàn Long Hoa. Xong giới đàn này, ông trở về chùa Thiền Tông. Năm Nhâm Tuất (1742), tuy đã 72 tuổi, ông vẫn phải làm Hòa thượng Ðường Ðầu của giới đàn tổ chức tại chùa Viên Thông. Ðệ tử thụ giới của ông kể cả xuất gia lẫn tại gia có tới gần bốn ngàn người (văn bia Sắc tứ Lâm tế chính tông đệ tam thập ngũ thế Liễu quán thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng bi minh ( ).

Hòa thượng Hải Thuận Diệu Giác khai đại giới đàn năm Giáp Ngọ, văn bia An Dưỡng tháp chi hữu phục hữu nhất tháp ngật lập Diệu Quang tháp dã ( ) ghi:

/ (Thầy ta, ngài thương cho đời mộng dài chưa tỉnh, Phật pháp tu tâm khó am hiểu. Cho nên, ngày 19 tháng 4 năm Giáp Ngọ, lúc ấy ngài đã tám mươi chín tuổi, thầy ta đem sức lão tăng, cố vì độ sinh mà khai đại giới đàn. Đó là viên thành Phật sự vô cùng to lớn. Thật là công đức không thể nghĩ bàn).

Hòa thượng Thanh Ninh Tâm Tịnh  mở đại giới đàn Giáp Tý (1924), việc này Văn bia Tây Thiên tự Thanh Ninh Hữu Vĩnh Tâm Tịnh Hòa thượng tháp chí minh (西 ) ghi: 字法 (Mùa hè năm Giáp Tý, nhân lễ tứ tuần đại khánh của nhà vua, vua Khải Định đích thân ngự giá đến viếng chùa và khích lệ đại sư khai đại giới đàn tại từ Hiếu. Giới đàn này Hòa thượng Tâm Tịnh là Hòa thượng truyền giới, trao giới pháp cho 400 Tỳ-kheo, trong đó học trò ngài có đến 9 vị, cư sĩ thọ giới trên 500 vị). Giới đàn này Đại sư Tuệ Pháp là Hòa thượng giáo thọ (ghi ở văn bia tháp mộ ngài Tuệ Pháp vốn là trú trì chùa Thiên Hưng nhưng dựng bia ở khuôn viên chùa Từ Hiếu vì chúng môn đồ nghĩ “lá rụng về cội”).

Giới đàn năm 1956 là đại giới đàn đặc biệt, là giới đàn do Viện Phật học miền Trung tổ chức tại nội viện, là giới đàn hộ quốc. Giới đàn này do Hòa Thượng Giác Nhiên làm Đường đầu Hòa thượng.

Giới đàn năm 1965 được tổ chức tại tổ đình Từ Hiếu, ngài Mật Nguyện làm trưởng ban. Lúc này Phật giáo Việt Nam đang gặp lúc pháp nạn, nên giới đàn này là nỗ lực để “các giới tử vững chí kiên trì giới luật, cải biến thân tâm, hoàn cảnh, nhằm mục đích báo Phật ân đức, phục vụ Chánh pháp”.

Giới đàn năm 1961 do Pháp sư Mật Nguyện tổ chức, văn bia mộ Pháp sư ghi: “ (Năm 1960, trùng tu chùa cổ Linh Quang, năm sau mở giới đàn lớn ở đấy).

Tóm lại, văn bia chùa, ngoài việc phản ánh lịch sử đạo Phật, lịch sử xây dựng chùa thì còn là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về triết lý Phật giáo. Qua đây, có thể nói rằng triết lý Phật giáo ở đây mang đặc điểm của một dòng thiền được du nhập, hoặc phát khởi trên một nền văn hóa mà tính chất cởi mở đã trở thành đặc trưng.

 

(*) Nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.


 

[*] NCS Khoa Hán Nôm, Học viện KHXH Việt Nam

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác