Minh Thạnh
1)
Thực trạng
Từ trước đến nay, trong
diễn hành xe hoa Phật đản, phần phát âm thanh chung cho cả đoàn xe diễn hành
chưa được chú ý đến đúng mức, dẫn đến kết quả truyền thông không đạt yêu cầu
chuyên môn âm thanh cho một cuộc diễn hành.
Chúng ta thường thấy
tình trạng mỗi xe có hệ thống phát thanh tăng âm riêng, mạnh xe nào xe đó phát
nội dung của mình.
Về loại hình nội dung,
có xe phát nhạc Phật giáo, có xe phát kinh tụng, có xe phát âm thanh phim Phật
giáo trình chiếu trên xe, có xe phát bài giảng kinh. Như thế, các loại âm thanh
khác nhau cùng phát một lúc, tạo nên sự hỗn độn, lộn xộn, giống như “cãi cọ” với
nhau, người xem hai bên đường hay lưu thông cùng với đoàn xe hoa hầu như không
nghe được gì rõ ràng, xác định cả, mà là những mãnh vỡ tiếng ồn loạn xị.
Tệ hại hơn, những mãnh
vỡ tiếng ồn đó được tăng âm tối đa. Vì lẽ đơn giản là xe nào cũng cố gắng tăng
âm hết mức. Vì nguồn phát thanh rất nhiều, nếu không tăng âm tối đa thì làm sao
có người nghe? Những mãnh vỡ tiếng ồn được tăng âm tối đa bao quanh đoàn xe hoa,
tạo nên một sự huyên náo, ầm ĩ vô tổ chức. Âm lượng lớn có tác dụng thông báo về
sự hiện diện của đoàn xe hoa Phật đản, khiến mọi người đổ xô ra xem. Nhưng sự
lộn xộn nguồn phát tạo nên tình trạng “náo loạn” âm thanh cường độ cao, rất xa
lạ với tinh thần Phật giáo.
Tình trạng náo loạn âm
thanh cường độ cao như thế tất yếu làm cho cuộc diễn hành xe hoa mất trang
nghiêm, tất nhiên là mất hiệu quả truyền thông. Người lưu thông trên đường nếu
rơi vào thế phải đi chung với đoàn xe hoa thì sẽ không chịu nổi với âm thanh náo
loạn có công suất khuếch đại lớn. Còn tác động âm thanh đối với người xem 2 bên
đường thì coi như hỏng, vì có nghe ra được cái gì đâu, khi mỗi xe hoa đều phát
thanh công suất lớn nhưng âm thanh lại khác nhau.
Trong việc tổ chức sự
kiện ở nơi công cộng, truyền thông bằng âm thanh được hết sức chú trọng. Yêu cầu
của truyền thông âm thanh ở các sự kiện công cộng là:
-
Mọi điểm trong không gian sự kiện (sân
vận động, đường phố, quảng trường…) đều nghe rõ âm thanh do ban tổ chức phát đi.
Để nghe rõ, thì tất nhiên không thể có mấy chục nguồn phát tăng âm nội dung khác
nhau cùng lúc hoạt động.
-
Ở mỗi điểm trong không gian sự kiện đều
nghe âm thanh với mức âm lượng đều nhau, không chênh lệch tức là không có nơi
nghe lớn quá, không có nơi nghe nhỏ quá. Yêu cầu này rất khó thực hiện trong
hoàn cảnh phát thanh tăng âm di động. Còn trong không gian tổ chức sự kiện cố
định, người ta bố trí hệ thống loa theo tính toán trên không gian tổ chức sự
kiện.
Việc dùng một hệ thống
loa cực mạnh quy tụ ở tại 1 – 2 điểm như 2 bên sân khấu chẳng hạn được coi là hạ
sách, vì dù cho nguồn phát chỉ có một, nhưng ở vị trí gần loa thì rất chói tai,
vô cùng khó chịu. Nhưng ở đây cần dùng giải pháp này.
2)
Giải pháp
Để tránh tình trạng
huyên náo lộn xộn, tất nhiên không thể cho phép mỗi xe hoa Phật đản mỗi phát
nguồn âm thanh riêng khác nhau.
Nếu trên mỗi xe hoa Phật
Đản đều có tăng âm, nhưng phát chung một nguồn âm thanh do ban tổ chức cung cấp
bằng truyền dẫn vô tuyến, thì sẽ tránh được tình trạng ầm ĩ lộn xộn do có nhiều
nguồn nội dung phát thanh khác nhau cùng hoạt động một lúc.
Trong thực tế, chúng tôi
thường thấy việc dùng một xe âm thanh có công suất cực lớn dùng loa sắt đối với
đoàn diễn hành trên đường phố (xem truyền hình về thời sự Thái Lan, thì thường
thấy xe này). Xe là một cụm tăng âm lớn được thiết kế có thể đưa âm thanh đi xa
đến nhiều km.
Vì phục vụ cho đoàn lưu
thông, nên dù có gây ra tình trạng chói tay thì cũng không quá lâu ở mỗi địa
điểm xác định. Xe tăng âm lưu động chỉ giữ nhiệm vụ tăng âm, có các máy tăng âm
chính và dự phòng. Có thể nguồn nội dung phát đặt trên xe này, hoặc dùng một xe
kỹ thuật âm thanh khác, có thể phát lời thoại tại chỗ, như mệnh lệnh chỉ huy
đoàn xe, tín hiệu đưa đến bằng sóng vô tuyến (một dạng micro vô tuyến tầm xa).
Qua TV, chúng ta có thể
thấy xe tăng âm thường dùng chỉ có tài xế lái xe ngồi trong cabin đóng kín cửa
vì âm lượng phát từ dàn loa chỉa 4 hướng đặt thành hình vòng tròn rất lớn.
Xe tăng âm thường thấy
trong tin thời sự truyền hình luôn đi đầu. Đó là vì người ta muốn kích thích sự
chú ý về việc xuất hiện của đoàn người trên đường phố.
Còn đối với đoàn xe hoa
Phật đản, xe tăng âm cũng có thể bố trí giữa đoàn xe hoa để cân bằng âm thanh
giữa đoạn đầu và đoạn cuối đoàn xe.
Chương trình phát thanh
được tổ chức trong khoảng 5-10 phút, ứng với thời gian đoàn xe chạy qua một địa
điểm cụ thể. Như vậy, ở mỗi nơi, âm thanh nghe được luôn luôn mới, dù chương
trình chỉ kéo dài 5-10 phút.
Khi đã sử dụng xe tăng
âm, thì nên luôn chú ý nếu xe đậu lại cố định một thời gian kéo dài tại một địa
điểm, thì sẽ gây khó chịu nặng nề đinh tai nhức óc cho địa điểm đó trong bán
kính có thể cả trăm mét. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng di động hay đậu có
định của xe tăng âm, kỹ thuật viên âm thanh sẽ điều chỉnh âm lượng thích hợp.
Cụm tăng âm tập trung
như thế có thể bố trí cho đoàn thuyền hoa Phật đản.
MT