Thánh địa Phật giáo Bagan, Miến Điện
thanh dia
Có
khoảng
hơn
10.000 ngôi chùa
tháp Phật
giáo đã
được
xây
dựng
trong khoảng
diện
tích 100 km vuông
ở vùng
đồng
bằng
trung tâm Myanmar
dưới
triều
đại
Pagan.
Thánh địa
Phật
giáo Bagan là một
di tích lịch
sử
nổi
tiếng
ở vùng Mandalay, khu vực
đồng
bằng
miền
trung đất
nước
Myanmar. Đây là một
thành phố
cổ có hàng nghìn đền
chùa, tự
viện
độc
đáo còn được
bảo
tồn
trên diện
tích hàng chục
km2.
Tại Bagan, đứng
ở vị trí nào cũng thấy những ngôi chùa tháp cổ kính, nguy nga. Cảnh tượng này
gây ấn tượng mạnh mẽ với những người được chứng kiến.
Thành phố Bagan
đã tồn tại từ thế kỷ 9 cho đến thế kỷ 13 trong vai trò kinh đô và là trung tâm
chính trị, kinh tế và văn hoá của vương quốc Pagan.
Vương triều
Pagan khởi đầu từ năm 1057 với cuộc thôn tính vương quốc Thaton của vua
Anawrahta. Anawrahta đã mang về Bagan nhiều thánh tích và kinh văn Phật giáo từ
Thaton cùng với nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, là cơ sở cho công cuộc kiến thiết
thành phố Bagan tráng lệ.
Tầng lớp thượng
lưu Bagan đã cho xây dựng hàng ngàn đền thờ và tu viện trên bình nguyên Bagan.
Theo ước tính, có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo được xây dựng trong
khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại
Pagan, biến nơi đây thành điểm hành hương linh thiêng của những tín đồ đạo Phật.
Trong thời hoàng
kim, Bagan đã trở thành một trung tâm nghiên cứu tôn giáo và thế tục của toàn
thế giới. Các tu sĩ và học giả từ khắp nơi như Ấn Độ, Sri Lanka và người Khmer
đến Bagan để nghiên cứu ngôn điệu, ngữ âm, ngữ pháp, chiêm tinh học, thuật giả
kim, y học và pháp luật.
Sự tồn tại của
kinh đô Bagan chấm dứt vào năm 1287, khi đội quân Mông Cổ đánh chiếm thành phố.
Cư dân Bagan ly tán đi khắp nơi, chỉ còn lại một nhóm nhỏ ở lại.
Sau biến
cố
này, Bagan vẫn
là điểm
hành hương
của
các tín đồ
Phật
giáo. Một
số
công trình đền
đài
ấn
tượng
vẫn
tiếp
tục
được
xây dựng.
Từ thế kỷ 15 đến
thế kỷ 20 là giai đoạn thoái trào của Bagan, với việc xây dựng “nhỏ giọt” các
công trình mới, với số lượng trên dưới 200 trong thời gian này.
Chỉ còn một phần
nhỏ chùa tháp được bảo trợ để duy trì hoạt động phục vụ người hành hương, hàng
nghìn công trình còn lại đã bị bỏ hoang và hủy hoại theo năm tháng.
Trong số 10.000
chùa tháp từng tồn tại trong lịch sử ở Bagan, ngày nay chỉ còn lại khoảng 2.200
công trình được gìn giữ khá nguyên vẹn. Bên cạnh đó là hàng nghìn phế tích của
những ngôi đền, chùa đã sụp đổ.