Trong đời
sống tâm linh của người Việt, chùa là một
địa danh rất linh thiêng và tôn
kính. Người ta
đến chùa không chỉ để cầu may, tìm sự bình
an, sự thanh thản, mà còn để tìm về với
cội nguồn dân tộc. Đi chùa đã trở
thành một việc làm không thể thiếu của rất nhiều người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Đã thành
thông lệ, vào đêm 30 Tết, sau khoảnh khắc giao thừa, nhiều gia đình bắt đầu chuẩn bị đi lễ chùa. Ở Việt
Nam, đi lễ chùa vào thời
khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới
được gọi
là “Tống cựu nghinh tân”. Khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm của các ngôi chùa
vào dịp này bỗng trở nên đông
đúc, chùa rực sáng ánh đèn, nến,
vào sâu
bên
trong, hương khói nghi ngút
tỏa ra từ các ban thờ. Trong khói hương mờ mịt, tiếng đọc kinh lúc bổng,
lúc trầm…; ngoài kia,
vạn vật như đang khoác lên mình
một bộ áo mới, phơi
phới niềm vui như lòng
người vậy.
Mọi người đến chùa với nhiều mục đích khác nhau,
người
thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình
an, sức khỏe cho bản thân
và người trong gia đình,
cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những
giây phút bình yên nhằm
xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nhưng nói chung,
khi đến chùa mọi người đều mang theo tấm
lòng thành kính, từ đó họ tìm được đến với đức tin, sự thanh thản, bình an trong
tâm
hồn. Ai cũng tin
tưởng vào năm mới tốt đẹp vì lời khấn
nguyện thành tâm đã đến
được các đấng linh thiêng…
Theo quan niệm của người xưa, đi chùa phải
mang lộc về tận nhà, mang những
điều may mắn
khi bước qua cửa. Trước cửa đình,
cửa chùa, thường có những cây đa, cây đề,
cây si cổ
thụ... khách đi lễ vào đêm giao
thừa, lúc trở ra sẽ
bẻ một nhánh mang về
với ngụ ý là lấy lộc
của trời đất phật thần ban cho. Mỗi độ xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện
sức sống tràn đầy sinh lực. Mọi người xin lộc đêm
giao thừa là để cầu mong có được sức sống dẻo dai,
mạnh khỏe và có ích
như loài cây. Cành lộc
mang về được treo trước cửa nhà hoặc trưng trên bàn thờ gia
tiên cho đến khi tàn khô, với
niềm tin lộc hái về trong
đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm.
Với người Việt, đi lễ chùa đầu
năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn
là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn
tâm linh, là lúc mỗi
người tìm về với cội nguồn dân tộc. Bởi vậy, không chỉ đi chùa vào
đêm giao thừa và sáng
mùng 1 Tết, người Việt còn có phong
tục đi chùa du xuân
trong
tất cả các ngày Tết
Nguyên đán.
Nếu đi
chùa vào đêm giao thừa
mọi người thường chọn đi lễ tại những ngôi chùa gần
nhà thì
những
ngày sau đó, họ chọn đi những ngôi chùa ở xa và nổi tiếng
linh thiêng để kết hợp đi chùa với du ngoạn cảnh đẹp ngày xuân. Hoà cùng dòng người đi lễ đầu xuân, nhất là lúc tiết
trời se lạnh, lất phất làn mưa phùn
như cảm nhận thấy đất trời đang giao hòa. Con người dường như cũng trở nên cởi mở
hơn ở chốn
linh thiêng, những người dù mới gặp
lần đầu cũng sẵn sàng trao nhau
nụ cười trìu mến. Tiếng chuông chùa ngân vang
giữa hơi sương sớm, khói nhang, hoa,
lễ... tạo nên không khí
yên bình, làm mỗi người
khi đến chốn cung nghiêm này thấy
tâm hồn thanh tịnh lạ kỳ!
Dường như
khi cuộc sống ngày một hiện đại và văn minh, con người
lại càng muốn tìm về những giá trị cổ
xưa, những yếu tố tâm linh huyền
bí. Tuy nhiên, cũng
cần phân biệt rõ giữa
văn hóa đi lễ chùa với những hành động mang tính chất mê tín dị
đoan gây hao tốn tiền
của. Việc
đi lễ chùa không chỉ
giúp cho người dân Việt giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền
thống của dân tộc, ghi nhớ công
ơn ông bà tổ tiên
mà còn
hướng
con người tới
cái thiện, tạo dựng niềm tin giữa con người trong xã hội đang
ngày một trở nên bon chen, xô bồ.
Trong sắc xuân tràn ngập
tâm hồn bao du khách,
từ
biệt những ngôi chùa, ta
lại trở về bên những
con đường thênh
thang rộng mở. Cổng chùa không khép. Tiếng chuông chùa
ngân
xa, thanh thoát yên bình…
Nguồn: Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
0