(Thầy Thích
Thái Hòa giảng cho Học chúng Văn Thù tại Thiền đường Tịnh Quang,
chùa Phước Duyên – Huế, tối chủ nhật 1/11/2013, tức ngày 28 tháng 9 năm Quý Tỵ)
I-
BỐ THÍ
Bố thí cơ bản có ba cách: Tài
thí, Pháp thí và Vô úy thí. Đó là ba cách bố thí căn bản của người Phật tử.
Vì vậy, người Phật tử phải luôn thực tập các pháp bố thí đó dưới hình thức này
hay hình thức khác.
1.
Tài
thí
Tài thí là đem tài sản của
mình ra để chia sẻ cho những người chung quanhhoặccó
khi cho tiền hoặc cho một bữa cơm hay một bộ quần áo, làm nhà cho người ta ở hay
dạy cho người ta làm ăn, cho họ vay vốn hoặc chỉ bày phương pháp làm kinh tế,
xây một bệnh viện chữa bệnh giúp cho người nghèo… đó cũng gọi là tài thí.
Nếu trong bệnh viện xây để
chữa bệnh đó, ta thiết lập được lớp thiền để người bệnh thực tập thiền quán, áp
dụng vào cơn bệnh của mình rồi an tâm cho cơn bệnh giảm xuống hoặc tạo cho người
bệnh có chỗ niệm Phật để tạo được sự tin tưởng và bệnh của họ giảm thiểu, đời
sống tương lai của họ cao hơn, như vậy trong tài thí có pháp thí.
2.
Pháp thí
Pháp
thí là đem những sự học hỏi chánh pháp, sự thực hành chánh pháp của mình để chia sẻ
cho những người chưa có cơ hội học hỏi. Mình học Phật pháp,
thực hành Phật pháp, chia sẻ Phật pháp cho những người xung quanh,đồng
thời phát tâm in kinh sách để ấn tống thì đó cũng gọi là pháp thí.
Pháp thí là
đưa Phật pháp vào trong đời sống của những người xung quanh.
Pháp thí phổ quát hơn tài thí, tài thí chỉ nhắm tới những người nghèo vật chất
thôi, nhưng pháp thí thì mọi thành phần đều được hưởng.
Bởi vì, có người tuy giàu vật chất, nhưng vẫn nghèo hiểu biết, nghèo tinh thần, nghèo tâm linh.
Pháp thí rộng về không gian, phổ cập đối tượng và rộng luôn về mặt thời gian. Khi một người nhận được pháp và thực hành pháp thì nó không chỉ giải
quyết cho người đó hạnh phúc tạm thời mà còn giải quyết hạnh phúc lâu dài.
Vì vậy, trong kinh nói “cúng dường pháp là cúng dường tối thượng, trong tất cả
các sự cúng dường”.
Việc giảng
dạy Phật pháp, in kinh, in sách, in
băng đĩa để lưu truyền Phật pháp, hộ trì những vị hoằng pháp… tất cả
những điều đó đều là phước đức không thể đo lường được.
Bản thân mình cũng vậy, có
khi mình hiểu được lời Phật dạy mình thích thú, mình vui đến cả một ngày, một
tháng, một năm…và có khi vui luôn cả một đời người, có khi thay đổi cả một đời
người luôn. Còn mình đem cho người ta một bữa ăn, ăn xong rồi thôi, no một chút,
mai đói lại liền, cho nên bố thí pháp mớiđem lại
hạnh phúc cho người nhận thí lâu dài, nên bố thí Pháp là tối thượng.
3.
Vô úy
thí
Vô úy
thí là bố thí sự không sợ hãi.
Sợ chết, sợ
tai nạn, sợ bất hạnh…tất cả những cái sợ đó làm cho con
người không có hạnh phúc. Người tu tập là biết làm thế nào cho
có đạo lực và đem đạo lực tu hành của mình để che chở cho những người có nhiều
sự sợ hãi, giúp cho họ đừng sợ hãi trước những bất trắc đó.
Sự sợ hãi lớn nhất của con
người là sợ chết, cho nên mình tu học như thế nào để hiểu được ranh giới của
sinh tử rồi mình thực hiện trong đời sống, biết đâu là nguồn gốc của sinh tử,
mình biết cắt đứt cái duyên của sinh tử để sinh tử không còn xuất hiện ở trong
đời sống của mình nữa, bố thí như vậy gọi là vô úy thí.
4.
Hiểu
nhân duyên của nghiệp báo và chuyển hóa
Con người hoạt động được bởi
những kinh mạch liên hệ với nhau, nếu kinh mạch không thông thì sẽ sinh bệnh;
trời đất cũng như con người, đều có những qui luật, những mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, nếu vi phạm những qui luật ấy thì không thể tạo ra được sự thuận
hòa trong đất trời.
Vì con người tham và vô minh,
do trí năng hạn hẹp, do thấy cái lợi trước mắt nên chúng ta xây dựng nhiều nhà
máy thủy điện. Điều này đã ảnh hưởng và làm kinh mạch của trời
đất chậm lại, tắt nghẽn. Vì vậy, con người đã chịu nhiều thiệt hại do
chính trí năng mình tạo ra.
Do con người không thấy được
mối liên hệ giữa mình và người, giữa mình và trời đất, giữa mình với muôn vật,
giữa mình với đời này đời sau; giữa đời này với đời trước, vì không thấy được sự
liên hệ như vậy, nên sinh ra nhiều sự sợ hãi.
Khi thấy trời nổi giông bão
là con người bắt
đầu đi khấn vái, cầu nguyện đút lót thần linh, nhưng thật ra vô ích, bởi vì mình
chỉ biết khắc phục hậu quả mà không thấy nguyên nhân, nên cứ tưởng thần thánh
quở trách và lại đi cầu cạnh xin xỏ, mà không biết do mình đã góp phần làm cho
quy luật tự nhiên bị đảo lộn, thì cuối cùng mình phải chịu lấy hậu quả.
Giờ đây, mình phải làm thế
nào để tu tập, để hướng dẫn cho người khác hiểu rõ về nhân quả nghiệp báo là cái
của mình tạo ra, cho nên mình phải chịu lấy và nỗ lực chuyển hóa lấy, chứ không
ai ban phát hay trừng phạt mình đâu.
Khi cộng đồng ý thức được như
vậy và đều tu học để chuyển hóa hành động của mình, thì hành động của mình phù
hợp với qui luật của trời đất và sự vận hành của trời đất phù hợp với mình, tạo
ra thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì thế giới hòa bình.
Bây giờ mình đem sự không sợ
hãi chia sẻ cho những người khác, có nghĩa là hướng dẫn cho họ hiểu nhân quả
nghiệp báo, liên hệ giữa mình với mọi người, giữa mình với trời đất… khiến họ
nhận ra được sự và lý của nhân duyên nghiệp quảmà tu tập, đi đếnsựgiải thoát nên khôngcòn sợ hãi.
Mình sinh ra một đứa con bệnh
tật, nếu
mình không hiểu nhân quả, không hiểu được nghiệp báo để hóa giải thì mình sẽ
buồn chán.
Ví dụ như bé R, con trai của anh chịT, chính R là sự hóa giải trong gia đình, nhờ
có R như vậy, nên anh chị T mới sống với nhau dễ thương; giả sử R sinh ra thông
minh giỏi giang bình thường như các đứa bé khác, thì chưa chắc anh chị T đã hạnh
phúc. Đôi khi mình không hiểu thấu đáo, rồi mình cho là bất hạnh, nhưng
chính sự bất hạnh đó mới tạo ra cáihạnh
phúc khác để bão hòa.
Trong
gia đình nào cũng có một người chịu đựng sự bất hạnh, không hình thức này thì cũnghình thức khác để có sự hóa giải.
Hiểu được như vậy, thì anh
chị T lại càng thương bé R hơn và hiểu được như vậy thì mình sẽ từng bước một để
tiến lên, chứ không có chi sợ hãi và mình sống rất thoải mái. Hiểu được như vậy,
thì mình đem sự hiểu biết đó, sự không sợ hãi đó mà hiến tặng cho mọi người để
mọi người thấy rõ, hiểu rõ nhân quả là nhân như vậy, duyên như vậy, thì quả báo
như vậy.
Dưới
nhà anh chị V-P, thì O Bé là chỗ hóa giải để các cháu con của anh chị V-P thành
công. Mấy
cháu thành công được là nhờ có O Bé, nhờ O chịu đựng và gánh vác để cho mấy cháu
thành công và nếu nhận ra được điều đó, thì mấy cháu sẽ thương O nhiều hơn, vì O
chịu đựng để cho các cháu vươn lên.
Hiểu được như vậy để khi đối
đầu với khó khăn, mình bình thản không có chi sợ hãi, không sợ hãi, vì mình thấy
được vấn đề, thấy được nhân quả nghiệp báo, thấy được sự bão hòa của cuộc sống,
thấy được sự bão hòa của gia đình mình và khi thấy được như vậy, các thành viên
trong gia đình mình mới biết ơn nhau và biết thương quý nhau, nếu không hiểu
được điều đó, thì thị phi, được mất, hơn thua…xảy ra trong gia đình và gia đình
khó mà có hạnh phúc.
5.
Tác
dụng của bố thí
Ngài Quán Thế Âm là vị bồ tát
nổi tiếng về vô úy thí, vì tâm từ bi của ngài lớn lắm, ngài đã ôm hết tất cả
những sự sợ hãi, cho nên mỗi khi chúng sanh niệm danh hiệu ngài thì sự sợ hãi
lắng xuống. Vì vậy, mình phải học tập ngài làm thế nào nhận ra điều đó để sống vui, sống mạnh, sống hoành
tráng, tạo ra sự không sợ hãi để hiến tặng cho người - Đó là vô úy thí.
Tài thí là
làm giàu đời sống vật chất cho mình ở hiện tại và tương lai, loại bỏ tâm bỏn xẻn
và tham lam nơi mình.
Pháp thí là nuôi dưỡng được
chất liệu trí tuệ trong đời sống của mình và loại bỏ cái ngu dốt, ích kỷ của
mình trong tương lai; mình biết mà không chia sẻ cái biết của mình cho người
khác, thì sau đó mình sẽ trở thành kẻ kém cỏi và đưa tới tình trạng ngu đần.
Những người ngày nay đi xin
là những người kiếp trước giàu có cực kỳ, nhưng do bần tiện quá nên hôm nay
nghèo. Cho nên, đức Phật dạy “tài thí là để cho chúng sanh đã giàu lại giàu
thêm và nghèo thì có cơ hội thay đổi”.
Những người hôm nay quá ngu đần, nói mười mà không hiểu một là ở kiếp trước họ thông
minh cực kỳ nhưng do ích kỷ, giữ cái thông minh của mình mà không chia sẻ cho
người khác nên tái sinh lại làm người ngu đần. Đức Phật sợ chúng sinh
ngu đần trong tương lai nên ngài dạy bố thí pháp.
Người mà
hôm nay, đụng đâu sợ đó là kiếp trước chuyên đi đe doạ, bắt nạt người khác, nên
kiếp này sinh ra làm loài thỏ hay loài người nhát gan sợ hãi.
Đây là hậu quảdo dư báo của khủng bố đem lại.
Giờ đây mình phải thực tập ba
hạnh như vậy để thành tựu được ba đức tính:
-
Bố thí tài vật để thành tựu đức tính từ bi.
-
Bố thí pháp để thành tựu trí tuệ.
-
Bố thí vô úy để thành tựu đức tính hùng dũng.
Vì vậy, tổ chức Gia Đình Phật Tử đã
dựa trên tài thí, pháp thí và vô úy thí để rút ra Bi -Trí -Dũng cho Gia Đình
Phật Tử
Rất ít
người biết Bi – Trí – Dũng có gốc rễ từ đâu, kể cả
một số huynh trưởng trong Gia Đình Phật Tử.
Thực sự, Bi – Trí – Dũng được
rút ra từ nơi pháp hành tài thí, pháp thí và vô úy thí.
Cái “Dũng” của
Phật giáo không phải là cầm quân ra giữa chiến trường,
đánh
thắng trận này trận khác. “Dũng” ở đây là bình thản
trước cái sống và cái chết, bình thản trước sự thịnh suy, bình thản trước sự
khen chê.
Vì sao như
vậy?
Vì đường
đi, lối về đã biết, nhân quả nghiệp báo đã
rõ, không than trời trách đất, không oán trách cha mẹ, không oán trách ai
cả.
Giữa vũ trụ
này có vô số cõi trời sắc giới, vô sắc giới, vô số thế giới, tại sao mình sinh
vào thế giới này làm gì?
Mình
sinh vào thế giới nào, quốc gia nào, xứ sở nào, là vì mình có liên hệ đến nhân
duyên nghiệp báo với thế giới đó, với quốc gia đó và với xứ sở đó.
Như ngày hôm qua, Thầy cùng
một số anh chị đi từ thiện tại Tứ Hiệp, có một Phật tử đã nói một cách hùng
tráng rằng: “Chúng con ở đây không có ánh sáng Phật pháp, vì đây là nơi biên địa
hạ tiện….”, đó cũng là cái “Dũng”, vị đó dám xác nhận chỗ đứng của mình, cái quả
báo kém may mắn của mình để từ đó vươn lên, họ không từ chối quả báo kém cỏi, họ
chấp nhận cái quả báo đó để vươn lên, đó là “Dũng”.
II-
Bố thí Ba-la-mật
Bố thí
Ba-la-mật là bố thí với tâm không còn chấp ngã và chấp pháp. Nếu bố thí với tâm
chấp ngã, thì tâm tham, tâm sân, tâm si và tâm kiêu mạn nơi ta càng lúc càng
tăng trưởng. Chính tâm ấy tạo ra sự khổ đau và thất vọng cho ta, chứ không phải
ai khác. Bố thí với tâm chấp pháp, thì những tri kiến sai lầm nơi tâm ta càng
lúc càng lớn mạnh, khiến ta rơi vào tà kiến và kiến thủ kiến. Chính những kiến
chấp này đẩy ta đi vào bóng tối của vô minh, chứ không phải thần thánh nào xua
đẩy.
Tài thí,
pháp thí, vô úy thí đi từ bố thí Ba-la-mật, là sự bố thí vắng mặtsự chấp ngã, bố
thí mà cảm ơn người nhận thí, đó là bố thí Ba-la-mật, vì sao cảm ơn? Nếu mình bố thí mà không có
người nhận,
thì hạnh bố thí của mình làm sao thành tựu được. Thường thường mình đi bố thí là vênh vang ta là kẻ bố thí, nhưng nếu
không có người nhận, thì sự bố thí của mình có thành không? Cho nên người
Việt Nam mình có câu rất là hay:
“Thương người như thể thương thân”.
Thương người chính là thương
bản thân mình, bố thí cho người mà có người nhận tức là chính mình đang thương mình, thương những cái tốt
đẹp của mình, người nhận có nghĩa là họ nhận của mình 100.000 đồng hay 200.000
đồng... giá trị vật chất rất ít, nhưng mình nhận lại ở họ giá trị tình thương,
giá trị tinh thần rất nhiều.
Họ nhận nơi mình 100.000 đồng
hay 200.000 đồng có thể tâm thức họ không thay đổi chi cả, nhưng mà mình đem tâm
từ bi, tâm thương yêu mà hiến tặng cho họ, thì tâm thức của mình thay đổi và
thành tựu về mặt giá trị tinh thần quá lớn, trong lúc người nhận chỉ thành tựu
rất ít thôi, như vậy ai cảm ơn ai?
Bố thí
Ba-la-mật là bố thí không còn bản ngã, biết cảm ơn người đang nhận của mình,
đang nhận cho mình, đó là bố thí vô ngã, vắng mặt hoàn toàn ngã tưởng.
Bố thí như vậy, đức Phật dạy là công đức vô lượng. Bố thí Ba-la-mật là bố thí vô ngã, bố thí
không còn có ý niệm về ngã.
Trong chùa có thùng phước
sương là vậy, nhưng cúng dường vô danh, vô ngã không phải dễ, nhiều tiền hay ít tiền
đều bỏ vào thùng phước sương, có vị bỏ vào thùng phước sương dù chỉ một đồng,
nhưng có thành tâm thì phước đức cũng vô lượng.
Người có trí tuệ, nếu khi
thấy cúng dường công khai có lợi lạc cho chúng sinh, thì họ cúng công khai, nếu
khi thấy cúng im lặng bỏ vào thùng phước sương mà có lợi cho chúng sinh thì họ
cúng dường im lặng, có khi họ thấy cúng dường trực tiếp cho vị trú trì có lợi
lạc cho chúng sinh thì họ cúng dường
trực tiếp, có khi họ thấy cúng dường trực tiếp cho thầy Tỷ kheo mà có lợi
lạc cho chúng sinh thì họ cúng dường trực tiếp cho thầy Tỷ kheo. Đó là bố thí
Ba-la-mật, họ không kẹt ở nơi sự cúng dường cách này hay cách khác, nơi này hay
nơi khác.
Tóm lại, Bố thí Ba-la-mật là bố thí với tâm đại bi, hoàn
toàn vắng mặt mọi sự chấp thủ ngã và chấp thủ pháp. Bố thí với tâm này là lấy trí tuệ làm gốc, làm chất xúc tác, nên phước đức không thể đo lường.
Hạnh bố thí này là hạnh bố thí của các vị Bồ tát Đại sĩ
thường thực hành và hạnh ấy thường được chư Phật ca ngợi là hạnh bố thí
tối thượng.
Đó là sự
chia sẻ pháp thoại hôm nay đến Học chúng Văn Thù Sư Lợi.
Phật tử
Tâm Ý và Hoàng Anh kính phiên tả