Có lần, thiền sư Nan-in
tiếp một vị giáo sư đại học đến để tham
vấn về Thiền. Nan-in
rót trà mời
khách, ông rót
đầy tách của vị giáo
sư, và cứ tiếp tục rót thêm. Vị
giáo sư nhìn trà tràn ra ngoài cho đến lúc ông không nhịn được nữa, “Thưa Ngài
tách trà đã đầy tràn
ra ngoài rồi, không còn thêm
được nữa!” “Như là tách trà này,” Nan-in nói, “nếu ông đã có đầy
ý niệm và thành kiến
rồi, làm
sao tôi có thể chỉ gì thêm cho
ông nữa. Ông hãy đổ sạch tách của ông đi!”
Hạnh phúc
là biết xả buông
Tôi nghĩ lời khuyên của ngài Nan-in cũng có thể
áp dụng cho vấn đề
hạnh phúc của chúng ta nữa. Hạnh phúc sẽ không
thể có mặt nếu như tách trà
của mình còn đầy những muộn phiền. Thật
ra chúng ta cũng đâu
cần phải đi tìm kiếm
hay xây dựng một trạng thái hạnh phúc nào mới
lạ đâu, điều chúng ta cần chỉ
là biết buông bỏ mà thôi. Ta buông bỏ những ganh tỵ, tham lam, nhỏ nhoi của mình.
Có người nghĩ rằng nếu như mình bỏ hết
rồi thì ta sẽ còn
lại gì đây? Nhưng ta đâu phải
chỉ là những tham lam, giận hờn thôi đâu! Chúng là gốc rễ
của khổ đau, thì thật
ra ta chỉ
buông bỏ những nguyên nhân của khổ đau mà thôi. Và hể không
cái này
thì
là có cái kia. Không mưa thì nắng, không bóng tối
thì ánh
sáng,
không khổ đau thì là
hạnh phúc, không có giận
hờn thì ta sẽ có
niềm vui. Buông cái này
thì ta sẽ
được cái kia.
Bạn biết không, nếu như ta cứ
cầm mãi một tách trà trên tay, thì dầu có nhẹ
đến đâu rồi nó cũng
sẽ trở thành nặng. Và nếu như
ta không đặt tách trà xuống thì làm sao
mình có
thể
nhặt một chiếc lá thu, viết
một bài thơ, hứng một hạt mưa, hay nắm tay một người
thân. Nếu như một tay ta
cứ nắm chặt vào khổ đau bên này, thì
dù có cố
với mấy ta cũng sẽ
không thể nào chạm được hạnh phúc phía bên
kia. Buông bỏ là để giúp ta có khả
năng đi tới, nhờ buông thả khổ đau mà ta tiếp
xúc được với hạnh phúc đang có mặt.
Trong kinh có
một danh từ chuyên môn gọi là
kiết sử hay là nội kết, samyojana, chúng là những
gúc thắt, những
khối vui buồn, khổ đau được kết tụ lại trong lòng ta theo ngày tháng. Trong chúng
ta ai
cũng
có một số những muộn phiền hoặc khó khăn nào đó. Và
tôi thấy, đôi khi muốn mở những gúc thắt ấy, thật ra ta cũng không cần phải tìm
cách tháo gở chúng ra, mà chỉ cần đừng cột chặt thêm vào nữa mà thôi.
Sự sống là một dòng sông linh động, nó luôn trôi chảy và biến đổi, không có
một hờn giận, muộn phiền nào sẽ còn mãi nếu như ta thôi đừng ôm chặt nó lại. Đừng nhốt
sự sống của mình vào một tách
nước nhỏ bé, nước nếu bị cô đọng thì dầu trong
mát đến đâu cũng sẽ trở thành nước ao tù. Hãy để cho nó được tiếp tục lưu chuyển, để ta có thể tiếp
nhận được
một hạnh phúc mới của ngày hôm nay.
Nắm giữ
để làm gì?
Có một ông vua khỉ
ra lệnh cho thần dân của mình
là nếu ai có thể
vớt được
mặt trăng trên nước và dâng lên
cho ông
thì
sẽ được
thưởng lớn.
Tất cả những con khỉ cố thử nhưng đều thất bại. Nhưng có một
con khỉ nọ vớt được mặt trăng ấy lên và
đến dâng cho vua khỉ,
“Có phải đây là cái
mà ngài
muốn
không?”
Vua khỉ mừng rỡ nói, “Ngươi tài giỏi thật, đúng là vượt
hơn hẳn những kẻ khác!” Con khỉ
ấy nói, “Nhưng thưa Ngài, xin cho
tôi hỏi là không biết
Ngài sẽ làm gì với
mặt trăng này?” Vua khỉ ngần ngừ suy nghĩ
chút rồi đáp, “Ờ… Thật ra ta cũng chưa nghĩ đến điều ấy.”
Trong cuộc đời chúng ta ai
cũng có những ước mơ. Giả sử
như chúng ta nắm bắt
được những
gì mình
mong
cầu, giả sử như cuộc đời này sẽ không
còn đổi thay nữa, rồi ta sẽ
làm gì
bạn
nhỉ? Ta sẽ
thật sự có hạnh phúc
chăng? Mình có nghĩ đến chưa?
Trích
trong “Còn
nương tựa thì còn dao
động” nguyễn duy nhiên