Hoằng pháp theo trọng điểm khu vực địa lý

hoang phap

Minh Thạnh

Hoằng pháp theo trọng điểm khu vực địa lý là tổ chức hoạt động hoằng pháp tập trung vào một số khu vực địa lý nhất định, thay vì dàn trải như nhau ở mọi khu vực.

Như vậy, sẽ có một số khu vực địa lý được chọn là trọng điểm tập trung hoằng pháp, trong khi ở một số khu vực khác thì không.

Thế thì khu vực nào sẽ được chọn là trọng điểm tập trung hoằng pháp. Việc chọn lựa khu vực tập trung địa lý dựa trên tiêu chí nào?

Theo chúng tôi, việc hoằng pháp nên tổ chức tập trung vào những khu vực, tỉnh thành Phật giáo Việt Nam đã là tôn giáo thiểu số (số liệu cụ thể căn cứ vào thống kê chính thức của nhà nước).

Một điều có thể coi là nghịch lý là ở những khu vực tỉnh thành Phật giáo vẫn còn giữ được mức đa số, hay chỉ thiểu số với mức chênh lệch thấp, hay dù thiểu số nhưng vẫn còn đông đảo tu sĩ, tín đồ thì hoạt động hoằng pháp vẫn được tổ chức mạnh mẽ. Đó là lẽ đương nhiên, vì Phật giáo vẫn còn đông đảo tu sĩ ở những nơi đó, giữ vai trò nòng cốt trong việc hoằng pháp.

Còn ở nhưng khu vực tỉnh thành Phật giáo đã ở vào tình trạng thiểu số, nhất là ở những nơi không còn nhiều tu sĩ, tín đồ, thì tất nhiên không tránh khỏi tình trạng hoằng pháp sa sút. Đó là lẽ đương nhiên, vì khi đó người giảng pháp đã ít, người nghe pháp cũng ít, sách vở Phật giáo không có đối tượng phát hành.

Từ cái nhìn hoạt động hoằng pháp chung cho cả nước, xác định cần hoằng pháp tập trung vào những trọng điểm địa lý nhất định, khoanh vùng các trọng điểm địa lý là yêu cầu cấp thiết, khách quan.

Mục tiêu của hoạt động hoằng pháp có trọng điểm là tập trung khôi phục vị trí tôn giáo có số tín đồ hàng đầu đối với những khu vực, tỉnh, thành Phật giáo đã trở thành tôn giáo thiểu số, hoặc nâng cao số lượng tín đồ vượt hơn mức sinh ở lần thống kê dân số.

Căn cứ kết quả thống kê dân số toàn quốc năm 2009, biểu 7, “Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, tôn giáo, các vùng kinh tế-xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2009”, các khu vực, tỉnh, thành phố có thể xác định là địa phương trọng điểm hoằng pháp như sau:

1)     Khu vực trung du và miền núi phía Bắc: Tín đồ Phật giáo là 25.976 người so với tín đồ Công giáo là 250.438 người.

2)     Khu vực đồng bằng sông Hồng: tín đồ Phật giáo là 339.435 người so với tín đồ Công giáo là 984.634 người.

3)     Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Tín đồ Phật giáo là 963.675 người so với tín đồ Công giáo là 1.06.908 người.

4)     Khu vực Tây Nguyên: tín đồ Phật giáo là 454.229 người so với tín đồ Công giáo 824.992 người.

5)     Khu vực Đông Nam Bộ: Tín đồ Phật giáo là 1.959.872 người so với tín đồ Công giáo 1967504 người.

Theo Thống kê dân số toàn quốc năm 2009, Phật giáo chỉ còn giữ được đa số ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy, xét theo khu vực, thì trọng điểm hoằng pháp có thể xác định là các khu vực:

-         Trung du miền núi phía Bắc

-         Đồng bằng sông Hồng

-         Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

-         Tây Nguyên

Xét từng tỉnh, thành phố, thì Phật giáo trở thành thiểu số ở các tỉnh dưới đây:

Mã số

Tỉnh thành

Tín đồ Phật giáo

Tín đồ công giáo

1

Hà Nội

99.398

155.768

2

Hà Giang

182

1067

4

Cao Bằng

197

1274

6

Bắc Cạn

153

332

8

Tuyên Quang

2342

22105

10

Lào Cai

733

5946

11

Điện Biên

73

1174

12

Lai Châu

70

1209

14

Sơn La

750

1833

15

Yên Bái

1898

47281

17

Hòa Bình

1987

10817

19

Thái Nguyên

3015

25430

20

Lạng Sơn

380

2609

22

Quảng Ninh

3302

19872

24

Bắc Giang

1252

22317

25

Phú Thọ

12944

107044

26

Vĩnh Phúc

4158

18910

27

Bắc Ninh

3744

12590

30

Hải Dương

20646

29603

31

Hải Phòng

19710

36614

33

Hưng Yên

10454

15587

34

Thái Bình

51516

98590

35

Hà Nam

56407

92615

36

Nam Định

54840

369793

37

Ninh Bình

15260

134692

38

Thanh Hóa

1337

122793

40

Nghệ An

989

232906

42

Hà Tĩnh

935

131972

44

Quảng Bình

521

91608

58

Ninh Thạnh

43192

65790

60

Bình Thuận

128978

143137

62

Kon Tum

25012

134312

64

Gia Lai

84214

114822

66

Đắc Lắc

125698

171661

67

Đắc Nông

20050

100436

68

Lâm Đồng

199255

303761

70

Bình Phước

85841

87659

72

Tây Ninh

95674

Cao Đài: 379752

74

Bình Dương

57904

76833

75

Đồng Nai

339623

797702

77

Bà Rịa-Vũng Tàu

215900

227345

87

Đồng Tháp

264597

40973

89

An Giang

894335

62130

93

Hậu Giang

25697

26675

96

Cà Mau

20817

22893

 

Phật giáo chỉ còn là tôn giáo đa số ở các tỉnh, thành:

1.      Quảng Trị

2.      Thừa Thiên-Huế

3.      Đà Nẵng

4.      Quảng Nam

5.      Quảng Ngãi

6.      Bình Định

7.      Phú Yên

8.      Khánh Hòa

9.      TPHCM

10. Long An

11. Tiền Giang

12. Bến Tre

13. Trà Vinh

14. Kiên Giang

15. Cần Thơ

16. Sóc Trăng

17. Bạc Liêu

Qua các bảng thống kê trên, chúng ta có thể xác định các khu vực, tỉnh thành cần tổ chức hoằng pháp trọng điểm.

Mục tiêu có thể xác định là:

1.      Đưa Phật giáo trở về vị trí tôn giáo đa số

Hoặc

2.      Nâng cao số tín đồ Phật giáo kê khai trong lần thống kê dân số toàn quốc tiếp theo.

MT

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác