Nghiệp nhân của địa ngục

Trong nhân gian, t lâu đã tn ti khái nim v đa ngc, coi đó là mt nơi trng pht cái ác, trng pht nhng con người bt thin, và biu tượng ca s kh. Nói cách khác, đa ngc là nơi ch tn ti nhng cái kh ni tiếp nhau, mt nơi đáng s vi nhng hình pht thm khc hay là mt thế gii u minh vi nhng li phán truyn và chu ti. Mt vài quan đim cho rng nếu không tuân th nhng tín ngưỡng thn quyn thì s b trng pht giam hãm trong đa ngc vĩnh vin. Và cũng có quan đim cho rng đa ngc là nơi công bng nht vì không có thiên v mà ch có “ thiết din vô tư.

Với cái nhìn thấu đáo bản thể sự vật, Phật giáo đưa ra khái niệm về địa ngục và những yếu tố tạo nghiệp dẫn đến thọ khổ địa ngục trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Theo kinh Địa Tạng, nguyên nhân tạo ra địa ngục là như sau: Địa Tạng Đại sĩ nói với Đại Bồ-tát Phổ Hiền. Thưa nhân giả, tất cả địa ngục ấy được cảm ra bởi nghiệp lực của những kẻ làm ác ở châu Diêm phù”.  Như vậy, bất thiện là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến địa ngục. Điều này cho thấy địa ngục chính là hệ quả của những hành vi tạo ác. “Kẻ làm ác” ở đây chính là con người. Chính nơi kết quả này mà các tôn giáo cũng như các hệ tư tưởng đã hình tượng hóa hoặc chỉ rõ những kết quả của quá trình nhân quả qua những ngôn từ hoặc hình ảnh. Ngang qua đó, địa ngục được hiểu là một cảnh giới đau khổ được thích nghĩa “vô lạc, khả yếm, khổ khí, khổ cụ, hữu và vô”. Được hiểu là: không có niềm vui, toàn là nỗi khổ đáng sợ; và hoàn cảnh xung quanh cũng làm tăng thêm không khí sầu não; những dụng cụ đồ vật cũng làm tăng thêm nỗi khổ..v.v... Tuy hàm nghĩa hẹp hay rộng, thì địa ngục là nơi khiến cho chúng sanh bức bách và khổ đau.

Xét trên kinh văn, địa ngục là do cảm ra bởi nghiệp lực của những con người làm ác. Đây là hiện thân của nguyên lý nhân quả, xuất phát từ ý nghĩa:

Ý dẫn đầu các pháp

 Ý làm chủ tạo tác   

 Nếu với ý nhiễm ô

 Nói năng hay hành động

 Khổ não bước theo sau

 Như xe chân vật kéo[1].

Cảnh khổ phát xuất từ chủ ý tạo tác của con người. Chủ thể địa ngục không hề có theo nghĩa hữu và vô, nhưng khi những tác nhân ô nhiễm tác động thì hình thành nên địa ngục. Con người là kết quả của khổ nghiệp: “Phù nghiệp thệ thọ thân, vị miễn hình lụy”[2]; hay “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân. Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?”[3]. Hệ lụy của nghiệp dẫn đến thọ thân, và ở đó nghiệp hoặc đã tiềm tàng những cái khổ và thọ khổ. Nếu yếu tố khổ xuất hiện nhiều hơn lạc thì đó chính là hiện thân của vô lạc, khả yểm. Xét trên bình diện của cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy điều này.

Xung quanh ta, có người vừa sinh ra đã chịu thiệt thòi, suốt cả cuộc đời họ phải sống chung với những đau khổ. Cũng có người sinh có được một cuộc sống đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần và trên cơ sở đó họ dễ tạo thiện nghiệp để tăng thêm phước lực. Nhưng yếu tố bất thiện luôn tiềm ẩn bởi con người ẩn chứa trong mình những hạt giống tam độc. Khi tam độc có mặt thì ý sẽ dẫn hành động tạo nghiệp ác. Tam độc đã khiến con người “Gặp được việc tốt thì phần nhiều hay lùi mất tâm chí ban đầu, còn gặp phải sự xấu thì tăng thêm tội lỗi ngay trong từng ý nghĩ”. Từ đặc điểm này khiến “động tâm động niệm toàn là tội lỗi[4].

Công cụ tạo nghiệp chính là thân ngủ uẩn; mặc dù trên hợp duyên tứ đại, nhưng yếu tố tạo nghiệp do ý thức đã tạo thành những khổ lụy kéo dài và nghiệp cảm cũng từ đây mà ra. Ở đây ta nói đến hiện thân của tứ đại và ngủ uẩn, vốn không chủ thể, vốn vô thường. Bản chất của ngủ uẩn và tứ đại không là động cơ tạo tác, mà chính yếu tố tham ái mới là nguyên nhân: “Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái[5]. Và chính ái này được hỗ trợ bởi năm thủ uẩn. “Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn”. Ái chính là hiện thân của khổ tập. Và khổ tập chính là nhân tố của thế tục đế chỉ cho những hành động thiếu sự có mặt của trí tuệ. Kinh Địa Tạng viết: “Kẻ chưa giải thoát thì thức tánh bất định: Làm dữ thì kết thành khổ quả, làm lành thì cảm ra phước báo, và làm dữ làm lành gì cũng tùy hoàn cảnh chi phối; rồi luân chuyển năm đường liên miên bất tận, trải qua những kiếp nhiều như cát bụi mà vẫn còn mê mờ, lầm lẫn, vẫn bị chướng ngại, tai nạn”.

Hoàn cảnh ở đây chính là yếu tố của năm uẩn kết hợp với hoàn cảnh thực tại nơi con người đang sống hay còn gọi là căn-trần-thức… Trên yếu tố của tứ đại, ngủ uẩn có cả thảy 8 thức theo Duy thức học. Nhưng biểu hiện dễ nhận biết có ba thành phần và sáu chi: sáu căn nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân và ý, tiếp xúc với sáu trần gồm có sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Từ sự kết hợp giữa căn và trần sinh ra sáu thức gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức. Nếu trong sự tiếp xúc này có mặt của ái thì nó trở thành những chấp thủ về sắc và pháp thông qua phù trần căn và tịnh sắc căn. Từ đó thông qua Mạt-na thức và A-lại-da thức tạo thành những chủng tử thiện hay bất thiện. Khi chủng tử thiện hiện hành thì lạc thọ xuất hiện, khi khổ thọ xuất hiện thì cả thân và tâm bị chi phối bởi những cảm giác bất ổn; và có thể dẫn đến thân, lời nói và hành động thiếu kiểm soát… rồi tiếp tục tạo nên những hành vi bất thiện…

Một con người bình thường vốn hiền lương, nhưng khi tam độc làm chất xúc tác cho căn-trần-thức thì sinh ngã và ngã sở, từ đó sẵn sàng bảo vệ, chiếm đoạt những cái họ cho là ta hay của ta, và cũng từ đó dẫn đến những hành động làm tổn hại đến thân thể và tinh thần của người khác, thậm chí là của chính mình… Và từ đó, oán kết kéo dài. Nếu bất thiện nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp thì dẫn đến thọ sanh trong những thế giới khổ và đầy đủ cảnh khổ. Nhưng trong mối tương quan đặc biệt, mỗi khi một yếu tố của căn-trần-thức của một uẩn xuất hiện cùng với ái, thì chuyển động đầy đủ các yếu tố còn lại, đây chính là nguyên nhân dẫn đến oán đối và nội kết… Khi đó chúng ta tự mình không cảm nhận được niềm vui, dù hoàn cảnh đó người khác vẫn thấy an nhàn và thanh thoát. Điều này được thi vị hóa với câu:

Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ[6].

Như vậy, cảm thọ của con người tác động lên hoàn cảnh. Nó xuất phát từ tâm của con người đang ở trạng thái của thọ, nên cho dù hoàn cảnh nơi đó đang vui, nhưng với một người đang ở trạng thái buồn chán thì cảnh đó cũng chẳng làm cho họ vui được. Điều này chúng ta có thể cảm nhận được ngay nơi chính bản thân mình. Ví dụ, khi tứ đại của mình bất hòa thì những món ăn ưa thích hàng ngày cũng chẳng làm mình hứng thú, hoặc nhưng hương vị hàng ngày mình thích trở nên nhạt nhẻo nhàm chán. Yếu tố bất định như vậy nên hàm nghĩa hữu và vô. Tùy theo quan kiến của mỗi người để chiêu cảm những cảm xúc của mình. Như vậy, không phải khi chết cảnh khổ mới hiện hình để hành hạ hay chờ đợi những phán xét, mà hiện thời, con người đã bị bức bách đau khổ.

Những nghiệp nhân địa ngục không phải do mặc khải bởi ai đó mà do con người tạo nên. Trên tứ đại ngủ uẩn giả hợp với sáu căn thức, khi không có mặt của trí tuệ đã trở thành những công cụ tạo tác nghiệp ác. Đặc thù của những khổ thọ địa ngục rất chính xác, nó trở lại trên từng cá nhân thông qua cảm thọ và người nào tạo tác người ấy sẽ gánh chịu. Sự cảm thọ này được nêu rõ qua kinh văn “Chí thân như tình cha con đi nữa, cũng đường ai nấy đi. Túng sử gặp nhau, cũng không được chịu thay cho nhau[7]. Điều này khẳng định, nghiệp địa ngục không mang tính di truyền hay đồng bộ mà chỉ có chủ thể tạo tác và những hệ lụy từ hành động của chính mình. Nên để cho mọi người ý thức được việc này, Đức Phật thông qua hệ thống kinh điển đã dạy: “Giống như mình tung bụi ngược gió, bụi không đến người kia, trở lại dính vào mình”[8]. Chủ nhân tác nghiệp thì tự mình thọ nhận, không sai sót mảy may. Tuy nhiên, mỗi khi “động khí phát thô” thì khuấy động lục căn, tạo nên những ảnh hưởng, có thể tác động đến những người xung quanh, làm cho hoàn cảnh xung quanh thay đổi nhất thời. Cũng có thể là người khác sanh tâm hỷ nộ ái ố, nhưng trước hết, chính bản thân người tạo ra nó đã bị chính ngọn lửa của si mê và cuồng nộ đốt cháy…

Thông thường, các hệ thống luật pháp thế gian chỉ chỉ rõ hình phạt và khung hình phạt cho những điều trái với quy ước của mỗi địa phương, quốc gia, vùng miền, còn tư tưởng giáo dục theo nguyên lý nhân quả, tạo nghiệp và trả báo hay lãnh thọ khổ cảm thì không được đề cập đến. Khi đã tạo nhân của địa ngục thì dù ở bất cứ nơi đâu “nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ[9]. Tuy nhiên, tư tưởng diễn tả khi chết trả báo trong địa ngục và sáu nẻo luân hồi chỉ rõ ở giai đoạn hậu báo trong nguyên lý nhân quả. Còn sinh báo, thì người nào đã sinh ra thì có những cái cảm thọ của riêng họ. Nhưng để cho con người tránh những khổ đau từ hậu báo, các tôn giáo hoặc các hệ tư tưởng thường khuyên răn con người tránh những hành vi bất thiện. Tiền nhân đã nói:

Muốn biết nhân đời trước,

Xem thọ báo đời nàỵ

Muốn biết quả đời sau,

Xét việc hiện đang làm!

Việc đang làm chính là cuộc sống của chúng ta hiện tại. Nếu xây dựng một môi trường thân thiện thì cuộc sống và hoàn cảnh gia đình, cơ quan của mình luôn được hưởng những kết quả thân thiện, hạnh phúc. Còn nếu với tâm tham, sân, si, mạn... thì tạo nên một môi trường căng thẳng, và nơi đó chính là địa ngục giam hãm chúng ta hằng ngày. Nói rộng ra, xã hội chúng ta hiện đang chịu ảnh hưởng của những hành động bất thiện do con người tạo ra. Thực tế cho thấy, con người đang hủy hoại mạng sống của nhau bằng những thực phẩm bẩn, hóa chất gây hại cho sức khỏe, tàn phá môi sinh... Và như vậy, con người đang tạo nghiệp địa ngục và hiện tại đang sống trongkiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược[10]. Đây cũng chính là sự chiêu cảm của năng lực tạo tác. Và tuy có cộng nghiệp và biệt nghiệp, nhưng đều có chung một cảnh giới và hoàn cảnh xung quanh dễ chiêu cảm những khổ thọ. Chính nghiệp bất thiện là nền tảng dẫn đến cảnh giới này. Chính ở đây cho thấy cần hiểu khái niệm địa ngục như là sự sách tấn con người phải biết sống bằng chánh nghiệp và chánh mạng. Nếu như ai cũng biết và hiểu về những nguyên nhân dẫn đến khổ đau thì họ sẽ sống tránh xa khổ đau. Nhưng, hầu như con người khi khổ mới biết, và khi biết cũng là lúc khổ thọ và những cảm giác của khổ thọ đang đè nặng lên họ.

Hệ thống kinh điển nhà Phật chỉ rõ những hành vi dẫn đến thọ khổ trong hiện báo và hậu báo.  Thông qua những đoạn trích từ các kinh điển cho chúng ta ý thức được những việc chúng ta đang làm có thể tạo ra những nghiệp gì. Tuy nghiệp nhân của địa ngục có muôn ngàn hiện trạng nhưng được thể hiện qua thân, khẩu, ý. Đây cũng chính là nơi để tạo phước, nhưng cũng chính là nơi tạo ra những khổ đau. Nói cách khác, nếu chúng ta không sử dụng ba nghiệp này vào sự quán chiếu tu tập thì nó sẻ trở thành công cụ tạo ác...

Hiểu về địa ngục trước hết chúng ta cần hiểu những động cơ và hành vi dẫn đến địa ngục. Chúng ta cứ tưởng tượng ra những cảnh khổ khủng khiếp sau khi chết mà thường quên đi mình phải làm gì để tránh khỏi những cảnh đó. Hiện thân của địa ngục là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, tà kiến... Chính những thứ này dẫn dắt chúng sanh ngay trong đời đã tạo ra những sinh báo địa ngục. Vậy chỉ có con đường thanh tịnh tam nghiệp theo giới, định và tuệ mới là cách đống tất cả các lối vào địa ngục. Và Tịnh độ chính là nơi tam nghiệp hằng thanh tịnh.

Vĩnh Thi

 

 

 

 

 

 



[1] Kinh Pháp cú, kệ 1.

[2] Quy Sơn cảnh sách.

[3] Đạo đức kinh.

[4] Kinh Địa Tạng.

[5] Kinh Tương ưng.

[6] Truyện Kiều.

[7] Kinh Địa Tạng.

[8] Kinh Tứ thập nhị chương.

[9] Quy Sơn cảnh sách.

[10] Kinh A Di Đà.

Chia sẻ: facebooktwittergoogle