Vài dòng tham khảo chữ Hiếu theo Chử Đồng Tử (渚童子)

 TS Hu Dân

Nếu Tín ngưỡng dân gian được xem nhưmột trong những yếu tố của văn hóa tinh thần, thì tục thờ cúng tổ tiên hình như đã trở thành một Đạo.

Đạo thờ tổ tiênmột con đường hay cách sống dẫn dắt dân gian từ lòng cung kính, thương mến đối với các bậc ông cha mẹ. Những câu ca dao tục ngữ Việt ghi: "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước thì phải nhớ nguồn" hay "Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mớiđạo con" là một trong những hình ảnh để chứng minh cho điều này.

Ca dao tục ngnhững kinh nghiệm đúc kết từ những câu chuyện xãy ra trong đời sống của nhiều thế hệ khác nhau luôn luôn mang lại sự phong phú, giúp cho tâm, thấy, biết, nhận định, được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống, bằng nhiều cách biết sống về đạo đức qua những cái nhìn khác nhau trong việc thờ phụng của Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam.

T những tập quán Thờ cúng Tổ tiên trong gia đình của người con Việt từ xưa cho đến nay, chữ Hiếu luônch biểu trưng cho mối quan hệ "Trước", "Sau" hay con cháu đối với cha mẹ, ông , tổ tiên. Điều này cũng thấy được trong cấu trúc của chữ Hiếu theo Tự  điển Hán Việt :

Chữ Hiếu chữ ghép từ: + ,chữ 6 nét, thuộc bộ Lão (nghĩagià). Bộ Lão mang số 125 trong 214 số thứ tự của bộ thủ.

Chữ Hiếu trên bộ Lão, dướibộ Tử,có nghĩa là: Hiếu thảo, vâng lời.

Chữ Tử chữ 3 nét cũngbộ Tử , mang số 39 trong 214 số thứ tự của bộ thủ. nghĩa là con. Chữ chữ ghép từ: + .

Hiếuđức tính đứng đầu của đạo làm người hầu như người con Việt nào cũng biết. Bởi bản tánh đã sẳn trong mỗi người ngay lúc đầu đời, ông , cha mẹ đã khéo léo nhắc nhở mình qua tiếng ầu ơ dầu bên cạnh chiếc nôi.

Hiếu giềng mối đặc trưng cơ bản giúp cho con người nhận thức và thực hiện được  lòng cung kính, thương mến đối với các bậc ông cha mẹ, bằng chữ Tâm của chính mình t mình làm không đòi hỏibất cứ điều kiện .

Tích xưa chuyện trong Lĩnh Nam Chích Quái (嶺南摘卦) của Vũ Quỳnh Kiều Phú nhắc một hình ảnh thấu tình, đạt lý của Chử Đồng Tử  (渚童子) đối với người cha của mình như sau : Hồi đó ở làng Chữ Xá có ngư dân là Chữ Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử (渚童子) (người con trai ở bên sông). Chẳng may, nhà gặp hoả hoạn, của cải sạch không , chỉ còn lại một cái khố vải, cha con ra, vào thay nhau mà mặc. Người cha, tuổi già, đau ốm, trước khi nhắm mắt gọi con đến bảo rằng: “Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con.” Chữ Đồng Tử không nở làm theo, dùng khố mà liệm bố.

 

Tích này đã biểu lộ một tấm lòng hiếu nghĩa sâu xa, thật tha thiết mà trời cao không sánh được của một người con qua một hành động và sự suy nghĩ đơn giãn đối với  bậc  sanh ra và nuôi nấng mình.

Tấm gương trên đã nói lên lòng Hiếu thảo và tình Nghĩa chan hòa trong cuộc sống, giúp cho con người được thành Nhân, bằng những công lao khó nhọc, có thể thấy được qua câu: Không ai tốt bằng Mẹ và không ai khổ bằng Cha. Tấm gương này cũng là một hình thức nhẹ nhàng đi vào lòng người để giúp cho con người tự tìm hiểu hai chữ Nhân Tâm vốn đã có sẳn trong từng con người.

Nếu chữ Đạo được xem là hàm nghĩa ở bên ngoài của con người, thì chữ Hiếu cũng sẽ là một phẩm hạnh chính nằm ở bên trong không thiếu được. Như vậy trong mùa Vu lan này chúng ta hãy thử tập làm theo Chữ Đồng Tử, để làm chiếc bóng che chở cho truyền thống đạo Hiếu của mình trong bản sắc đặc trưng văn hóa Việt Nam riêng của nó.

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle