Tháng bảy âm lịch là tháng nhớ về công ơn tổ tiên, cha mẹ, là mùa báo hiếu


Theo lời Phật dạy, nên mở rộng lòng mình, nếu có cơ hội thì bố thí, cho các loại ngạ quỷ, cô hồn, dù chỉ là một nắm gạo, vài hạt muối hay một ly nước lã, nhưng việc quan trọng nhất là tấm lòng của mình. Đồng thời cũng thành tâm cầu nguyện cho họ sớm được lìa khỏi những thảm cảnh đói khát, khổ đau, sanh về những cảnh giới an lành.
Việt Nam có rất nhiều nghi cúng chẩn cô hồn, trong đó có khoa nghi cúng cô hồn của HT. Bích Liên (Trí Hải, 1876-1950) được xem là ý nghĩa, văn chương và rất phổ biến.

 

“Ôi thôi ! Đỗ quyên kêu trót tàn canh

Máu hồng nhuộm mãi trên cành đào hoa.”

 

Mộng tranh hùng tranh bá, làm chúa làm vua, nhưng rồi từng đêm suốt những canh dài, từng tiếng quốc kêu, màu sương trăng lạnh phủ trên cánh hoa đào, giòng máu oan thiên hận sự bất thành nhuộm đỏ đầu cây ngọn cỏ. Vậy thì, giang sơn như họa còn đó, mà anh hùng hào kiệt một thời ở đâu, và đâu là ảo vọng của đời người ?
Những lời cảm thán, vừa bi đát, vừa nói lên được vẻ ngậm ngùi tang thương của một kiếp người, đây cũng là những lời tỉnh thức cho những ai còn tham đua danh lợi trong giả trường danh mộng, sau cùng rồi phải cam chịu những kết thục bi thương.


Qua những lời kinh văn như vậy được diễn ngâm tại những đàn tràng trang nghiêm thanh tịnh, cho dù là một người với tâm địa xấu xa, hung hãn, chỉ cần lắng nghe vài câu cũng phải chùn lòng, hướng thiện.

 

Vu lan truyền thống cao đẹp của con người Á Châu. Một truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, biết đền ơn đáp nghĩa công đức sinh thành của mẹ cha, ông bà. Hơn nữa Vu Lan bắt nguồn từ tấm lòng đại hiếu của tôn giả Mục Kiền Liên, thể hiện hiếu tâm, hiếu hạnh của con người, đó cũng chính là tấm lòng của đức Phật: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.


Lễ siêu độ cô hồn là nguồn vị tha của đức Phật qua lời thỉnh cầu của Tôn giả A Nan. Với những mật chú hướng về loài ngạ quỷ, hướng về những oan hồn uổng tử đang chịu khổ đau đói khát, lạc lõng, bơ vơ trong những cảnh khổ đọa đày… người con Phật dùng pháp Phật để cúng thí, dùng pháp Phật để siêu độ các loại cô hồn ấy thoát khỏi mọi cảnh giới khổ đau để thác sanh về miền lạc cảnh thanh nhàn.


Vu Lan và lễ siêu độ cô hồn thể hiện được lý tưởng vô ngã, vị tha của người thực hành lý tưởng Bồ tát đạo, phát triển lòng từ bi không những giữa con người với con người, con người với vạn loại chúng sanh, mà đến cả những loài ngạ quỷ, cô hồn khổ đau nhất trong những cảnh giới u ám, đọa đày.


Lịch sử chính là nguồn mạch của quốc gia, huyền thoại là hơi thở của dân tộc. Một quốc gia giàu mạnh về tinh thần và vật chất là quốc gia có hệ thống dân tộc lưu truyền được huyền thoại lịch sử ngàn năm.


Kinh Lăng Nghiêm là một kinh được dùng như kính chiếu yêu quỷ trong Phật giáo. Bởi vì tất cả các loại thiên ma, ngoại đạo và các loại ma quỷ, vọng lượng đều tự phơi bày chân tướng ở đây. Mỗi chữ giáo pháp trong kinh Lăng Nghiêm đều là tuyệt đối chân thật. Không có một chữ nào mà không diển bày chân lý.


Nếu tất cả bỏ được cái tật tự biện siêu hình, thì sự nghiệp tu hành cũng sẽ đỡ phiền phức và đơn giản biết bao !

 

Nếu tất cả hàng ngày chịu khó chiêm nghiệm và thực hành đúng như lời Đức Phật dạy, thì câu hỏi “con người có linh hồn hay không”, sẽ tự nhiên và tức khắc được giải đáp.
Tháng bảy âm lịch là tháng nhớ về công ơn tổ tiên, cha mẹ, là mùa báo hiếu, nhưng cũng nên sáng suốt không vì chữ Hiếu mà đưa con cái mình vào những thảm kịch, phải bán thân, hay làm những việc bất nhân để báo hiếu cho mình.

TS Huệ Dân

Chia sẻ: facebooktwittergoogle