Ngày xưa,
các Thầy Tỳ-kheo chuyên tâm tu tập
chỉ cần bốn điều kiện vật chất thiết yếu để giữ gìn mạng
sống. Các Thầy
cần một bữa cơm trưa để duy trì mạng
sống trong 24 giờ đồng hồ; một gốc cây hay hang đá để dựa hay nằm chợt mắt vài giờ trong
đêm; một số loại thuốc thô để trị bệnh một số căn bệnh, và ba y để che thân và
ngăn gió lạnh.
Về duyên khởi của ba y. Vào một
đêm, trong lúc đang ngồi
tại một khu đất trống, đức Phật nghĩ, nên quy định
các thầy tỳ-kheo may sắm mấy y là đủ để che thân và
ngăn gió lạnh. Đầu hôm, Ngài mặc y hạ. Giữa khuya, cảm thấy lạnh lạnh, Ngài khoác thêm y
trung.
Gần sáng, cảm thấy lạnh hơn, Ngài khoác thêm
y thượng. Và Ngài nghĩ, ba y là đủ để các thầy tỳ-kheo che thân và
ngăn gió lạnh. Từ đó, đức Phật quy định các thầy tỳ-kheo phải may sắm đủ và chỉ ba y, và không được
lìa một trong ba y mà
ngủ trừ trường hợp tăng yết-ma cho phép.
Ba y, theo
dịch âm tiếng Trung Hoa, gồm y an-đà-hội (skt. antarvasa), y uất-đa-la-tăng (skt. uttarasangha) và y tăng-già-lê (skt. sanghati). Y an-đà-hội là y mặc phía dưới và phía trong; y
này
thường mặc
trong tư phòng hay đi lại trong tự viện. Y uất-đa-la-tăng là y lớn mặc bên ngoài; y
này
thường mặc
mỗi khi vào thôn xóm
khất thực hay đến nhà bạch y thọ thực. Và y tăng-già-lê là y may hai lớp; y này mặc khi
tham dự những đại lễ của Tăng như Bố-tát hay có duyên sự phải đi xa. Nhiều vị trưởng lão vẫn thường
mặc y uất-đa-la-tăng khi ở trong tự viện hay y tăng-già-lê khi vào thôn xóm
khất thực hoặc thọ thực. Ba y này may theo
kích cỡ khác nhau và
không có sự phân biệt
điều y theo từng loại y. Công đụng chính của ba y là để
che thân, ngăn gió lạnh
và tham
dự
Tăng sự. Theo công dụng này và mặc
kiểu Ấn Độ, các Thầy tỳ-kheo rất dễ dàng mặc và mang theo đủ ba y khi rời
khỏi trú xứ cách đêm.
Tuy nhiên, khi truyền qua Trung Quốc, công dụng của ba y được hiểu theo cách khác
và cách
mặc
cũng không giống cách mặc của chư Tăng Ấn Độ. Thông dụng, theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc,
ba y, an-đà-hội, uất-đa-la-tăng, và tăng-già-lê, thường có kiểu dáng hình chữ nhật, và kích cỡ của
ba y bằng nhau; chỉ khác nhau ở những điều y ngang dọc hoặc y năm điều (y ngũ), hoặc y bảy điều (y thất) hoặc y chín đến hai mươi lăm điều. Y an-đà-hội (y ngũ)
cũng gọi là Tác vụ
y, tức là y này mặc khi
chấp tác hay đi lại trong tự viện. Y uất-đa-la-tăng (y thất) cũng gọi là Nhập
chúng y, tức là y này mặc
khi tham dự Tăng sự như họp chúng, thọ trai hay đi đường… Y tăng-già-lê cũng còn gọi là
Đại y. Đại
y chia làm ba bậc, bậc
hạ từ 9 đến 13 điều,
bậc trung từ 15 điều đến 19 điều
và bậc thượng từ 21 đến 25 điều. Y
này thường mặc khi thăng
tòa thuyết pháp, vào cung
vua giảng đạo… Theo truyền
sử của Thiền tông Trung Hoa, Đại
y của đức Phật được truyền trao cho Tổ Ca-diếp và cuối
cùng truyền đến Tổ Huệ Năng. Ngày nay, kiểu dáng và cách
mặc ba y của chư Tăng Bắc tông Việt Nam giông giống kiểu dáng và cách mặc
ba y của chư Tăng trong truyền thống Phật giáo Trung Quốc.
Theo kiểu dáng của ba y ngày nay, chư
Tăng chỉ có thể đắp
một trong ba y khi tham
dự những Tăng sự hay Pháp sự có
tính thiêng liêng như bố-tát, tụng kinh, lễ sám...
Chư Tăng Bắc tông, ngoài ba
y, còn có những y phục thường nhật như quần áo vạt hò,
nhật bình hay tràng nâu. Theo cách giải thích của Hòa
thượng
Nhất Hạnh,
ngày nay, y an-đà-hội tương đương với thường phục của chư Tăng Ni như quần áo vạt
hò, hay nhật bình ngắn; y uất-đa-la-tăng tương đương với giáo phục như áo nhật
bình dài hay áo tràng nâu;
và y tăng-già-lê tương đương
với lễ phục như y hậu. Hiểu ba y theo
cách này thì công dụng
ba y của chư Tăng Bắc tông cũng giống giống công dụng của chư Tăng Ấn Độ ngày xưa. Và hiểu theo cách này, chư Tăng
Bắc tông có thể mặc
và đắp cùng lúc ba
y khi tham dự đại lễ và dễ
dàng mang theo đủ ba y khi rời
khỏi trú xứ cách đêm.
Ngày nay, cách mặc và đắp
ba y của chư Tăng
các nước Nam tông và chư
Tăng thuộc truyền thống Tây Tạng phần nhiều còn giống kiểu mặc và đắp ba y của chư Tăng Ấn Độ ngày xưa. Chư Tăng các quốc gia này vẫn
mặc y an-đà-hội khi ở trong tư phòng
hay đi lại trong tu viện,
đắp y uất-đa-la-tăng khi đi khất
thực hay đi đường và khoác thêm y
tăng-già-lê
khi tham dự đại lễ hay mang theo khi
đi xa. Nhiều vị trưởng lão vẫn đắp
y uất-đa-la-tăng khi sinh
hoạt trong tu viện và
khoác thêm y tăng-già lê khi vào xóm
làng khất thực hay thọ thực. Ví dụ như
đức Đạt-lai
lạt-ma. Ở trong tu viện,
ngài thường mặc y an-đà-hội và có
khi đắp thêm y uất-đa-la-tăng. Và khi đi xa,
ngài khoác y uất-đa-la-tăng và mang
thêm y tăng-già-lê và đắp đại y tăng-già-lê
khi giảng pháp hay tham
dự
hội nghị Tăng-già. Đại
y của ngài thường là màu vàng sáng
và hai y kia là màu đỏ sẩm.
Thích Nguyên Lộc

Chú thích: [1] Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trong "Y, bát, tọa cụ và vật
dụng cá nhân" được đăng trên trang mạng
thuvien-thichnhathanh.org.