“Ta là đấng Tối tôn trong ba cõi”

ta la

Đó lời đức Thế Tôn tuyên bố ngay sau khi đản sanh trong thế giới nhân loại. Như chúng ta đã biết, sau khi đản sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni, bước đi trên bảy đóa sen, nhìn bốn hướng, đức Thế Tôn dũng mãnh tuyên bố những lời tuyên ngôn, theo cách nói hình tượng, làm rung động ba cõi. Tuyên ngôn đó được ghi lại trong nhiều kinh sách Phật giáo của nhiều truyền thống khác nhau. một số khác biệt theo quan điểm của các truyền thống. Theo bài kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp của kinh Trung bộ thuộc kinh tạng Nikāyađức Phật tuyên bố, “Ta bậc tối thượngtrên đời! Ta bậc tối tôntrên đời! Ta bậc cao nhấttrên đời! Nay đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanhđời này nữa.” Hay theo các kinh điển được lưu giữ trong Hán tạng, đức Phật tuyên bố, “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, sanh lão bệnh tử”; “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn. Yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử”, v.v..
Nội dung của lời tuyên ngôn này ghi lại trong các kinh điển khác biệt nên nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng theo chúng tôi, nhìn chung, các kinh sách đều cho rằng “Ta” (ngã) trong lời tuyên bố này “Ta” trong ngôi thứ nhất số ít. Nghĩa chỉ cho đức Phật. Lời tuyên ngôn này cũng được ghi lại trong kinh tạng Nikāya hệ thống kinh tang Nikāya không khái niệmchân ngãnên, theo chúng tôi, nếu hiểu theo cách hiểu chung của Phật giáo thì chữ “Ta” ở đây không nghĩa Ta (ngã) trongchân ngã”. càng không phải “Ta” trong cách hiểucái Ta” bị tham chấp. “Ta” ở đây danh từ hiểu theo nghĩa tục đế chỉ cho ngôi thứ nhất, cụ thể đức Phật. Chữ “Ta” theo cách hiểu này về sau đức Phật cũng dùng trong khi giao tiếp hay giảng pháp. Như vậy, thể hiểu ý chính của lời tuyên ngôn này đức Phật tuyên bố rằng Ngài đấng tối tôn tối thắng trong ba cõi. Ngài đấng tối tôn tối thắng trong ba cõi bởi Ngài sẽ giải thoát ba cõi giúp chúng sanh giải thoát ba cõi.
Lời tuyên bố ấy ngã mạn quá không? Xin trả lời ngay không. Lời tuyên bố ấy như lời một lời tự khẳng định. Ngày trước, Phật Nhiên Đăng dự nói trong tương lai xa Ngài sẽ thành Phât hiệu Thích Ca Mâu Ni. Bây giờ, Ngài phải tự khẳng định trong tương lai gần Ngài sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. trước khi thành Phật, Ngãi đã bậc Tối tôn trong ba cõi; sau khi thành Phật, Ngài sẽ dìu dắt chúng sanh ra khỏi ba cõi. Theo quan niệm chung của Phật giáo, trước khi thành Phật, đức Phật Bồ-tátNhất sanh bổ xứ”. Đã Bồ-tátnhất sanh bố xứ không dũng mãnh tuyên bố mình Thầy của trời người, sẽ vượt thoát ba cõi, sẽ thành Phật thì làm sao thể thành Phật, làm sao thể làm Thầy dìu dắt chúng sanh trong ba cõi. Thành Phật không phải việc may rủi hay đến đâu hay đến đó. Nên ngay khi đặt chân xuống thế giới này, Ngài phải dõng mãnh tuyên bố như thế. Sự tuyên bố này hoàn toàn không thể hiện tính ngã mạn hay ngạo mạn. Sự khẳng định vị trí khả năng của các Thánh giả không thể hiểu theo cách hiểu ngã mạn của một con người bình thường.
Thiết nghĩ, không chỉ đức Phật bất kỳ chúng sanh nào, muốn vượt ra ba cõi thành Phật thì trước phải tự khẳng định mình khả năng vượt thoát sanh tử thành Phật. Nhưng sự khẳng định đó phải khởi ra từ cảm thức tâm linh chứ không phải từ sự hiểu biết của tri thức thường nghiệm. cảm thức tâm linh thì không thuộc phạm trù nhị nguyên để nói  ngã mạn hay không ngã mạn. Chưa khẳng định được mình như vậy thì con đường vượt ra ba cõi thành Phật còn dài xa thẳm.
Đọc lại lời tuyên ngôn này làm chúng tôi nhớ lại lời dạy tha thiết của đức Phật được lưu giữ trong các kinh điển Phật giáo. Đại ý Phật dạy, này những người con yêu quý của Như Lai, Như Lai đã vượt thoát ba cõi, Như Lai đã thành Phật. Các con cũng khả năng vượt thoát ba cõi, các con cũng khả năng thành Phật. Các con phải dõng mạnh khẳng định mình như vậy, các con phải dõng mạnh bước lên đi theo con đường cao rộng của các bậc Thánh. con đường thành Phật rất dài, nhưng các con quyết đi, các con sẽ đến đích. Các con phải nhớ lời Như Lai dạy, “Như Lai Phật đã thành, các con Phật sẽ thành.”
Nhân mùa Phật đản, đọc lại tuyên ngôn Phật đản của Phật, thêm một lần nữa, tôi biết rằng tôi cũng khả năng thành Phật! Nhưng con đường thành Phật của tôi còn dài xa thẳm! Nhiều khi nghĩ đến đường còn dài xa thẳm, tôi thật sự lo sợ. Trên con đường dài ấy, tôi rất cần sự động viên sách tấn của bằng hữu tri thức!
Thích Nguyên Lộc

Chia sẻ: facebooktwittergoogle