Minh Thạnh
1)
Lễ Phật đản và công cuộc chấn hưng Phật giáo
Trong
bối cảnh Phật giáo Việt Nam suy thoái vào đầu thế kỷ XX, chư tôn đức khởi xướng
công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tuy không trình bày thành lý luận chi
tiết, nhưng qua việc làm cụ thể, đã thể hiện suy nghĩ cố gắng trong việc tổ chức
lễ Phật đản thành một ngày lễ lớn của toàn xã hội Việt Nam.
Mặc dù Phật giáo là tôn
giáo có số tín đồ hàng đầu tại Việt Nam, nhưng trong một thời gian dài, ngày lễ
tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam không phải là lễ Phật đản. Điều này là một biểu
hiện cho trình trạng suy thoái của Phật giáo Việt Nam.
Vì vậy, xúc tiến tổ chức
Lễ Phật đản xứng tầm với tôn giáo đông tín đồ nhất Việt Nam, trở thành một lễ
quan trọng ở Việt Nam, là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động chấn hưng
Phật giáo. Kết quả của nỗ lực tổ chức Lễ Phật đản thành một ngày quan trọng tại
Việt Nam chắc chắn phản ánh kết quả của công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam.
Trong thời kỳ đầu của
công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tổ chức Lễ Phật đản ngày càng lớn, được
nhấn mạnh so với các ngày vía Phật khác, là điều quan tâm của chư vị tôn đức,
chư vị cư sĩ khởi đầu công cuộc chấn hưng Phật giáo. Ngày Phật đản mồng 8 tháng
4 âm lịch đã dần dần được nhiều người biết đến hơn sau những cố gắng từ thập
niên 1920.
Đến thập niên 1950, với
việc tổ chức Lễ Phật đản theo ngày chung của Phật giáo toàn thế giớ, khai triển
cờ Phật giáo thế giới tại Việt Nam, việc tổ chức lễ Phật đản tại Việt Nam đã có
chuyển biến quan trọng. Ngày Lễ Phật đản tại Việt Nam đã có diện mạo mới với lá
cờ Phật giáo.
Việc pháp nạn 1963 tại
miền Nam Việt Nam bùng nổ xung quanh sự kiện tổ chức Lễ Phật đản tại Huế năm
1963 cho thấy lễ Phật đản đã được sự quan tâm lớn của xã hội Việt Nam. Cố gắng
xúc tiến để ngày Phật đản trở thành ngày lễ tôn giáo lớn tại Việt Nam đã bước
đầu có kết quả. Điều đó dẫn đến phản ứng của các thế lực bài Phật giáo vào năm
1964. Quy mô tổ chức ngày Lễ Phật đản đã làm khó chịu, dẫn đến sự manh động của
lực lượng bài Phật giáo cực đoan. Quy mô ngày Lễ Phật đản, trong thực tế lịch sử
năm 1963, đã dẫn đến mâu thuẫn.
Mâu thuẫn đó được giải
quyết qua việc giải trừ Pháp nạn cuối năm 1963. Lễ Phật đản năm 1963 là một
thành công lớn trong mục tiêu đưa ngày Lễ Phật đản thành một ngày lễ trọng đại
tại Việt Nam. Lễ Phật đản năm 1964 đánh dấu lần đầu tiên Lễ Phật đản trở thành
ngày lễ tôn giáo hàng đầu tại miền Nam Việt Nam, có tiếng vang lớn tại Sài Gòn
và nhiều tỉnh thành.
Trong lễ Phật đản 1964,
nhiều hình thức tổ chức Lễ Phật đản đã được triển khai, như lễ đài nơi công cộng,
mít tinh đông đảo quần chúng, xe hoa diễn hành trên các đường phố lớn, biểu diễn
văn nghệ chào mừng…
2)
Sa sút trong việc tổ chức lễ Phật đản
Thành công của Lễ Phật
đản năm 1964 không phản ánh thực lực của Phật giáo Việt Nam. Vì thành công này
không duy trì được lâu. Việc tổ chức Lễ Phật đản những năm sau đó đều dưới đỉnh
cao năm 1964, nếu muốn nói là sa sút.
Mâu thuẫn với nhà cầm
quyền miền Nam Việt Nam trong một thời gian, dù có khác về tính chất và mức độ
như đối với chính phủ Ngô Đình Diệm năm 1963, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất vẫn có năm hủy bỏ việc tổ chức Lễ Phật đản như là một hành động phản
đối. Theo chúng tôi, điều này rất là sai lầm. Quan hệ chính quyền/Phật giáo là
nhất thời, trong khi chấn hưng Phật giáo là đại sự. Để một mâu thuẫn nhất thời
ảnh hưởng đến việc lớn là điều đáng tiếc, không có lợi cho đạo pháp.
Những năm sau, lễ Phật
đản được tổ chức tại trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chùa Ấn
Quang, tuy vẫn có lễ đài, xe hoa, tập họp đông đảo tăng ni Phật tử, nhưng vẫn
không đạt mức năm 1963. Điều dang dở trên con đường tổ chức Lễ Phật đản thành
một ngày lễ trọng đại ở Việt Nam có thể đánh dấu từ đây. Đồ thị đi xuống và đi
ngang trong nhiều năm.
Tiến bộ trong việc tổ
chức Lễ Phật đản trong vài chục năm đã bị chững lại, sau khi đạt điểm đỉnh vào
năm 1964. Lễ Phật đản trở lại tình trạng không là ngày lễ tôn giáo hàng đầu tại
Việt Nam. Những nhà lãnh đạo giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chịu
trách nhiệm về tình trạng này. Cái đáng nói là sự tăng trưởng, tiến bộ đã không
có được nữa. Việc tổ chức đứng ở một số hình thức đã có từ năm 1963 và dường như
không có cố gắng mới, không có bước đột phá nào mới.
MT