Thạch Đờ Ni
Trong tất cả ngôi chùa của người Khmer ở Viện Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng ta
thường
thấy hình ảnh rắn Naga xuất hiệu hầu hết ở các công trình tôn giáo như Chánh Điện, Giảng Đường,
cổng chùa, ngôi Bảo tháp... được
các nghệ nhân điêu khắc rất công phu, phong
phú về chủng loại và đa dạng về hình thức, mang một nét hoa văn
rất đặc
trưng của nền kiến trúc Phật giáo Khmer.
Theo
tài
liệu của Phật giáo Khmer, rắn Naga là loài
vật linh thiêng và gắn liền với phật giáo Khmer. Sử
tích về cuộc đời đức phật cũng có rất nhiều chi tiết liên quan đến
loài vật nầy. Đầu tiên, khi hoàng
hậu Maya hạ sinh ngài tại
vườn Lâm Tì Ni, Thái tử
Tất Đạt Đa được Long
vương (Nagaraj) chín đầu phun nước tắm. Đến khi ngày thành đạo trở thành đấng toàn giác, một hôm ngài ngồi thiền gần bờ sông Much Cha Linh, khi ấy trời
nổi cơn giông gió, mưa to nước dâng cao, một
chúa rắn Naga
bảy đầu xuất hiện đến gần đức thế tôn và cuộn
thân mình lại làm vách ngăn nước và lấy đầu mình làm mái che mưa
cho đức phật. Theo Phật thoại: ngày xưa có một chúa rắn Naga vì
sùng bái
phật giáo nên hóa thân
thành một
vị Sa Di và sinh
hoạt tôn giáo như các vị Sa Di khác.
Đức Phật
biết và mời vị chúa
rắn Naga lại
bảo: việc tu hành ngoài
loài người
ra, không có loại động vật nào tu thành chính quả cả, vì thế nhà ngươi không nên bỏ công
phí sức. Từ
đó chúa rắn Naga mới
thỉnh cầu với đức
thế tôn: Con đã phát tâm trong sạch
với phật giáo của ngài nếu không có duyên tu, con xin
thỉnh
cầu nếu sau này có người nào xuất gia xin hãy gắn
tên con cho họ trước khi làm lễ xuất gia. Đức thế tôn đồng ý và từ đó những người
chuẩn bị xuất
gia được
gọi là Naga.
Thực
tế, rắn
Naga chỉ có một đầu
mà thôi, nhưng khi che mưa
gió cho đức phật rắn Naga mới
thể hiện thần thông của mình biến thành nhiều đầu để che mưa, chắn gió. Ngoài ra
rắn Naga còn
là biểu tượng
cho oai
lực
vô biên
của
đức Thế
Tôn trong quá trình ngài truyền pháp và độ thế. Rắn
Naga là vật có nhiều
thần thông hành sự theo nghiệp ác, nhưng nhờ oai lực siêu phàm của đức phật thì Naga hoàn toàn được
thiện hóa, từ đó trong tiếng Phạn “Naga” có nghĩa
là hủy bỏ
mọi tôi ác. Ta thấy các mô típ
trang trí hình đầu rắn
Naga rất hung dữ
nhưng bao giờ và ở đâu
cũng
thấy quay đầu
xuống để tỏa vẻ thuần phục trước oai lực của phật giáo. Điều đó còn có nghĩa, phật giáo có những điều đặc biệt trong quá trình độ thế và cảm hóa thế gian, hơn 2500 năm phát triển và tồn tại đã chứng
minh điều đó.
Rắn
Naga là mô típ trang trí
quan trọng và phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Khmer phù hợp với những kiến trúc quanh co, uốn lượn của các công trình phật giáo Khmer. Ngoài
mô típ trang trí, hình ảnh rồng, rắn còn mang một thông điệp về ý nghĩa cơ bản nhất trong phật giáo nam Tông Khmer như: hình tượng rắn
một đầu
là biểu tượng
cho đức toàn giác, nghĩa là trên thế gian chỉ một đức phật duy nhất là đấng
toàn giác và cũng chính điều đó nên người Khmer họ chỉ thờ một vị
Phật Thích ca duy nhất mà không thờ thêm một vị phật hay một vị
thần nào khác; hình tượng rắn
ba đầu là tượng trưng cho tam bảo, gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo; hình tượng rắng
5 đầu tượng
trưng cho năm vị Phật đắc đạo
và sẽ đắc
đạo trong một chu kỳ
hình thành và hủy diệt của trái đất...
Trong các ngôi chùa
Khmer, rắn Naga ngự
trên các mái chùa, các
đầu đao để xua đuổi tà ma và bảo vệ
đạo Phật. Ngoài ra cũng
có hình
tượng
rắn Naga được
chạm trổ bằng xà cừ
uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, trên những chiếc tủ đựng kinh sách, trên
những
chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi
Niết Bàn Tavatimsa (Đâu Suất). Theo quan niệm của người Khmer, mỗi
hình ảnh điêu khắc về rắn Naga có kết cấu,
họa tiết số lượng đầu, cũng có ý nghĩa khác nhau theo
những nội
dung cụ thể mà các
vị trụ trì muốn
làm thông điệp gửi đến phật tử của mình thuận tiện trong viện tu hành
và rèn luyện đạo đức theo giáo lý của đức Phật.
Xuất phát từ
những sử
tích và nhận thức như vừa nêu, hình tượng rắn
Naga đã trở thành một giá trị của
biểu tượng
đầy ý nghĩa,
vừa mang giá trị tinh
thần cao, mang lại sự bình an trong cuộc sống của đồng bào Khmer, vừa có vai
trò như một họa tiết hoa văn được thể hiện trong điêu khắc kiến trúc chùa chiền,
trên các phù điêu đền
tháp, với ý nghĩa được xem là niềm
tin và sự may mắn./.