Ở đời ta đi bất cứ chiếc xe nào mà
có cả lốp và ruột
đều xấu
hay lốp tốt, ruột xấu hoặc ruột tốt lốp xấu, thì chiếc xe ấy không có khả năng
đưa ta đến đích được.
Một khi ruột xe đã xấu
và xì hơi,
thì lốp xe dù có
tốt đến mấy cũng không giúp được
gì cho
ruột
xe và
ngược
lại cũng vậy, nếu ruột xe tốt
mà lốp xe xấu, thì
cái xấu của lốp xe không có
khả năng bảo toàn cho cái tốt
của ruột xe, để giúp cho người
sử dụng xe đạt được mục đích. Và nếu
trường hợp
cả lốp xe và ruột xe đều
xấu, thì chiếc xe ấy không phải là xe
giúp cho người sử dụng đạt đến mục tiêu lâu dài.
Cũng vậy, trong cuộc sống con người, ta đối xử xấu với nhau cả hình
thức lẫn nội dung, thì việc chia tay nhau là
chuyện dễ hiểu, nhưng ta đối xử với nhau mang tính
hình thức, thiếu phẩm chất nội dung, thì trước sau gì ta
cũng chia tay trong niềm
tủi hận, và nếu ta
đối xử với nhau bằng những hình thức xấu, nhưng có những phẩm chất nội dung tốt, thì cũng khó
bảo chứng được tình thân hữu lâu dài, tại
sao? Bởi vì, đời sống con người phần nhiều rơi vào bẫy
hình thức và thường đánh giá sự
tốt xấu của nhau nơi hình thức
và phần nhiều con người sử dụng hình thức để đánh bóng cho nhau,
vì vậy ít ai đủ
kiên nhẫn để nhận ra cái tốt
không có hình thức. Và mỗi khi
hình thức đã bị xem là xấu,
ta khó
chứng
minh để thuyết
phục những người khác về một nội dung tốt đẹp tiềm ẩn ở trong hình thức ấy.
Vì vậy,
hình thức tốt phải được bảo chứng từ một nội dung tốt, nên hình thức ấy là hình
thức có thật và nội
dung tốt thì tự thân của
nó biểu hiện ra mặt
hình thức tốt một cách tự nhiên,
nên nội dung tốt ấy là nội dung có thật. Do đó, người xưa nói: “Cái gì có
thật, cái đó có tác
dụng”.
Một khi cái tốt đã
có thật từ phẩm chất, thì dù nó mang
hình thức nào, nó cũng
biểu hiện được những tính chất ấy của nó.
Mọi hình thức tốt không được bảo chứng bởi nội dung, thì trước sau gì nó cũng
bị xì, như ruột xe nằm
ở trong cái lốp xe tốt
bị xì vậy!
Ta nên nhớ kỹ
rằng, mỗi khi ruột xe đã
bị xì, thì chiếc xe ta đang
sử dụng, dù được đánh bóng đến mấy, cũng chẳng bao giờ đưa
ta tới được mục đích!
Trích: " Khung
Trời Vàng"
Thích Thái Hòa