Vĩnh Hảo
Kẻ lữ
hành đi ngang khu chợ
huyên náo. Lắng nghe trong im lặng.
Âm
thanh ngôn ngữ của con người có khi nhẹ nhàng
tợ hoa rơi (như lời tình tự, hay lời khuyên nhủ ân cần của
một cao nhân); có khi
rổn rảng, bén nhọn như gươm giáo (như khi phỉ báng,
chỉ trích nhau); có khi
rất ồn ào, nhức tai (như khi mời
hàng hoặc khoa trương thành tích,
bằng
cấp, tác phẩm, chức vị...)…
Thực ra chẳng
có gì
đáng
để tranh cãi, khoe
khoang.
Khoe khoang, tranh
cãi chỉ xuất hiện ở những người tự mãn nơi
chỗ thấp, và nơi họp
chợ. Ở đó, mọi thứ đều có vẻ quan
trọng, đáng để bận tâm. Có sự hơn-thua,
thắng-bại, tốt-xấu,
nhiều-ít, hay-dở… ở
nơi ấy.
Nhưng khi một
kẻ đã xuống ở tận cùng hố thẳm,
đã đi hết một đêm hoang vu trên mặt đất, (*) và leo đến chóp đỉnh cao sơn ngút
ngàn, thì mọi thứ tư tưởng, lý tưởng, kiến giải, kiến thức, ngôn ngữ, văn tự, chứng từ… đều chỉ là giẻ rách.
Có
một cái gì thật nhẹ,
thật mỏng, như tơ.
Như mây trắng,
như sương mai trên đầu
lá cỏ.
Từ xa thì như có, đến
gần thì dường như không.
Một cái
gì lồng lộng mênh mang khi tất
cả mọi thứ đều tuyệt dứt.
Ai đó vừa
bước ngang cánh cửa đời huyễn mộng.
Tịch
lặng. Mây trắng bay.
__________________
(*) Một trong những tác phẩm thơ mộng của nhà thơ
Phạm Công Thiện, “Đi cho hết một
đêm hoang vu trên mặt đất.”
Trích báo chánh pháp 16