Và
đức Phật có để lại những lời hướng dẫn nào cụ
thể để giúp chúng ta
hiểu được
những gì Ngài thật sự đã dạy hay không?
Thật
ra, dường như đức Phật cũng đã biết rõ vấn đề
này. Ngay trong thời
Phật còn tại thế, người ta cũng thường giải thích sai lạc lời
dạy của Ngài, vì vô
tình hoặc cố ý. “Này người sai lạc kia, sao ông lại
hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy?” đức Phật nói với Arittha,
khi người này cho rằng
những pháp được Phật gọi là chướng
ngại, thật sự không có gì là
chướng ngại
(M 22), và với Sāti khi người
này cho
rằng
Thức của ta vẫn còn
tồn tại sau khi mất
(M 38). Ngay lúc còn tại
thế, lời dạy của đức Phật vẫn thường bị bóp méo
hoặc làm sai lạc bởi
“Những người nói rằng Như Lai có nói, có thuyết
những điều
mà Như Lai không nói,
không
thuyết” (A 2:3.3)
Vì
vậy mà đức Phật rất cẩn thận và nói
rõ về phương cách nào mà giáo
pháp của Ngài được truyền lại về sau, “Hai pháp đưa đến sự không hỗn loạn (mê mờ) và duy
trì sự có mặt của
diệu pháp: Văn cú được
sắp xếp đúng đắn và ý nghĩa được giải thích chân
chánh”
(A 2:2.10)
Và
Ngài cũng dạy rằng, khi nào chúng
ta nghi
ngờ
không biết một vị thầy có giảng
nghĩa chính xác giáo lý
của Phật hay không, chúng ta
hãy“mỗi chữ, mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem ra so sánh với Kinh, và mang
duyệt xét lại dưới ánh sáng của
sự thực tập.” (D 16:4.8).
Phần
đầu của lời khuyên ấy “Văn cú được sắp xếp đúng đắn” có liên quan
đến tính chất bác học, vấn đề chính xác của lịch
sử, và một sự hiểu biết căn bản. Nhưng phần thứ hai của lời
khuyên có nói về “ý nghĩa được giải thích chân
chánh”
và “mang ra duyệt
xét lại dưới ánh sáng của sự thực tập” là một vấn đề hoàn toàn khác biệt,
nó đòi hỏi đến một sự khéo léo khác
của ta.
Giáo
pháp của Phật, dharma,
là để thực hành. Đó là một tấm bản đồ, tờ thiết kế, chỉ cho ta
cách cải tổ lại thân và tâm
của mình trong giây phút
hiện tại, vì thế mà
chúng ta chỉ có thể
lãnh hội được nó khi nào mình
mang ra
thực
hành. Vì vậy, câu
trả lời hay nhất cho câu hỏi đức
Phật dạy những gì, ta sẽ không
thể nào tìm thấy trong văn tự mà phải
bằng chính kinh nghiệm thực tập.
Phương cách thực
hành như thế nào thì
ta có thể
tìm thấy được sự hướng dẫn ấy trong kinh điển.
Nhưng ý nghĩa giáo
lý của Phật chỉ có thể tìm
thấy được
trong tuệ giác của chánh kiến, và nó sẽ
chỉ có thể biểu hiện ra trong
bây giờ và ở đây, qua ngay sự chuyển
hóa của chính mình mà
thôi.
Như
Phật đã dạy các người
của bộ lạc Kālāmas, “Khi nào tự mình
chứng nghiệm và biết rõ
như sau: ‘Các pháp này là thiện… Các pháp này
nếu được
thực hiện sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc’, thời này các ông, hãy
cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú
trong hạnh phúc!” (A 3:65)
Vì thế cho nên,
phương cách hay nhất để hiểu được giáo lý của
Phật là hãy trở thành
những gì Ngài đã dạy.
Ta
hãy cẩn thận kết cho mình một
chiếc bè, kiên nhẫn chèo đến bờ bên kia, và
trở
thành một người Biết, một bậc giác ngộ.
Andrew Olendzki
Nguyễn
Duy Nhiên dịch