Thi sĩ Quách Tấn
Thơ bà Huyện Thanh Quan còn truyền
lại, bài được phổ
biến sâu rộng
nhất là bài Qua Đèo
Ngang Tức
Cảnh:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế
tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới
núi tiều
vài chú
Lác
đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước
đau lòng con
quốc quốc
Thương
nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân ngoảnh lại trời
non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Các nhà thi học
đều khen là một bài thơ
hay.
Phạm
Quỳnh trong một số Nam Phong ra năm 1917, phê
bình:
“Rằng hay thì thật là hay. Nhưng
hay quá, khéo quá, phần nhân công
nhiều mà về thiên nhiên ít,
quả là một bức
tranh cảnh vậy.”
Trong bài Quốc Văn Diễn Giảng
ngày
2 tháng 3 năm
1939, Tản
Đà tiên sinh
viết:
“Thơ bà Huyện Thanh Quan,
bài Qua Đèo Ngang,
2 câu tam tứ
chúng ta thường
nghe rằng: “Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác
bên sông chợ
mấy nhà.” Mới
đây tôi
được nghe một ông bạn thanh
niên
nói
chuyện từng
trông thấy một bản chữ Nôm thời xưa chữ thứ năm
câu tứ là chữ Rợ
chớ không
phải
Chợ. Tôi hỏi
nữa thời
nói: “Nguyên văn
viết chữ NHÂN ĐỨNG
bên
chữ TRỢ.
Như thế thì RỢ thực
phải, mà RỢ
đối với TIỀU mới cân, chỉnh hơn. Nhân nghĩ
lại từ xưa, tôi riêng chê thơ
bà
Thanh
Quan, văn tả cảnh không được
sát thực lắm. Nay
nghe
câu
chuyện của
ông bạn nói đó, mà tấm lòng đối với
người trước, khinh trọng có đổi thay.”
Đọc
mấy lời của Tản Đà tiên sinh, một
túc nho đã
từng qua lại Đèo Ngang là cụ Ngô Văn Nhượng
ở Diên Khánh Khánh Hòa nói rằng:
“Dọc theo Đèo Ngang, một bên là núi, một bên là biển,
chớ không
có chợ cũng không có sông. Cặp trạng bài Qua Đèo Ngang tôi nghe truyền
là:
Lom khom dưới
núi tiều vài chú
Lác dông rợ
mấy nhà.đác trên
Đứng về mặt
thực cảnh
thì câu: “rợ mấy
nhà” hơn câu
“chợ mấy
nhà”. Câu “trên dông rợ mấy nhà” hơn câu “bên sông rợ
mấy nhà”. Song đứng
về mặt
văn chương, câu nào cũng không ổn đáng. Bởi vì
vài chú tiều mà đảo
trang thành “tiều
vài chú” thì rất xuôi tai còn “mấy
nhà chợ” (ai
lại nói nhà chợ bao giờ) “mấy nhà rợ” (cũng
như mấy nhà Thượng) mà nói “chợ mấy
nhà”, “rợ
mấy nhà” thì nghe thật trái tai.
Huống nữa
đề bài là Qua Đèo
Ngang mà cặp trạng không
có
gì là
Đèo Ngang cả. Những cảnh
vật “tiều lom khom dưới núi” “nhà lác
đác bên sông” hay “rợ lác
đác trên dông”… hễ nơi
nào có nước
có
non thì đều có, chớ có
riêng gì Đèo Ngang. Đã biết
rằng đây là thơ tức
cảnh, chỉ
tả những gì chợt thấy trước mắt
trong
nhất thời, chớ không
phải thơ tả cảnh
hay vịnh
cảnh mà phải
nêu những cảnh đặc biệt và thường tồn
của nơi mình tả mình
vịnh.
Tuy vậy
những gì mình thấy cũng phải mang một
vài nét đặc biệt để khỏi lầm lẫn với những nơi khác. Chớ
ở đây, muốn
nói về con
đèo nào khác thì chúng ta chỉ bỏ tên Đèo
Ngang thay tên con
đèo ấy vào thì “bức tranh cảnh” của ông Phạm Quỳnh
trở thành bức
trướng,
đã thêu sẵn
ở ngoài
phố mua về
điền vào lạc khoản, ngày tháng và tên tuổi
của người
mua, là có
được
một món quà
hỷ hạ hay vật
phúng điếu phổ
thông.
Được
ca tụng
nhất là cặp luận. Ca tụng cái khéo của
sự chơi chữ:
“nhớ nước” đi với
“quốc quốc”, “Thương
nhà”
đi với
“gia gia”. Nhưng vì
quá chú tâm đến cái
khéo mà
không lưu
ý đến
chỗ vụng
là
2 chữ “mỏi miệng”. Nhớ
nước
thì đau lòng là phải chớ
thương
nhà sao lại “mỏi
miệng”. 2 chữ “mỏi
miệng” vốn ngậm chứa ý nghĩa
không tốt.
2 chữ đó
thường
dùng để tỏ lòng bất
mãn vì lời
nói tiếng
kêu của mình không có hiệu
quả, kêu không thấu,
nói không ai nghe. Có gì
đáng bất mãn trong việc
“thương nhà”
đâu mà
phải thốt
ra 2 tiếng “mỏi miệng”.
Hai câu nhớ
nước
thương
nhà không phải là 2 câu
độc sáng. Ý vốn toát nơi bài thơ
chữ Hán của Trần
Danh Án
làm lúc theo vua Chiêu Thống chạy sang Tàu lần thứ
nhất: chúa một nơi, tôi một nơi:
Giá cô tại Giang Nam
Đỗ quyên tại
Giang Bắc
Giá cô minh gia gia
Đỗ quyên minh
quốc
quốc
Vi cầm do hữu
quốc gia thanh
Cô thần
đối thử
tình vô cực.
Nghĩa là:
Giang Nam thì chim đa Giang Bắc thì chim cuốc Chim đa kêu
gia gia
Chim cuốc kêu quốc
quốc
Nghe chim kêu
tiếng Quốc
gia
Lòng cô thần
những xót xa trăm chiều!
Bài thơ của Trần
Danh Án, lời
tự nhiên
bình dị, tình lại
chân thiết,
thật
dễ rung động lòng người
đọc người nghe.
2
câu
của bà Thanh Quan bị
những nét tiểu
xảo không mấy tinh vi làm giảm sức
truyền cảm.
Cho nên
2 câu luận cũng
như
2 câu trạng bài Qua Đèo
Ngang,
không có
gì đáng
khen ngợi
cho lắm.
Thật
đáng tán thưởng là 2 câu chuyển
kết:
Dừng chân ngoãnh lại
trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Cảnh bao la nơi Đèo Ngang và tình lẻ
loi của
người qua đèo, gồm
trọn vẹn
trong
14 chữ
vừa điêu luyện vừa
tự nhiên. Chính nhờ
cặp chuyển kết mà bài Qua Đèo Ngang
được bất
hủ.
Đọc
bài Qua Đèo Ngang, tôi có cảm giác đi lên một
ngọn đồi trơ
trụi, khô khan, khi tới
đỉnh chợt
thấy vọng cảnh rộng rãi tươi xanh, lại
được một
ngọn gió hương phưởng phất.
Nhưng các sách
đã xuất bản
từ trước đến nay đều
chép là
“Dừng chân
ĐỨNG
lại” cho nên câu thơ
đã bị
chế diễu là
“giờ
tý canh ba”.
Nay đã
đưa “châu về hợp
phố” thì câu
thơ đã
không có chữ vô dụng mà ý thơ
lại gia tăng:
“Qua khỏi
đèo, không nỡ
dức tình đi luôn mà phải “dừng chân ngoãnh lại”.