Có lần
tôi tu
tập
tại thành phố Bernares, ở Ấn độ, trong một tu viện nằm
giữa một bên là trạm
xe buýt
và một bên là ga
xe lửa. Ngay giữa một nơi xô bồ
và náo
nhiệt
này, có
một
miếng vườn
rất nhỏ, chưa đến một mét vuông.
Một hôm
tôi ngồi ở ngoài, cạnh bên những mảnh cỏ có vài cây
ấy, tôi chợt nhận thấy trong miếng vườn nhỏ có một
cây bắp cải đang mọc. Và trong giây phút
ấy, bổng dưng tôi có
một kinh nghiệm rất kỳ diệu và sâu sắc. Ngồi đó, chỉ nhìn vào cây
bắp cải ấy, tôi chợt
ý thức được
rất rõ sự đồng nhất của mình với nó!
thấy
rõ được những năng lượng của đất trời đang tụ hội lại với nhau, theo một hình thể đặc biệt, vào một thời
điểm nhất định, với những hình tướng, những màu sắc biến
đổi, cùng phối hợp với nhau, chúng được khởi lên, sanh ra, già
đi, và rồi hư hao, hoại diệt.
Và tôi
cũng ý thức rằng, cái mà tôi gọi
là “cái
ta”
này đây, nó cũng chỉ
là những năng lượng của thiên nhiên họp lại với nhau theo
một hình tướng nào đó, trong một giai đoạn nào đó, và rồi
cũng được
sanh ra, già nua, hư
hao và
hoại
diệt. Tôi thấy rõ là mình
được cấu
tạo nên do bỡi một số yếu tố, và không
có một cái tôi nào
nằm bên ngoài, hay là
phía
sau những phần tử ấy hết. Tất cả chỉ
là một dòng chảy liên tục của năng lượng, của sự sống. Ngồi yên đó, tôi hoàn toàn
trở thành là một với
cây bắp cải.
Thấy rõ
được chính mình
Tôi nhớ trong nhà thiền
có kể câu chuyện, trong một lần thuyết pháp đức Phật chỉ cầm một cành hoa và
đưa lên. Ngài không nói một
lời nào hết, chỉ đưa lên một cành hoa thôi. Và nơi mảnh vườn nhỏ bé này, ngay
lúc đó, tôi hiểu được rằng, chỉ trong một giây phút nhìn sâu
sắc vào một sự kiện, hay một kinh nghiệm, hay một đồ vật, hay một người nào đó, ta sẽ
có thể chứng nghiệm được hết tất cả những quy luật của thiên nhiên, và
chân lý
của
sự sống.
Trong giây
phút ấy, bổng dưng tôi nhìn tất
cả sự vật từ một góc độ
hoàn toàn mới lạ. Tôi thấy rõ rằng
tất cả mọi vật chung quanh
ta, tự nó đều không hề có một thực
thể nào hết. Và ngay chính
chúng
ta cũng không có một
cái tôi
cố
định và bất biến nào mà ta
cần phải tranh đấu để chiến thắng nó. Trên con đường tu tập, không phải chúng ta đối diện với một kẻ thù hung hản là một cái tôi cần phải vượt thắng và loại trừ. Mà thật ra là làm sao
ta thấy rõ được tự tánh của
mọi sự vật, và quan
trọng hơn hết là tự
tánh của chính mình, our true nature.
Cái
thấy
sai lầm mới là nguyên
do
Cũng ví như nếu
ta muốn làm ngã một
cây trong rừng, phương cách hữu hiệu và trực
tiếp nhất là ta hãy
tìm cách bứng nhổ nó lên cho
tận gốc. Gốc rễ của
cây ấy, của những muộn phiền và sợ hãi
trong đời sống hằng ngày của ta, chính là
cái thấy sai lầm của mình.
Chúng ta có thể bước đến, lặt từng chiếc lá một, bẽ
từng nhánh con, rồi chặt từng cành cây, xong rồi
ta bắt đầu lột vỏ cây ra,
chặt đẽo thân cây từng
chút một, để cuối cùng đi xuống
đến rễ. Hay là ta chọn một
phương cách trực tiếp và hữu hiệu
hơn.
Trên con
đường
tu tập, ta chỉ có
một sự đối đầu duy nhất là với cái
thấy sai lầm của chính mình. Một cái thấy sai lầm chính
là gốc rễ của những muộn phiền và bất an trong
cuộc sống của chúng ta. Tất cả mọi nỗ lực của ta là làm
sao để mình có được
một tuệ giác, một cái nhìn sáng
tỏ và rộng lớn hơn. Chúng ta không cần
phải vất vả với từng nhành cây, từng chiếc lá... thật ra ta
chỉ cần nhìn cho rõ
để thấy được tự tánh của mọi vật mà thôi.
Bài
kinh
từ cây cải bắp
Tôi có được một giây phút ấy nơi
miếng vườn
bé nhỏ trong một tu viện ở Benares, giữa một nơi chốn ồn ào và
náo nhiệt. Tôi cũng cảm thấy hơi chút xấu hổ vì một
cây bắp cải “thấp hèn” đã là
một phương tiện trong lúc đó giúp
làm sáng tỏ cái nhìn
của mình… Tôi không tưởng được là có một bài
kinh nào có tựa đề
là Kinh
Cải
Bắp.
Nhưng thì đó, có cây bắp
cải ấy, tầm thường, bình dân, không
màu mè,
không
phô trương... và có tôi
ở đó chợt hiểu và thấy
rõ được sự sống của mình hơn trên con đường tu tập.
Sharon Salzberg
Nguyễn Duy
Nhiên dịch