Tản văn
của Hoàng Công Danh
Người bán kẹo
kéo ấy tên là Thới. Chúng tôi thường gọi là chú
Thới kẹo kéo. Chú chừng ba
mươi tuổi, nhà cực vì
đông con. Chú lại
cao lêu
khêu,
khuôn mặt gầy xương không bao giờ
thấy cười,
mới thoáng qua trông rất sợ. Vì thế trẻ nít đứa nào hay mần nũng đều bị dọa bán cho chú
Thới kẹo kéo, thế là nín ngay.
Nhưng tới lúc biết ăn kẹo
kéo lại rất mến chú Thới. Có khi chú
dừng xe,
bảo đứa nào chạy vào nhà rót
cho chú ca nước chè rồi chú cho
cái kẹo kéo.
Chú Thới đạp chiếc xe ghi đông cũ rét, tróc hết
màu sơn. Trước ghi đông treo một chiếc chuông nhỏ để
rung leo keng báo hiệu. Tiếng chuông của chú khác
với chuông bán cà rem. Đó
là chú
chỉ
rung một tiếng,
rồi rao “kẹo kéo đây”
chứ không rung liên tục. Nghe quen, thành ra
nhiều khi chú không cần
rao, chỉ cần lắc nhẹ cái chuông
là biết ngay.
Phía sau xe chở một cái hộp
ván gỗ đựng hàng bán. Một cục kẹo to màu trắng giống bột lọc, bọc trong túi ni lông
bóng.
Khi nào
có
đứa tới mua thì chú
dùng chiếc khăn bọc lấy bàn tay phải kéo ra một
khúc. Rồi bất ngờ
bẻ giòn khúc kẹo vừa kéo ra,
bọc vào đó một miếng giấy báo.
Chúng tôi thích thú
coi chú
Thới
kéo kẹo, đôi khi không
có tiền mua vẫn xúm
tới nhìn. Bàn tay chú dẻo, vừa kéo vừa
vuốt. Và thú vị hơn
là từ một cục kẹo đường trắng to mà khi kéo ra
lại có đậu lạc rang ở
giữa, giống
như trò xiếc.
Trẻ con rất thích ăn
kẹo kéo, cắn vào miệng
thì ngọt lịm, dẻo dính lại có thêm hạt
đậu lạc giòn béo. Kẹo
kéo phải ăn nhanh
vì để lâu là nó
chảy ướt dính xuống tay, vì thế
mà ngấu nghiến, có bị mắc vào răng vẫn
phải nhai liên tục. Từ việc ăn kẹo
kéo, lại có thêm một
câu thành ngữ, ai nói
chuyện ngọt ngào lại bị gọi là “miệng dẻo như kẹo kéo”.
Ngày đó trẻ
con thường nhặt
vỏ chai, vỏ lon hoặc
cất lông vịt để đổi kẹo kéo. Thế là khỏi cần tiền, chúng tôi vẫn
có quà để
ăn. Có lẽ chính việc làm rất nhỏ đó đã rèn luyện cho trẻ con quê nhà tính
chịu khó, biết chắt chiu dành dụm.
Càng ngày trẻ
con càng có thêm những thứ quà ăn vặt khác, kẹo kéo thưa vắng
hẳn trên đường làng. Chú Thới đã không còn hành
nghề bán kẹo dạo nữa. Cái nghề lang
thang ngoài đường nắng nôi, cực. Nghe nói bây
giờ chú đã mở một ga ra
xe ô tô,
khấm khá lên nhiều. Nghe thế cũng mừng cho chú, nhưng
cũng thấy nhơ nhớ cái dáng cao
gầy và đôi bàn tay kéo
kẹo
dẻo như xiếc.
Bất ngờ sáng nay tôi
lại
nghe tiếng chuông rao kẹo
kéo đây! Tôi cứ nghĩ chắc trẻ con quê mình bữa
nay đã không còn thèm thứ
kẹo ấy nữa. Nhưng từ trong ngõ nhà, hai
đứa em ù chạy ra kêu
o ơi o kẹo kéo ơi! Chị bán
kẹo luống cuống rà chân xuống mặt đường hãm phanh thật
nhanh. Cứ như sợ
để tuột mất một điều gì đó, không hẳn là một
đứa trẻ mua quà, mà
còn hơn thế.
Bài và ảnh: HCD