Minh Thạnh
1) Vài nét về nghệ
thuật
múa
Múa không hẳn thuộc về nghệ thuật sân khấu, còn gọi là kịch
nghệ, vì chỉ có vũ
kịch (có cốt truyện, nhân vật) là có tính
tự sự. Vì vậy,
có thể xếp múa ở ranh giới nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật
âm nhạc. Không có tác phẩm
múa nào
mà
không có âm nhạc (nếu có những
thời gian im lặng thì
đó cũng là một kiểu
im lặng của âm nhạc).
Múa là nghệ thuật biểu lộ chủ yếu là tình cảm
bằng những động tác hình thể. Cơ thể của người diễn viên múa là
phương tiện,
là chất liệu để sáng tạo nghệ thuật. Thể hiện cơ thể của mình qua những động tác, cử chỉ,
kèm với trang phục, trang trí, âm
nhạc, âm thanh, ánh sáng...,
người nghệ
sĩ múa tạo nên những
tác phẩm. Không có nghệ
thuật múa nếu không có cơ thể
của người diễn viên, là chất liệu
sáng tác.
Vì vậy,
trong nghệ thuật múa, cơ thể và sắc đẹp
của diễn viên, cả diễn viên nam lẫn diễn
viên nữ, là hết sức
quan trọng. Nếu không
có vẻ đẹp của cơ thể và khuôn mặt
thì chỉ có một màn
tấu hài tạp kỹ, không có nghệ
thuật múa. Chúng ta thấy
rõ điều này qua vũ kịch Cái chết của con thiên nga, được biểu diễn bằng một diễn viên nam, mập,
xấu, thô kệch. Dù làm đúng những
động tác của vở vũ kịch, không có vở
vũ kịch Cái chết của con thiên nga ở đây, vì không có
chất liệu sáng tác, không
tạo nên cảm xúc, mà thay vào
đó là một tiết mục hề, gây cười!
Do đó,
diễn viên múa được tuyển chọn rất gắt gao, ngay
từ nhỏ, có chế độ
ăn kiêng nghiêm ngặt để giữ hình thể thon thả, không bị béo phì.
Nếu béo phì, tức
là cơ thể không còn đẹp nữa, điều đó có nghĩa
là diễn viên phải giải nghệ, giã từ sân
khấu múa.
Do vẻ
đẹp của cơ thể là lợi thế
sáng tác, nên tất nhiên,
nghệ thuật múa triệt để khai thác lợi thế này. Chúng ta
cứ xem cách phục trang của nghệ sĩ múa ba lê
thì hình dung được vấn đề. Có dùng y phục kín đáo hơn
do yêu cầu của tác phẩm
thì cũng không thể bỏ qua được
vẻ đẹp của cơ thể.
Như thế, sáng tạo nghệ thuật bằng chính cơ thể, dùng một thứ ngôn ngữ cơ thể, múa là một nghệ
thuật dễ đi vào hướng
gợi dục, gợi tình.
Có một
số nhà biên đạo múa, đạo diễn múa cố gắng đưa chất suy tưởng vào múa, nhưng
muốn gì thì cũng phải
đi từ ngôn ngữ cơ thể. Người ta đến với múa là
để xem diễn viên biểu diễn bằng những động tác cơ thể, không phải để nghe nhạc, nghe hát, dù những
thứ này vẫn được sử dụng.
2) Một số câu chuyện về múa trong
Phật giáo
Các tác phẩm kịch, phim... miêu tả
cuộc đời Đức Phật hầu như đều thể hiện sự kiện ma nữ quyến rũ
Đức Phật bằng những điệu múa gợi tình. Uốn éo, lắc
lư, nhún
nhảy, với cơ thể của người nữ, trong truyền thống đạo Phật, là sự mê
hoặc, dục lạc. Điều đó càng rõ nét nếu
diễn viên múa trang phục
không kín đáo.
Có một
cái gì đó
không bình thường khi Đức Phật Tổ, Quan Âm và Ngọc
Hoàng cùng ngồi uống rượu xem múa sau khi
bắt được
Tôn Ngộ Không trong
phim
Tây Du Ký. Đạo diễn muốn bôi nhọ cái
triều đình của thần tiên, cho nó
cái vẻ dung tục của hạ giới (1).
Tuy nhiên, điều kỳ lạ, là nhiều
Phật tử không thấy được điều
rất phản cảm khi trong
điệu múa thể hiện Phật Quan Âm nghìn tay,
nghìn mắt dàn dựng và thu hình
tại Trung Quốc, những diễn viên thể hiện hình tượng Phật bà Quan
Âm, trang phục bó sát
người, hở lưng, hở bụng, hở vai... Nếu không được giới thiệu trước và không có những
động tác mô phỏng các bức tượng
Quan Âm
Thiên
thủ Thiên nhãn, thì nhìn
vào chỉ riêng cơ thể
người diễn
viên với trang phục như thế, khán giả khó có thể
nghĩ đó là Quan Âm!
3) Đã có biểu
hiện xu hướng múa du nhập ngày càng sâu đậm
vào ca nhạc Phật giáo
Hầu như,
chương trình văn nghệ Phật giáo nào bây giờ
cũng có múa.
Múa do những nhóm diễn viên múa nghiệp
dư Phật tử và cả
những nhóm nghệ thuật múa chuyên
nghiệp
(các vũ đoàn). Các tiết mục múa trong văn
nghệ Phật giáo tất nhiên phải có chùa, có
Phật, có lễ nhạc, thậm chí tụng niệm, nhưng tất nhiên nó không
thể tách rời khỏi đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa: ngôn ngữ hình thể, từ những màn múa minh
họa
đến những vở múa hoàn
chỉnh...
Ở
đây, người viết không nhằm vào một trường hợp, một chương trình, một đơn vị cụ thể nào. Hơn nữa,
múa thâm nhập đều với các chương
trình văn nghệ Phật giáo, hầu như đều khắp mọi nơi.
Chúng tôi xin dừng lại ở đây để bạn đọc suy nghĩ và có
ý kiến phát biểu về vấn đề có nên đưa
múa vào
văn
nghệ Phật giáo, nếu đưa thì đưa đến mức độ nào, có cần
một mức độ giới hạn nào đó
chăng, tu sĩ Phật giáo xem múa
thì có
vấn
đề gì chăng?
Riêng chúng tôi, đều dễ nhận thấy văn nghệ Phật giáo mà không
có múa
thì
có phần tẻ nhạt, nhưng nhiều màn múa có
vẻ quá đà...