Ts. Huệ
Dân
游悬空寺 Du
Huyền Không Tự
百丈山崖寺中悬, Bách trượng sơn nhai tự trung huyền,
弘传大法难得闲;
Hoằng truyền Đại Pháp
nan đắc nhàn;
今生重游古崖寺, Kim
sinh trùng du cổ nhai tự,
他日法正万寺传。 Tha nhật Pháp Chính vạn
tự truyền.
Trích trong Hồng
Ngâm (洪吟) của Tác giả: Lý Hồng Chí (李洪志 著).
Hoằng dương Phật
pháp (弘揚佛法)
hay Hoằng Pháp là những chữ chúng ta thường hay nghe trong những buổi thuyết
pháp của quý thầy cô mỗi khi đến chùa. Hoằng,
dương, Phật, pháp (弘揚佛法)
mỗi chữ có nhiều dạng định nghĩa tùy theo cách dùng của chúng trong các tự điễn
Hán Việt đã có ghi, nhưng ý chung của cụm từ Hoằng dương Phật pháp (弘揚佛法)
thường được hiểu như: Một cách mở rộng ra để phô bày ra hay truyền bá những lời
dạy hay giáo lý của đức Phật.
Những lời của đức
Phật dạy trong tiếng Phạn gọi là
Dharma, viết theo mẩu chữ devanāgarī: धर्म,
Pali: Dhamma,
Việt dịch là Pháp.
Chữ Pháp dùng trong nhà Phật có thể hiểu như là: Nguyên lý của vạn vật trong một
ý nghĩa rộng và chữ " Pháp" trong Phật học rất khó để mà giải thích một cách đầy
đủ ý nghĩa.
Đức Phật nói: "Ta
đã thấu được pháp thâm diệu khó nhận, khó hiểu, vắng lặng, tuyệt vời, không biện
giải gì được. Nó cũng tinh tế chỉ có bậc Thánh nhân mới hiểu được". Đây cũng là
một ngụ ý nói lên chữ Pháp trong Phật giáo cũng không phải là một đơn giản, dễ
nắm bắt đối tượng.
Chữ Pháp (धर्म
dharma) trong tiếng Phạn là một từ đa nghĩa, nhưng dùng trong Phật học theo ý
nghĩa "Phật pháp" , thì có thể tóm tắt lại qua câu của Ngài hay nói : "Nầy chư
Tỳ kheo, bây giờ cũng như trước đây, Như Lai chỉ dạy về Khổ và Con đường Diệt
khổ".
Ngày xưa sau khi
thành đạo, Đức Phật đã không ngừng miệt mài bình đẳng hóa giáo pháp của mình cho
mọi người. Ngài đã đi từ làng này sang làng kia cho đến phố nọ để giúp cho con
người trong từng giai cấp khác nhau nhận thấy chỉ có một điều cần nên biết trong
cuộc sống, đó là "Khổ và con đường Diệt khổ". Đức Phật nói con người do cái khổ triền miên kết tập từ
lâu đời nên phải chịu trong vòng luân hồi, sanh tử. Quan sát cái khổ và nguyên
nhân phát sinh ra khổ để tận diệt thì những mầm mống khổ, những ý niệm sai lầm
cũng tiêu tan, tức là ta đã tìm cách diệt được nguyên nhân của khổ. Một khi cái
khổ không còn thì con đường đạo sẽ rộng mở thênh thang, để chúng ta ung dung tự
tại đi tới cứu cánh của đạo giải thoát. Như vậy Khổ là gì ? Trong Tứ diệu đế của
Ngài đư ợc tóm lược như sau:
Khổ đế (Phạn ngữ : duḥkhāryasatya, Pali: Dukkhaṁ Ariyasaccaṁ,
Hán Việt:苦諦, Anh: The Noble Truth of Suffering, Pháp: La vérité de la souffrance ), là chân lý về sự Khổ: Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn
tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều
mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm
nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (Phạn ngữ : pañcaskandha, Pali : pañcakhandha), là các điều kiện tạo nên cái ta,
đều là khổ.
Tập đế (Phạn ngữ : samudayāryasatya, Pali: Dukkhasamudayaṁ Ariyasaccaṁ , Hán
Việt:
集苦 諦, Anh: The Noble Truth of the Arising of Suffering, Pháp: La vérité de l'origine de la souffrance ), là chân lý về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân
của khổ là sự ham muốn, Ái (Phạn ngữ: tṛṣṇā,
Pali: taṇhā), tìm sự
thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. Các loại
ham muốn này là gốc của Luân hồi (Phạn ngữ, Pali :
saṃsāra).
Diệt đế (Phạn ngữ: duḥkhanirodhāryasatya Pali: Dukkhanirodhaṁ Ariyasaccaṁ , Hán Việt: 滅苦諦, Anh: The Noble Truth of the Cessation of Suffering, Pháp: La vérité de la cessation de la souffrance), là chân lý về diệt
khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
Đạo đế (Phạn ngữ : duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, Pali: Dukkhanirodhagāmanī Paṭipadā Ariyasaccaṁ,
Hán Việt: 道諦, Anh: The Noble Truth of the
Practice Leading to the Cessation of Suffering, Pháp: La vérité du
chemin menant à la fin de la souffrance ), là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ :
Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường Bát Chánh Đạo.
Tứ diệu đế, Hán Việt: 四妙諦, Phạn: catvāry āryasatyāni,
Pali: cattāri ariya-saccāni, Anh: The
Four Noble Truths, Pháp: Les quatre nobles
vérités.
Bát Chánh Đạo là một lối giữ thăng bằng, không có những cực đoan của sự hành
hạ xác thân hoặc nô lệ dục lạc, tham vọng, còn được gọi là Trung Đạo. Đây là con
đường duy nhất để giác ngộ giải thoát và do chính Đức Phật đã giảng trong bài
pháp đầu tiên tại vườn nai sau ngày thành đạo.
Bát Chánh Đạo, Hán Việt viết : 八正道, Phạn ngữ theo mẩu latinh hóa: aṣṭāṅgika-mārga, Pali:
aṭṭhāṅgika-magga,
Anh: The
Noble Eightfold Path, Pháp: Le noble sentier
octuple và nó một con đường bao gồm 8 yếu tố chánh và chia thành 3 nhóm
học để diệt trừ phiền não như sau:
Chính kiến (Pali: sammā-diṭṭhi, Phạn:
samyag-dṛṣṭi, Hán Việt: 正見, Anh: right view, Pháp: vision juste ou compréhension juste ): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lý
vô ngã.
Chính tư duy (Pali: sammā-saṅkappa, Phạn:
samyak-saṃkalpa, Hán Việt: 正思唯, Anh: right thought, Pháp:
pensée juste ou discernement juste ): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng
đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm.
Chính ngữ (Pali: sammā-vācā, Phạn: samyag-vāk,
Hán Việt: 正語,
Anh:
right speech, Pháp: parole juste):
Không nói dối hay không nói phù phiếm.
Chính nghiệp (Pali:sammā-kammanta,
Phạn: samyak-karmānta, Hán Việt:
正業, Anh: right action, Pháp: action juste) : Tránh phạm giới luật.
Chính mệnh (Pali:
sammā-ājīva, Phạn: samyag-ājīva, Hán
Việt:
正命, Anh: right livelihood, Pháp: moyens d'existence justes ou profession juste): Tránh các nghề
nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ
khí, buôn thuốc phiện.
Chính tinh tiến (Pali: sammā-vāyāma, Phạn: samyag-vyāyāma,
Hán Việt: 正精進, Anh: right effort, Pháp: effort ou persévérance juste): Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ
nghiệp xấu.
Chính niệm (Pali:
sammā-sati, Phạn: samyag-smṛti, Hán
Việt:
正念, Anh: right mindfulness, Pháp: attention juste, pleine conscience ou prise de conscience juste):
Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý.
Chính định (Pali: sammā-samādhi, Phạn: samyak-samādhi,
Hán Việt: 正定, Anh: right concentration, Pháp: concentration, établissement de l'être dans l'éveil) : Tập trung
tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (Phạn: arūpa-samādhi).
Tam học, là 3 nhóm tu học: Giới
(Phạn: śīla, Pali:
sīla, Anh:
ethical conduct, Pháp:
la moralité, la discipline, l'éthique), gồm có Chánh ngữ, Chánh nghiệp,
Chánh mạng. | Định (Phạn: samādhi, dhyāna,
Pali: samādhi, jhāna, Anh:
concentration, Pháp: la discipline mentale, la
concentration ou la méditation), gồm có Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh
định. | Huệ (Phạn: prajñā, Pali: paññā, Anh: wisdom,
Pháp:
la grande sagesse parfaite), gồm có Chánh kiến, Chánh tư duy.
Đức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính
mình giải thoát lấy mình, mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh
thần nào, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài.
Đức Phật đã từng dạy rằng: “Giáo pháp của Như Lai được giảng rõ ràng, để
thực chứng với kết quả hiện tiền, vượt thời gian, mời mọi người đến xem, đưa đến
giải thoát, được trí thông hiểu, tự mỗi người phải thực hiện cho chính mình”.
Ngài không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng cho người nghe tìm
ra một giá trị tinh thần mới, một con đường hướng dẫn để thực hành, tu tập thanh
lọc tâm ý, mà thấy được lợi ích qua kinh nghiệm thực tế của chính bản thân trong
đời sống hằng ngày.
Ðức Phật đã dạy 10 cơ sở của đức tin chân chánh thông dụng cho tất cả mọi
người được biết như sau :
1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên
truyền.
4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh
điển.
5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư
của mình tuyên thuyết.
Con đường vượt thoát mọi phiền muộn, sầu não và khổ đau, đem lại an vui,
hạnh phúc cho chính mình cũng như cho ngư ời đã có rồi, không cần phải tìm thêm
ở đâu chi nữa cho mất thời gian. Chỉ cần hiểu và thực hành theo tám chữ: Chánh
Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh
Niệm và Chánh Định như lời Đức Phật đã dạy một cách nghiêm túc trong từng khoảnh
khắc của cuộc sống hiện thực mỗi ngày, thì mọi hoạt động tâm trí, tình cảm và hành động của con người sẽ luôn sống trong ánh sáng từ bi và trí tuệ
của Đức Phật.
Đem đạo vào đời tức là hoằng pháp