Già
không
phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát
triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già
thường mắc
nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh
dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh
rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.
- Triệu chứng
ít khi
điển
hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên
khó chuẩn đoán, dễ sai lạc nếu
ít kinh
nghiệm.
- Khả năng
phục hồi sức khỏe sau các trận
ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian
an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm
tốc độ lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con
người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng
bằng với nhau từ trên
xuống dưới,
từ dưới lên trên, từ
trong ra ngoài, từ ngoài vào trong
theo một
quy luật nhất định, để duy trì sự sống
của con người
được bền
vững dài lâu. Vì thế
muốn giảm tốc độ lão hóa cần
phải:
Về tư tưởng luôn luôn lạc
quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh
hưởng đến
bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn,
giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội
và gia
đình,
có triết lý sống đúng;
phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành
động sao cho khoa học
văn minh để
loại trừ 7 nguyên nhân gây
bệnh của Đông y là : hỷ,
nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến
thức, phải có hiểu biết
để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn
qua báo chí, đài phát thanh,
truyền hình để làm chủ được mình và giáo
dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực
dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện
tập đều đặn về trí tuệ và
thể lực như đọc sách báo, nghe
đài, xem TV... đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ,
tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v... phù
hợp với hoàn cảnh và sức khỏe
từng người.
Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá
sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng
giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa
trí óc và
chân tay, giữa trong nhà và ngoài
trời, giữa lười và chăm, v.v... cũng rất
quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên
nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế
thịt nhất là mỡ, ăn
nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương,
giữ người không béo và
cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau
quả và các thứ khác,
không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu
tương, vừng
lạc, tôm cua, ốc hến...
Cần có môi trường
sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống
100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn
ở thành phố thì rất ít
và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường
sống đang bị tàn phá
nghiêm trọng đó là tự
hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng,
chất thải, phân hóa học,
thuốc trừ sâu...) đã làm mất đi
cảnh thanh bình của thiên nhiên,
cũng
là điều nên hết sức
tránh.
Kiên trì áp dụng
10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương
quốc của tuổi thọ” vì có tuổi
thọ cao nhất thế giới hiện nay.
10 bài học
đó là:
- Bớt ăn thịt,
ăn nhiều rau.
- Bớt ăn mặn,
ăn nhiều chất chua.
- Bớt ăn đường,
ăn nhiều hoa quả.
- Bớt ăn chất
bột, ăn nhiều sữa.
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần.
- Bớt đi xe,
năng đi bộ.
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn.
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn.
- Bớt nói, làm nhiều
hơn.
-
Bớt
ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
Những bài học
trên có
tác
dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch,
ung thư dạ dày, viêm
gan...
Biết cách sống, ta có thể
làm chậm được quá trình lão hóa,
kéo dài
được
tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học
trong con người chúng ta chạy
chậm lại, ta cũng có
thể giữ bộ máy cực
kỳ tinh vi của ta
được bền
vững lâu dài hơn.
BM
Nguồn: PSN