Minh Thạnh
Mới
đây, tôi có dịp vào
thăm một cháu bé điều
trị ở một
bệnh viện chuyên khoa lớn
tại TPHCM. Điều
ngạc nhiên là trên những
chiếc tủ nhỏ đầu giường bệnh, đều có đặt theo
chiều đứng
một quyển sách, bọc bìa nhựa đã cũ, do có nhiều người xem.
Cầm
lên, thì ra đó là
một quyển sách tôn giáo.
Nhưng
không phải là sách Phật
giáo, mà là sách của
một tôn giáo khác.
Những
chiếc tủ đầu giường bệnh khác đều có đặt những quyển sách của tôn giáo
khác đó, nhưng dường như có quyển
khác với tựa sách mà tôi đang
cầm.
Phải
nói, đây là một cách
truyền đạo
khéo léo, tế nhị và chắc chắn
có hiệu quả!
Khi
có bệnh, phải tìm đến bệnh viện, thì đó là lúc
cả bệnh nhân lẫn người nhà bệnh nhân có nhu cầu
cao nhất đối với niềm tin tôn giáo. Chắc
chắn, điều
họ cầu mong là được
phù hộ tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Một quyển sách
tôn giáo đặt trước mặt họ quả là một
chiếc phao cứu sinh trong hoàn cảnh
bệnh tật bi kịch.
Bên
cạnh đó, thời gian nằm bệnh viện là thời
gian nhàn rỗi, cả đối với bệnh nhân lẫn người nuôi bệnh.
Do đó, hoàn cảnh này rất thuận lợi cho việc
đọc sách. Nay có sách để sẵn trước mặt, lại là sách
phù hợp với yêu cầu
trong hoàn cảnh bệnh tật, thì khả năng bệnh nhân và người nuôi bệnh đọc quyển sách tôn giáo
được đặt
sẵn bên giường là rất cao.
Người
có thể đặt những quyển sách tôn giáo như
vậy bên cạnh giường bệnh nhân chỉ có thể
là nhân
viên
bệnh viện.
Sau khi
quyển
sách tôn giáo đặt sẵn đã được bệnh nhân và người
nhà nuôi bệnh đọc, tất yếu sẽ có những
hoạt động tiếp theo,
mà có thể
là đi đến trường hợp… một vị “Chân tu cải đạo”
như trong năm rồi.
Tôi
nghĩ là việc đặt sẵn sách tôn giáo bên
giường bệnh
nhân như vậy không phải chỉ có ở bệnh viện mà tôi
vừa đến.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng
cũng có thể ở một bệnh viện nào đó các
bác sĩ, điều dưỡng,
hộ lý… nhân viên bệnh
viện là Phật tử, cũng đã đặt những quyển sách Phật giáo bên giường bệnh để trợ giúp tinh thần người bệnh cũng như thân nhân của
họ.
Mong
rằng
, điều này
trở nên phổ biến đối với kinh sách của
đạo Phật ta. Đây là
một hình thức bố thí pháp, đem
lại nhiều công đức cho người bố thí, cũng
như lợi lạc, an ủi cho người được nhận pháp thí, đặc
biệt là trong hoàn cảnh
ốm đau, bệnh tật nặng nề, phải nằm lại bệnh viện điều trị dài ngày.