Phim trường thiên nhiên Việt Nam
phim truong
Thiên mệnh anh
hùng khiến giới
làm phim và khán giả
có niềm tin về một “phim trường thiên nhiên”
của
VN có thể giúp bất kỳ bộ phim cùng thể
loại nào thành công.
Một trong những
yếu tố đem lại thành công lớn
cho Thiên mệnh anh hùng chính là những khung hình đẹp
từ cảnh sắc thiên nhiên đến công trình kiến
trúc hoành tráng. Có thể
nói, hiếm có bộ phim
nào đem lại sự choáng ngợp cho khán giả
ngay từ cảnh quay đầu tiên như Thiên
mệnh anh hùng, để rồi người xem không khỏi
trầm trồ và nhận ra
điện ảnh nước nhà có những “trường quay” thiên nhiên đẹp mê hồn đến
thế.
Đây là một bộ phim rất
công phu với những cảnh hành động đẹp mắt, những hình ảnh được trau chuốt tỉ mỉ và những
tông màu được sử dụng có chủ
ý. Đoàn làm phim đã có
những cảnh quay
mạo hiểm, táo bạo trong
rất nhiều thời điểm có thời tiết
khác nhau. Chẳng mấy khó khăn để
nhận ra hàng loạt những cái tên ấn tượng
trên bản đồ du lịch Việt Nam trong những bối cảnh phim như khu du lịch Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cố Viên Lầu, Thái Vi, đền Trần, chùa Bái Đính và
một số khu vực phụ
cận (Ninh Bình); phủ Thành Chương, khu di tích
Cổ Loa, đền
An Dương Vương
(cảnh quay chùa Kỳ Lân), chùa Trầm, vườn quốc gia Ba Vì
(Hà Nội); đền Đô, chùa Bồ Đề,
chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và khu
đất trống
ở Tân Thạnh Tây (H.Củ Chi, TP.HCM)… Với góc quay rộng, xử lý ánh sáng
tinh tế trong từng cú lia máy
đã làm cho những địa danh, núi non quen
thuộc
trở nên lung linh, kỳ vĩ.
Phim trường thiên nhiên
phía
Bắc được
tận dụng hiệu quả trong phim - Ảnh: Megastar cung cấp
|
Để tìm kiếm
được những
cảnh quay đó, đạo diễn hình ảnh Nguyễn K’Linh cho biết: “Ngay từ lúc
kịch bản thành hình,
chúng
tôi đã có dự định
sẽ quay ở khu vực nào, tuy nhiên khi
đi chọn cảnh khoảng 50% bối cảnh phải tìm lại từ đầu vì không còn
nguyên
trạng. Khó khăn lớn nhất khi quay phim cổ trang
ở Việt Nam là
ở đâu cũng có dây điện
và các
đường
làng đều đổ bê tông hay tráng nhựa. Tất cả các con đường trong phim đều được đổ
đất để
che nền đường nhựa và ở phần hậu kỳ thì gần như
95% ngoại cảnh phải xóa dây điện”. Được biết, đạo
diễn Victor Vũ và ê kíp quay
phim
cũng đã phải đi lại TP.HCM - Hà Nội rất nhiều lần để chọn cảnh trong khoảng 2 tháng.
Những cảnh
quay được chọn
lựa kỹ lưỡng đã mang đến những khuôn hình tuyệt đẹp về bối cảnh làng quê VN với
những góc quay đẹp như tranh để làm nền cho
những đại cảnh đấu kiếm, đấu dao gay cấn. Các
ngôi chùa cổ kính, hậu cung, cung điện tráng lệ hay những ngôi làng nhỏ đơn sơ và những dòng suối, thác ghềnh trắng xóa... thấm đẫm chất Việt, tuyệt nhiên không thấy thấp thoáng bóng dáng phim
ngoại nào như nhiều người e ngại trước đó. Đáng nói là dù
có tạo cảm giác thuần Việt, bộ phim vẫn
giữ được
tính hoành tráng cần có.
Phan Cao Tùng
Theo
TNO