Đường về quê hương

duong ve que huong

Tác giả: Thái Kim Lan

Con đường ấy đòi hỏi nhiều trí tuệ, lòng can đảm, độ lượng, thiện ý, tự nguyện nhất vị tha...bởi lẽ đường càng xa, tổ quốc càng mờai hoài công ai nhớ ai thương.

một chữ "quê hương" viết nhỏ, ở đó trái thơm vừa chín trong vườn, chuối xanh mát hiên sau, con ve hát hoài trong lùm nhãn đơm bông, bánh nậm thơm trong nồi hấp, con bống kho khô đậm đà ý mẹ trong buổi cơm chiều, tiếng chuông triêu mộ thinh không đếm thời gian từ thuở nằm nôi.. con đường tìm về đơn giản , dễ dàng, thẳng tắp, không đắn đo, hồn nhiên như hơi thở...

một chữ "quê hương" viết lớn, đó núi sông, đất nước, lịch sử, ngôn ngữ, con người, truyền thống, thị thành làng mạc, chùa chiền gia tộc... trong chiều dài lịch sử dựng nước... mang một chữ rất lớn: Tổ quốc... con đường tìm về không đơn giản, lắm khi cam go với vàn trở ngại...Trở ngại đường xa trở ngại tâm hồn, trong đó chứa chất nhiều định kiến, kiến, ý thức hệ, thế lực, ngay cả sự trì trệ thể xácmột vùng đất lạ, điều kiện hiện sinh giới hạn cầm , đã nhiều khi làm tắt lối về, làm cho con người lắm khi ghét nhau một khái niệm trừu tượng hơn thương nhau đã tắm cùng một giòng sông, chia nhau cùng một mùa nước , đùm bọc nhau trong lửa đạn...Con đường ấy đòi hỏi nhiều trí tuệ, lòng can đảm, độ lượng, thiện ý, tự nguyện nhất vị tha...bởi lẽ đường càng xa, tổ quốc càng mờ...ai hoài công ai nhớ ai thương.

Cho người đi xa, hình như con bống, "nỗi dưa ", - để dùng một chữ cũa Minh - hay rặng núi bao quanh của Hoelderlin hay giọt trăng rớt trên đầu giường của Bạch, làm trái tim rung động dễ dàng hơn hai chữ đất nước- tổ quốc. Nhưng cho người đi xa, ý thức về tổ quốc lắm khi lại còn gần hơn người đangtrong quê hương, bởi khái niệm giới hạn giữa ta người, cho biết ta khác với người, cho nên hai chữ quê hương tổ quốc lại đầy ắp trong ý thức người lênh đênh viễn xứ - thể nằm trong thức thường nhật, nhưng trỗi dậy bất ngờ khi va chạm mặt mũi giữa người ta... thể cho ta niềm tự hào hay tủi nhục...

Người đi xa, ý thức về tổ quốc lắm khi lại còn gần hơn người đangtrong quê hương

Cả hai con đường về quê hương không thể thiếu nơi mỗi con người xa quê, chúng thể trở nên hoang dại hay mất dấu với khoảng cách không gian thời gian, chúng cần được nuôi dưỡng bằng sự vun xới, dọn cỏ hoang, trồng cây gây bóng mát, đừng để ham muốn vật chất, thế lực làm lở lói, xoi mòn thành hố sâu, chúng phải được nuôi dưỡng bằng ước hi vọng quê hương đất nước cụ thể, hiện tại sừng sữngbên kia bờ thái bình dương đang lên tiếng, đang vẫy tay...

Ước cho đất nước no ấm thanh bình, cho chị bán hàng rong thôi nhọc nhằn, cho em đến trường học hành dầy đủ, ước mẹ già người thương, ước các gái được mộng lành... Những điều xem ra như tầm thường, nhưng phải cần được nhắc lại để đừng quên, để dụng tâm cố gắng thực hiện. Công nghệ, kỹ nghệ, khoa học, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, cũng chỉ cho hạnh phúc của mỗi người trên quê hương, một quê hương toàn vẹn trong hoà bình, vắng bóng ngoại nhân chà đạp quê hương.

Nơi quê hương ấy, hình ảnh con người an lạc, thành tâm, đạo hạnh mới đáng nhớ, đáng ước   Nhớ để ý chí thực hiện đóng góp thêm bền niềm hi vọng mới nền xây.

Theo tuanvietnam.net

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle
Các bài viết khác