Tác giả:
Kim Yến
Chưa bao giờ phát triển
sạch và bền vững lại trở thành nóng bỏng như hiện nay. Sự nhiễm bẩn từ kinh tế
đang lan rộng sang đời sống văn hóa, nhân văn như những vết dầu loang. Phải làm
gì để cứu vãn tình hình, xoay chuyển đường hướng phát triển?
GDP bẩn
Khi đưa ra tiêu chí "sạch" chính là lúc
chúng ta cảm nhận rõ nhất về sự bẩn đang hiện hữu.Sự không sạch như
một vòi bạch tuộc quấn chặt mọi khía canh khác nhau của đời sống tạo thành
một mớ bòng bong rối ren.
Cách đây 20 năm,khi bước vào trường đại học,không
ai đặt vấn đề sạch,bẩn trong giáo dục.Giờ chỉ lật tờ báo ra đã thấy cướp,giết ,hiếp...sụ
bẩn đã không còn là vấn đề cuả từng lĩnh vực riêng biệt. Giám đốc nghiên cứu
chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright,TS Vũ Thành Tự Anh phân tích :"Về kinh
tế ,Việt Nam trong mấy năm trở lại đây,tăng trưởng kinh tế được nhắc đến nhiều
nhất ,như một mỹ từ.nhưng lạm phát ngày càng tăng cao,bất ổn kinh tế vĩ mô,các
khoản đầu tư công vô cùng lớn nhưng hiệu quả kém ,cái gì cũng thâm hụt...tăng
trưởng kinh tế như vậy được gọi là GDP bẩn.Đường cao tốc nối TP>HCM với các tỉnh
ban đầu dự kiến là 4.000 tỉ đồng,sau điều chỉnh lên 6.000 tỉ đồng,cuối cùng
quyết toán là 10.000 tỉ đồng,tăng gần 100%.con số chênh lệch gần 100% này sẽ
được quy vào tăng trưởng,đó là tăng trưởng bẩn,vì nó đi cùng với tham nhũng,với
những khoản chi tiêu không xác đáng .Về môi trường kinh doanh,riêng FDI,trong
giai đoạn rất dài một tỉ lệ lớn các nhà đầu tư khi vào Việt nam đã né được tiêu
chuẩn môi trường vố dễ dái hơn nhiều so với các nước khác ,đất lại rẻ,tiêu dung
năng lượng thả ga... Tất cả những kẽ hở này đều do chính sách cả.Nhà nước lamg
gì hay khong cũng là một chính sách.chính sách không chỉ là cái đề ra,mà còn là
những điều đáng lý phải làm,lại không làm.Thế hệ sắp tới sẽ phải chịu gánh nơ
nần,ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên mà thế hệ này đang gây ra.Đó là
tăng trưởng rất bẩn,gây hệ quả tai hại cho môi trường sống và môi trường xã
hội,đư tham nhũng lên ngôi.Chúng ta không thể tăng trưởng bằng vay nợ và khai
thác tai nguyên.Vinashin la một bằng chúng cụ thể, khi rủi ro phân tán toàn hệ
thống còn xoay xở được,nhưng khi đổ vỡ ở diện rộng thì không thể tồn tại được".
Sạch và bẩn là lựa chọn sống còn từ nhà
nước đến từng người dân,từ doanh nghiệp cho đến chính quyền địa phương... dây là bài
học lớn mà Trung Quốc đã từng gánh chịu năm 2006,họ đã nhận ra sai lầm đó
,nhưng thủ đo Bắc Kinh bây giờ ban ngày cũng không thể nhìn thấy ánh mặt
trời do ô nhiểm quá nặng bởi khói công nghiệp.Thâm quyến môi trương cũng bị suy
giảm khủng khiếp ,tất cả đang trở thành sức ép đòi Trung Quốc phải tính tới GDP
sạch .Ông Vũ Thành Tự Anh khuyến cáo :" Tôi tin rằng nếu công bố GDP ,trừ chi
phí môi trường ,chúng ta chỉ có âm,chứ không thể có dương .Chính phủ có nhìn
thấy điều đó không?Hay nhìn thấy mà không giải quyết?"
Kinh tế thì lúc trồi lúc sụt,sai lầm có thể sửa
được,nhưng lương tâm xã hội và bản thân từng con người mà bị nhiễm bẩn thì rất
khó sửa.nhìn vào đời sống nhân sinh ,lo lắng nhất của những thành viên
trong tọa đàm là sự lạnh giá của lương tâm con người, người lương thiện muốn
sống tốt sẽ bị cô độc ,bị gạt ra khỏi hệ thống ,không thể yên than được...Trao
đổi về hiện tượng máy ngày gần đây cộng đồng cư dân mạng đang xôn xao về vụ một
em bé hai tuổi bị vứt bên vệ đường mà không ai tới cứu .con người đang trở nên
vô cảm trước nỗi đau của người khác .Bản than mỗi người cũng đang bị ô nhiễm
nặng nề ,trở nên trơ lì ,chai sạn ,đó mới là nguy cơ ,hiểm họa lớn nhất ..
Ông Lê Minh Quang ,tổng giám đốc công ty Bachy
Soletanche Việt Nam ,nhấn mạnh:"Ý thức về sự sạch và bẩn không phải ngẫu nhiên
xuất hiện ,đó là nhu cầu biện chứng của xã hội và cuộc sống .Nhìn vào hiện
thực,tôi thấy nhiều mảng sáng ,tói đan xen.Cách đây mười năm,nếu ăn rau chúng ta
chỉ quan tâm rau ngon,í tai để ý đến rau sạch.Đi hội chợ ,thấy người ta
mua máy lạnh tiết kiệm năng lượng ,bộ lọc không khí rất nhiều .Điều đó chứng tỏ
nhu cầu cuộc sống về chuyện xanh ,sạch ngày càng lớn .Nhưng ngược lại ,con
người ngày càng bị đồng tiền dẫn dắt .Một số người cho rằng khi mức sống của xã
hội được nâng cao những giá trị đạo đức sẽ đần được phục hồi.nhưng tôi không tin
như vậy .Một bộ phận xã hội hiện nay đang sở hữu rất nhiều tiền ,nhưng với
họ,tiền vẫn là quan trọng nhất .Người ta ham muốn tiền bạc không phải vì thiếu
nó ,mà chỉ muốn được nhiều hơn,bằng mọi giá.Sinh viên nào ra trường cũng chỉ
muốn về chỗ nào trả lương cao,í tai quan tâm đến chuyện phát triển nghề
nghiệp.Còn rất ít những sinh viên thể hiên ý chí vươn lên không lệ thuộc vào
đồng tiền.Định nghĩa về chuyện sạch trong đào tạo nhân tài,đến bao giờ người
thực tài mới được đặt vào đúng vị trí của mình? Về kinh tế ,đến bao giờ doanh
nghiệp mới chịu làm ăn ngay ngắn ,không hối lộ,không xả chất thải ra ngoài,không
tàn phá môi trường...?
Phải trở lại triết lý về một nền giáo duc
khai minh
Vậy điều gì đã dẫn đến hệ quả đó?TS Nguyễn
Thị Từ Huy Cho rằng tất cả bắt nguồn từ giáo dục:"Một hệ thống giáo dục không
tôn trọng sự tự do,sáng tao,cá nhân...sẽ dẫn tới hệ quả hôm nay.Học
sinh chỉ biết trả bai,chỉ biết làm thế nào để vượt qua môn đó ,biến các em
trở thành những con cừu.chúng ta đổ hàng trăm triệu USD để xây dựng một đại học
tiên tiến ,nhưng đừng có mơ!Với triết lý giáo dục này không biết đến bao
giờ mới có một đại học mang đẳng cấp quốc tế.Những học sinh giỏi không muốn thi
vào ngành khoa học xã hội (KHXH) nữa.vì họ không nhìn thấy tương lai,cơ hội công
việc rất ít.Khả năng tiêu cực trong tuyển dung cao hơn rất nhiều so với các
ngành khác.Với sinh viên các ngành KHXH ,công việc không đảm bảo để họ tồn
tại.những người xuất sắc nhất.xứng đáng nhất được giữ lại ở trường cũng không
thể tiến xa được.Họ bị trì trệ, cùn mòn đikhông phát triển được.KHXH đang ngày
càng ít đi những giáo viên giỏi,không kích thích được sự say mê của sinh
viên,học sinh.Một vòng luẩn quẩn,không biết giải quyết thế nào rất khó để có
được một nhà KHXH đích thực,vì không có điều kiện cho nghiên cứu thực sự khoa
học.Chuyện sạch đó có giải quyết được không ?Cần phải có chính sách của nhà nước
để phát triển KHXH".
Dường như chưa có một nghiên cứu khoa học
nào về nguyên nhân tạo ra hình ảnh không sạch sẽ trong nền giáo dục,do giáo
viên,môi trường xã hội,do quản lý giáo dục? Hay do con ngừoi hôm naybẩn
hơn trước kia?Theo nha triết học Bùi Văn Nam Sơn ,quản lý giáo dục và môi
trường xã hội đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự sa sút chung của giáo dục và
nền văn hóa.
Ông Giản Tư Trung,giám đốc Viên Nghiên cứu và
phát triển giáo dục ,lại cho rằng:"Có ba trụ cột chính để đánh giá:Con
người,thể chế và văn hóa.Thể chế cung do con người đẻ ra không phải
từ trên trời rớt xuống.Nói đến con người là đụng đến giáo dục,phải có
giáo dục sạch mới có văn hóa sạch.Nếu con người tử tế ,thì làm gì cũng
tử tế.Chúng ta cần đào tạo những con người biết trân quý nhưng phẩm
giá của mình,kể cả người bán rau.Về thể chế ,Phần Lan được coi là nơi
có nền chính trị sạch,một thể chế tốt,từ đó mới có những con người
sạch,văn hóa sạch .Thể chế chính là phần cứng,văn hóa là phần mềm ,con người là
phần dẻo,tạo nên sự phát triển bền vững .Tôi rất tán thành ý kiên của anh Vũ
Thành Tự Anh,kinh tế có thể lúc trồi lúc sụt,nhưng văn hóa mà sai lầm thì di
chứng để lại rất khủng khiếp .Một nhà giáo nhầm giết chết một thế hệ,một nền văn
hóa nhầm giết chết một dân tộc.Để có được những con ngừoi tử tế ,phải láy giáo
dục là trụ cột.Bàn về triết lý giáo dục ,phải hiểu thấu triết lý giáo dục là
khai sáng khai minh.Một nền giáo dục khai minh mới tạo được những con người tử
tế ,đó là chữ nhân của thầy tôi.Quân trọng nhất của con người là khả năng phân
biệt,vì cuộc sống luôn thật giả,trắng đen lẫn lộn.những ngừoi không biết phân
biệt thật giả,trắng đen,làm vua thì mất nước,làm thầy hư học trò,dù họ có muốn
sống tử tế cũng không được..."
Chạm vào dòng suy nghĩ của thế giới
Có thể thấy rõ sự phát triển đang gặp phải những
giới hạn,nguy cơ kéo lùi tất cả những thành tựu,sức chịu đựng của xã hội và tự
nhiên đang bị "đè bẹp" trước giấc mơ hiện đại hóa,người ta cứ nghĩ khoa học kỹ
thuật sẽ lấp đầy tất cả mọi thứ .Nhưng thế kỷ này đã bắt đầu thay đổi về chất
,đụng chạm đến ý thức mới về sự giới hạn.
Xã hội bây giờ là một xã hội nguy
cơ,cả thế giới chia đều nguy cơ,sự nghèo đói đang có nguy cơ trở lại
,không giới hạn ở một quốc gia nào ,mà là toàn cầu.Một sự cố diiễn ra
ở một quốc gia này đều khiến cho cả khu vực lãnh đủ như thiên tai,lụt
lội...khiến chúng ta không thể kiểm soát được.Nguy cơ lan tràn là biểu
hiên của sự vô trách nhiệm có tổ chức.ngày xưa,người ta còn xác định rõ trách
nhiệm,định hình rõ nguy cơ.Bây giờ không biết ai chịu trách nhiệm hết .trách
nhiệm thuộc về cả loài người.Không còn quy được trách nhiệm khiến người ta giật
mình,Chúng ta đang đùa giỡn với số phận của nhân loại.Nhà triết học Bùi Văn Nam
Sơn cho rằng:"Tôi thấy Chính phủ và doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ về chuyên phát
triển bền vững ,nguy cơ tái nghèo trở lại .Đa số vẫn thấy mọi chuyên tốt đẹp Nền
kinh tế của chung ta đang làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt ,không thể khôi phục
được nữa .Tôi hy vọng Sự cảnh cáo của thế giới sẽ khiến chúng ta phải nhìn nhận
lại vấn đề một cách nghiêm túc .Việt Nam chưa chạm được vào dòng phát triển,dòng
suy nghĩ của thế giới Bây giờ không ai có thể phát triển một cách cô lập được
.Thế giứoi không cho phép mình tùy tiện muốn làm gì thì làm.Hội nghị APEC về
phát triển xanh buộc mình phải đi theo,không muốn không được.Tôi nghĩ đây là
thời điểm mà đất nước ,lãnh đạo cần phải thấy và chủ động theo kịp trào
lưu của thiên hạ ,làm sao để toàn xã hội ý thức được vấn đề mới mẻ nay.Bất cứ
đất nước nào muốn phát triển bền vững phải dựa vào tiêu chí xanh và sach.Tinh
thần đó đã có ,nhưng đừng chạy theo một cách ngây thơ ,phiến diện,biết cái gì
hay cái đấy .Vấn đề sạch ,bền vững do phương Tây đặt ra,đi trước mình 30 - 40
năm.Nếu sức mình không làm nổi thì phải tận dụng toàn bộ nhận thức của toàn cầu
thành tựu của phương Tây. Để chuẩn bị đường dài cho sự thay đổi chúng ta phải
làm một cuộc cách mạng trong ý thức người dân ,tạo thành những khối thống nhất
.Nếu ý thức người dân còn mù mịt thì lãnh đạo cũng bất lực .Bảo vệ sự bền
vững ,đừng dựa vào những gì đảo điên ,phải chọn những gì bất biến ,phổ quát.Dựa
vào những thứ đó sẽ bớt giả ,bớt ảo ,bớt khủng hoảng".
"Nhưng trong giáo dục không thể mong thay đổi từ
dứoi lên",TS Nguyễn thị Từ Huy lo lắng.chị
nói:"Lương giáo viên đại học hiện nay dưới mức nghèo khổ,làm sao mong cải cách
giáo dục?Sự khác biệt rõ nhât giữa Trung quốc với Việt Nam hiện nay chính
là chế độ đãi ngộ nhân tài,năng lực chất xám".
Cùng với sự thúc đẩy từ bên ngoài ,can phải thay
đổi chính mình ,để tạo sức mạnh nội lực .Có thể thấy rõ bài học từ Nhật Bản.
Trước thời kỳ Minh Trị ,nhật bản còn rất lạc hậu .những thành quả có đươc
từ nước Nhật hôm nay không phải tự nhiên mà có .Họ phải nỗ lực bền bỉ để
tạo ra cái sạch .Đó là quá trình cả dân tộc cùng hun đúc .Cuộc cách mạng dân
chủ của phương Tây cũng phải mất một thế kỷ để khai sáng.
Qua tranh luận ,nhiều thành viên trong buổi
tọa đàm đều thống nhất với ông Giản Tư Trung:"Thay đổi xã hội phải bắt đầu
từ môix cá nhân ,bắt đầu ngay từ bây giờ.Nếu mối độc giả của Báo Sài
Gòn Tiếp Thị ý thức được về điều này,thì đó chính là công bước đầu ".Cách thiết
thực nhất là xây dựng nền tảng từ dưới lên,từ bản than từng doanh nghiệp ,từng
con người từng gia đình.Mối người hãy chọn việc tử tế để làm,và làm thật tốt
thật sạch.Một gia đạo sạch là linh hồn của xã hội ,để xây dựng một tương lai
sạch .Ông Lê Minh Quang nhấn mạnh :"Ý chí Dân tộc trong mỗi con người Việt nam
rất mạnh,ít khi chịu thua người khác,nhưng đa số là tự than vận động.Chúng ta
đang thiéu một chiến lược phát triển có sức nam châm thu hút toàn dân cùng nhìn
về một con đường sáng hơn.Trách nhiệm lớn thuộc về những người lãnh đạo .chúng
ta cần một chính quyền sạch để đưa đất nước đi lên không?Ý chí của Chính Phủ
phải rõ rang để người dân có thể yên tâm".
TS Vũ Thành Tự Anh kết thúc buổi tọa đàm với
những lời khẩn thiết :"Phát triển sạch là mục tiêu dài lâu,không thể giới hạn
trong nhiệm kỳ 5 năm.Đó là khác biệt rất lớn.Nền kinh tế Việt Nam bị chia chẻ
làm từng mảnh vụn,63 tỉnh thành,26 cơ quan bộ cả trong Nam và ngoài Bắc ,rồi các
tập đoàn,tổng công ty...bàn cờ bị chia nhỏ ra ,mạnh ai lấy làm , mỗi người môt
vương quốc ,thể chế này khiến ho không ai chịu nghĩ dài hạn.Biết hòa mình vào
trào lưu của thế giới ,hòa mình một cách dài hạn có chiến lược ,không phải theo
tư duy "nhiêm kỳ".Học cái gì người ta đang làm ,khép mình vào trò chơi chung của
thế giới .Chịu rang buộc với những luật chơi khó khăn hơn ,đừng cố chấp .nhìn
lại thời kỳ đổi mới năm 1986 ,ta có thể tin rằng khi Chính phủ và toàn dân có
cung một quyết tâm chính trị ,một ý chí,khát vọng mong muốn dân tộc phát triển
sach và bền vững để tiến lên,chúng ta sẽ làm được".
Theo SGTT Xuân