Quảng Yên
Chen
nhau
ngày tết mới khiếp. Cô ấy đi ra, mặt mũi
đầy vẻ chiến thắng, khệ nệ một lũ "ngũ quả" bé xíu xiu,
theo công thức "dừa đủ xoài sung..." cho may mắn cả năm (thiên hạ bây giờ có
mong "đủ xài" nữa đâu, mà mong...
giàu sụ kia!). Mà tôi
thấy cúng xong mấy ngày tết đâu có ăn được,
vì mỗi trái có khi
chỉ lớn hơn món đồ
chơi của thằng cu Tí.
Vậy mà cô ấy còn
"mắng" tôi: "Tết
thì phải đông. Anh chỉ đứng
chờ ngoài cổng chợ chứ có phải
chen đâu
mà cái
mặt
bí xị kìa. Nhìn đi!
Kia kìa, các
cụ già kia kìa, kẻo
rồi mai mốt không còn cảnh ấy đâu. Mình không sống lâu bằng các cụ. Thế hệ sau yếu hơn
thế hệ trước, anh không thấy sao?".
Rồi cô
ấy chứng minh một lô số
liệu ở trên báo, hà rầm
những cuộc điều tra xã hội học. "Xưa anh thấy không, ăn
uống đâu có sơn hào
hải vị pha chế tùm
lum món
như
bây giờ, nhưng mà không
độc. Nhiều cụ qua tù
đày của nhà tù đế
quốc mà sống thọ. Bây giờ bệnh
tật kinh hoàng, cơ thể không có sức dẻo
dai. Trông
đám trẻ coi, "hoành tráng model tóc xanh đỏ, đồ hiệu đầy mình" mà yếu xìu!
Mấy tuổi đầu đã đau dạ dày, trở trời một cái là cảm
sốt lia chia! Bây giờ
nói với các cụ xưa
thì các
cụ
tưởng nói tiếng ngoại ngữ chứ xưa các cụ
đâu biết tên các bệnh
quái quỷ như "chim sệ cánh", "tay chân miệng"
với "tê tê say say". Bố trời cũng chịu".
Tôi đành
bật cười trước cô vợ cái gì
cũng biết, nói trái một
hồi thành phải. Ai mà cãi lại được.
Cô ấy còn nói: "Ăn cơm nhanh nhanh,
chiều
ta tha
thẩn
đi xem chợ tết!". "Ối
trời, tôi hoảng cả hồn. Thà là đi chợ
xuân kiểu đường xuân Nguyễn Huệ đặc biệt thì chen
lấn cho cam! Đằng này mọi chợ
ngõ hẻm cô ấy cũng
đi".
"Anh biết không, đi mới quý mới
thương nông dân. Ở bến sông,
hoa mai
đồng
bằng thuyền ghe bồng bềnh đẹp lắm. Mai mốt
chỉ còn siêu thị bóng lộn, máy lạnh, là không còn
thấy nữa đâu". "Hoa thì muôn đời,
sao mất được?", tôi hỏi. Cô ấy nói:
"Không mất hoa, mà là
mất... mặt người. Nhìn mặt người
lo toan, thương lắm. Vì buôn hoa lại sắp hết 29, 30 còn đầy hàng thì nơm nớp
lo".
Chẳng lẽ tôi lại nói
rằng em năm nào cũng
thề: "Tết
sang năm sẽ cải tiến, không mua nhiều
nữa, đồ ăn năm
nào cũng đầy tủ lạnh. Vậy mà chưa thấy
thực hiện bao giờ!".
Cỗ tết theo truyền
thống, bao giờ cũng thấy nhiều thứ: Nồi canh khổ qua, thịt kho trứng, nếu không thì kiểu
Bắc: canh măng miến chân giò, thịt
gà, nem
rán,
thịt bò xào thập cẩm rau, thịt đông (cho vào tủ
lạnh chứ Sài Gòn nóng
lắm, làm sao đông nổi)...
Cô ấy nói cấm tiệt
pizza, hotdog, xúc xích, "ăn cả năm" rồi. Từ chuyện chợ,
cô ấy nói nhớ quê.
Tết người ta đi tứ xứ, mình chẳng còn quê mà về.
Thật ra thì quê cô
xa lắm, có còn bà
con cũng họ xa, người già... Bỏ quê đi hết,
đất nhà bán sạch, bây giờ có
về thắp nhang mộ tổ cũng chỉ chốc lát, vào nhà
ông anh
bà
chị họ ăn bữa cơm rồi đi, chứ còn nhà đâu
mà ở. Cha mẹ mất rồi có khi cũng
đang nằm ở
nghĩa trang thành phố, tro cốt trên
chùa chứ có ở quê nữa đâu.
Cô ấy nói nhớ quê
thì đọc thơ Bức tranh quê
của
Anh Thơ, chứ còn ở đâu thấy cái lều chợ
sau khi tan buổi, nằm liêu xiêu "bên chòm xoan
hoa tím
rụng
tơi bời" nữa đâu. Hay là bài Phiên
chợ Tết của Đoàn Văn Cừ, cứ như bức tranh sơn mài vậy,
với những em áo đỏ
chạy lon xon, cô yếm
thắm và "núi uốn mình
trong chiếc áo the xanh", thật là toàn
màu sắc ấm áp, khung
cảnh "sinh thái trăm phần trăm" nhé!
Mà cô
ấy có lý. Bây giờ các nước
phát triển mới hối hận, đổ của cải khôi phục lại các chợ
truyền thống luôn độc quyền các giá trị văn
hóa. Rồi cô ấy tỏ
rõ mình
là
cư dân mạng, biết đủ điều, đọc cho tôi nghe câu
thơ về chợ thời bao cấp: "Tôn Đản là chợ vua
quan, Vân Hồ là của
trung gian nịnh thần, Đồng Xuân là của thương
nhân, vỉa hè là của...
nhân dân anh hùng!". Vậy là các
chợ dân sinh mới đích là thuộc
về những người dân nghèo nhất, mua chọn từng củ khoai...
Tôi thấy,
cứ chưa tết, đã vui rồi. Vui từ cô vợ
láu táu
lắm
điều... đúng
của tôi kia!
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Cuối tuần