天增歲月人增壽
春滿乾坤福滿門
Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc
mãn môn
Ý Việt:
«Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ
Xuân đến muôn nơi phúc
khắp nhà »
Sự khai bút của những
câu đối trên là một dạng sáng tạo văn hoá và đã
trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của người con Việt trong ngày Tết. Tuy có tính
cách tượng trưng không liên quan đến
các điển tích, nhưng nó đã diễn
đạt được
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
trong
bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi
đón nhận được mọi sự tốt lành đến cho mình cũng
như cho người.
Xứ Việt ta có nhiều ngày Tết nhưng ít ai để ý về ý nghĩa của nó bằng cách
tự hỏi Tết là gì? Và tại sao
có những loại Tết khác nhau như :
Tết ta, Tết nguyên đán, Tết đoan ngọ, Tết trung thu, Tết
dương lịch,
Tết âm lịch, Tết Cả, Tết cổ truyền …
Theo sử liệu cũ của Việt Nam, từ nguyên nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "Tiết". Bởi vì theo lịch
nông nghiệp Á Đông, người ta đã phân chia thời gian trong một năm ra thành 24 tiết khác nhau theo nhu
cầu của các mùa vụ
để phát triển nghề trồng trọt. Từ đó Tiết được xem
là
sự khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo
trồng.
Đây là 24 tiết khí (節氣): Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân,
Thanh
minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng,
Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ,
Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.
Trong số tài liệu của Hán tự
có nhiều cách giải thích khác nhau
về chữ Tết, thí dụ như : Tết được biến âm từ
Tiết và Tiết chữ Hán viết là 節. Dạng chữ ban đầu là "卩". Hình chữ trong Giáp Cốt
văn giống một người đang quỳ ngồi, thò đầu gối ra ngoài. Rồi sau đó chữ
này được dùng chỉ cho vật làm
chứng hay phù hiệu. Dần dà người
ta thêm bộ trúc "竹" thành nghĩa "đốt tre, mấu tre", hay sự tiếp nối của 2 giống cây, hai khúc, hai
đoạn cây, và từ nghĩa
này, nó
được
mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn
– khí tượng trong năm. Nhưng nghĩa rộng của chữ Tiết thường được
biết như: Điều hòa, khống chế, khí tiết, lễ tiết, mùa, ngày lễ,
cúng lễ, vui mừng …
Chữ "節-Tết" Cổ xưa nhất là chữ Tượng hình, là vẽ hình dùng
dụng cụ nông nghiệp để "Tết"/Tách "Búp Măng" của Trúc/Tre ra để
mà trồng.
Chữ "Tết" cổ đại là Hình vẽ "bộ Trúc" phía trên và "măng
tre" bên dưới-bên phải là dụng cụ nhà nông
để Tách-Tết cây mà
trồng.
Tết là ngày lễ đầu năm, ngày rất quan trọng đối với người Việt. Do đó ngày Tết có nhiều nghi thức tổ chức khác nhau được
biết như khai bút, hái
lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Tết là dịp để cho con cháu từ xa
trở về sum họp dưới
mái ấm gia đình trong
sự hoà thuận, yêu thương và luôn cầu chúc cho nhau
bằng những điều tốt lành.
Năm cũ đã qua đi, năm mới cũng gần đến, Tết Việt sắp về. Từ gia đình
cho đến xã hội. Nhân
dịp này nếu mọi người cùng đối xử
với nhau trên thuận dưới hoà, kính già thương
trẻ, chia sẽ với những người nghèo khổ... thì Xứ Việt sẽ luôn tươi đẹp, giàu mạnh, trong tinh thần
dân tộc qua cái nhìn mới chứa đầy hy vọng tốt
lành cho tất cả mọi người.
Kính bút
TS Huệ Dân
Nguồn : xuviet.net