Cơm chay đang lên ngôi nên
câu chuyện quán chay thật
muôn vẻ được thể
hiện
từ
quán bình dân đến
nhà hàng sang trọng.
Từ quán chay bình
dân
Rất
đông
thực khách xếp hàng ở một quán chay bình dân...
Đa số quán chay bình
dân nằm gần các cơ
sở Phật giáo hoặc có biển hiệu
gần gũi với tôn giáo
như cơm chay Thiện Tâm (Giải Phóng), cơm chay Âu Lạc
(Khâm Thiên), cơm chay Hoàng
Kim (Gia Lâm)...
Thực đơn các quán chay
này đều nhiều món với giá rẻ.
Trong đó, quán cơm chay
Hà Thành (Kim Mã) là một
trong những cơm quán chay
bình dân được nhiều người biết đến vì giá cả khá
“mềm”, chỉ
15.000 - 25.000 đồng/suất.
Nhộn nhịp hơn hẳn phải kể đến không khí của tiệm
ăn chay
Âu Lạc ở Đường Láng. Qua giờ ăn trưa nhưng khách vẫn còn chen
chúc trước cửa quán, thậm chí đứng tràn ra lòng đường
để chờ đến lượt mua cơm mang
về. Nhiều khách đến ăn tại chỗ thì vất
vả tìm chỗ gửi xe, sau đó mòn mỏi
đợi cơm như xếp hàng... thời “bao cấp”.
“Tiệm ăn chay ở đây giá bình
dân (cũng từ 10.000 - 25.000 đồng/suất
- PV), cơm gạo lức, món phở chay khá nổi tiếng.
Vì vậy, cửa hàng rất nhiều khách thường xuyên đến ăn. Những ngày rằm, mùng một hay những ngày lễ như
Vu Lan,
Phật
Đản, chúng tôi đã nấu
lượng thức
ăn gấp đôi so với ngày thường mà vẫn không
đáp ứng đủ nhu cầu” - Anh Vũ Đức, chủ tiệm ăn chay Âu
Lạc cho biết.
Là một “tín đồ” ăn chay, chị
Anh Liên (Giải Phóng - Hà Nội) cho
biết: Cứ đến trưa mùng một và ngày rằm,
mình và
chị
kế toán lại rủ nhau đi ăn cơm chay ở quán Thiện Tâm. Thực khách chủ yếu là giới trẻ
rủ nhau đến thưởng thức những món ăn
lạ miệng.
“Quán đông khách nên có
hôm đợi đến 15 phút mới đến lượt mình có cơm ăn
nhưng thôi cả tháng mới có hai
ngày đi ăn như thế, vừa ngon vừa lạ miệng lại kinh tế, phù hợp
với túi tiền của dân văn phòng”
- chị Liên chia sẻ thêm.
Đến nhà hàng chay sang trọng
Khác với những món ăn dân
dã nơi cửa chùa, đa phần tiệc chay tại nhà hàng
đều phong phú hơn cả
về nguyên liệu, cách chế biến, số lượng món ăn. Nó
không còn là thực đơn
riêng của ăn chay kiểu
“ép xác”, khổ hạnh mà vươn lên đẳng cấp nhà hàng,
thậm chí “Tây hóa”
nhiều món chay truyền thống.
... Vì không phải
ai cũng có thể vào
nhà hàng chay cao cấp.
Ẩn trong lòng phố
cổ Nguyễn Khắc Nhu (Ba Đình) là
nơi toạ lạc của nhà hàng chay
Adida. Adida khá nổi tiếng
bởi sự kết hợp nghệ thuật tràn đầy cảm hứng với không gian màu sắc
và âm
hưởng
Phật giáo giúp thực khách thư
giãn, tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc của cuộc sống nhiệm màu.
“Nhà hàng chay Adida có
nhiều món cơm chay đặc
sắc đáp ứng đủ nhu cầu về
ăn chay của mọi tầng lớp từ người ăn chay vài
ngày trong tháng hay những người cần ăn kiêng để
giảm cân hoặc những ai theo đạo
Phật. Mình và đồng nghiệp thi thoảng đến đây ăn để đổi khẩu vị, giả cả ở đây bình thường
từ 100.000 - 150.000 đồng/suất
tùy mình gọi” - chị Hồng Hạnh (Ngân hàng
Agribank
Ba Đình) chia sẻ.
Khác với nhà hàng Adida,
không gian ẩm thực văn hóa Maison
Sens (Trần Hưng Đạo) là một tòa
biệt thự Pháp cổ, sơn trắng với những bông hoa đại
trong vườn.
Bước vào không gian Buffet chay của Maison Sens,
khu
khai vị không chỉ mang đến những món nem, món cuốn
đậm chất Việt Nam mà còn có những
món Âu
như
sa lát
pho
mát mozzarella trộn với rau húng
và cà
chua
tươi ngọt
hay ẩm thực tinh tế từ
xứ sở hoa anh đào
với sushi cuốn tay được đầu bếp Nhật tài hoa nhiều năm kinh nghiệm
chế biến.
Anh Vũ Văn Nam (Việt Kiều Pháp), một doanh nhân thành đạt,
thường xuyên cùng gia đình
hoặc đưa đối tác đến Maison Sens ăn, cho
biết: “Mặc dù giá cả
cao so với các quán cơm
chay bình dân (từ 190.000 - 250.000 đồng/suất, thậm
chí có
suất
đến tiền triệu - PV). nhưng cứ nhìn cách
bài trí
món
ăn vừa mắt, tên gọi rất hay, không gian lại
thanh tịnh, mô phỏng chốn cửa thiền nên cũng xứng đáng với số tiền bỏ ra thôi”.
Ngoài mục đích lạ miệng, sức khỏe, hiện nhiều gia đình đang thường xuyên tăng bữa ăn chay ở nhà vì những
lý do khác nữa. Theo đạo Phật thì ăn chay để
nuôi dưỡng tâm thiện, cân bằng tinh thần, biết yêu thương, hòa nhã. Nó sẽ
đem đến hạnh phúc cho mình và
bình an
cho
mọi người.
Theo Xã Luận