Thời tiết an ủi

thoi tiet

Tác giả: Nguyễn Nguyên Thảo

Cuối năm nay, trời đãi Sài Gòn những ngày sương se lạnh tuyệt đẹp. Thời tiết thể đủ sức làm cho những vòng xe cuối năm bớt đi sự tất bật, lòng người bớt ngổn ngang một năm nhiều nhọc nhằn, thất bát.

Nói nói vậy. Cuối năm, thử đi qua những quán phê nghe ngóng đủ thứ chuyện đời, mới hay biết bao nỗi ưu dai dẳng trong những lời tán gẫu: chuyện tái cấu hệ thống ngân hàng, chuyện luật biểu tình, chuyện làm sao cân bằng giữa phát triển văn hóa với kinh tế, chuyện ngành hàng không tăng giá, chuyện nhiều cây xăng bán xăng giả, chuyện giá cổ phiếu xuống thấp hơn rau muốngchợ...

Những chuyện công ăn việc làm, nhu cầu thiết yếu của đời sống bị trục trặc, làm sao thời tiết thể xoa dịu được. Chẳng qua đến một cái mốc nào đó của thời gian, nhất lúc năm hết, Tết đến, người ta không thể gồng mình chạy nữa, như thể đã thấy chặng đua này thất bại, cố gắng đi về đích một cách bình thản, không bỏ cuộc, nhưng không nghĩa không xót xa, thấm thía. Nhớ quãng này năm ngoái, các chuyên gia đã "bấm độn", tiên báo rằng năm nay nền kinh tế sẽ thấm đòn, bây giờ ứng nghiệm.

sao thì vẫn sương , gió lạnh.những góc chợ mùa đông hay dưới các hầm công xưởng trong khu công nghiệp, công nhân, người nghèo tảo tần vẫn tảo tần. Ý niệm mùa màng nhường chỗ cho sức nóng lan trong bắp của những giờ tăng ca, những toan tính về một cái Tết tươm tất cho người thân. Buổi sáng ngang qua khutrọ của công nhân trong con hẻm nhỏ gần khu chế xuất Tân Thuận bị ngập thủy triều, thấy cảnh cặp vợ chồng nghèo phơi phóng chăn nệm. Bắt chuyện, họ nói mấy bận nước triều ngập vào phòng, chăn nệm ẩm iu đâu thời gian giặt giũ tăng ca suốt. Hết tăng ca thì lại đi làm thợ hồ ban đêm cho mấy nhà xây công trình phụ, kiếm thêm tiền, ngủnhà đâu phải sạch sẽ tinh tươm...

Nghe rồi không khỏi bùi ngùi nhớ chuyện công nhân trẻ bị ông chủ Trung Quốc phạt dán keo dán sắt vào hai bàn tay, nhớ những cuộc đình công đây đó suốt một năm trời, mới thấy cuộc mưu sinh bên dưới những công xưởng trong thời khó khăn này quá khốc liệt. Cái khó của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp vào trong bữa cơm gia đình của những công nhân nhập nơi thành thị.

Người lao động cứ đến cuối năm lại chờ các khoản thưởng. Năm nay chưa thấy báo chí đăng tin mức thưởng trung bình. Chưa thấy công ty nào "nêu cao hình ảnh" bằng những con số tiền thưởng đậm. Tình hình rất ... tình hình! Đám bạn làm cho doanh nghiệp nhỏ âu lo thở than: lương tháng mười ba còn không dám , nói chi đến thưởng. (Nghĩ buồn. Biết đâu đi qua vài năm kinh tế khó khăn, cái văn hóa thưởng Tết cũng đi vào quên lãng. Những ai còn neo công sở để làm việc sẽ không còn niềm hứng thú rung đùi đợi thưởng nữa).

Thế nhưng thời tiết vẫn cứ muốn xoa dịu con người ta.

Buổi sáng đứngcầu Khánh Hội phóng tầm mắt, thấy quận Một chìm trong sương . Sài Gòn đâu ngờ cũng lúc huyền ảo đến lạ kỳ. Một người dừng lại ngó sương . Hai người dừng lại ngó sương . Rồi cả con đường dừng lại ngó sương buổi sớm. Như thể cả thiên hạ đang ngạc nhiên, chào đón một mùa đông đầy an ủi. Rồi sau đó, dòng người vẫn trôi chảy. Sông vẫn trôi bên dưới cây cầu, khi sặc đen bốc mùi, lúc mơn man phóng khoáng. Cảm xúc người phố gắn với nhau từ những sự việc đổi thay nhỏ xíu người ta đôi khi không ý thức. Tôi lại thấy những quán phê đông hơn. Câu chuyện dài hơn. Đôi khi tiếng thở dài ngao ngán. Nhưng ai cũng biết rằng cuộc sống sẽ cứ trôi. Con người sẽ vẫn nuôi hy vọng.

Đêm nay, trong khu nhà trọ công nhân vọng lên tiếng khóc trẻ thơ. Hóa ra hai vợ chồng người bạn trẻ kia lục đục phơi chăn nệm không phải để đón Tết, đón một thành viên mới trong mùa đông này. Chị vợ tảo tần quá, bấy lâu bầu không thấy bụng. Thêm một công dân mới của thành phố vừa chào đời. Tiếng ru mùa đông dìu dặt nương theo hơi sương gió lạnh.

Theo TBKTSG

tuanvietnamnet

Chia sẻ: facebooktwittergoogle