Tâm
Chơn
Vừa tưới
xong mấy chậu hoa kiểng trên sân thượng, Tiểu ngồi xuống bên tôi “thời sự”, sáng nay trên lớp thầy có kể
mấy mẫu chuyện đạo-đời,
chuyện người
thật việc thật, cũng
hay. Tôi hỏi, cũng hay là sao? Có phải “rằng hay thì thật là hay, nghe ra
ngậm đắng nuốt cay thế nào” không? Tiểu cười, chắc vậy! Nhưng thầy đã trấn an rồi, “trên đời này chuyện gì cũng có
thể xảy ra hết”. Chà, Tiểu tâm đắc câu kết luận
này lắm!…
Xuân
bên thềm, ảnh Hải Trang
Tiểu
nói với tôi, hồi mới lên thành
phố học, cái gì cũng
làm Tiểu ngỡ ngàng hết. Kể cả chuyện mấy người nhà quê thích
tỏ vẻ thị thành cũng làm Tiểu
chưng hửng. Sốc nhứt là chuyện
huynh đệ bạn bè với
nhau mà
lại
sanh lòng ganh tỵ, thiệt hơn. Phải nói rằng, mọi cảnh ngộ dường như đều lạ lẫm đối với Tiểu.
Dè đâu, nhân duyên đưa
đẩy thế nào mà Tiểu
lọt tỏm vào một tập
thể có không ít người
bon chen
như
vậy. Quả là “ghét của
nào trời trao của đó”! Tiểu như khựng
lại trong chuỗi ngạc nhiên. Chao ôi! Là rủi hay là may đây?
Cứ thế Tiểu hết than vắn lại thở dài suốt một năm trời hụt hẫng chơi vơi. Những lúc phiền
muộn Tiểu chỉ biết chia sẻ với
hai người thôi. Một đằng thì
mặc nhiên cất giữ giùm bầu tâm sự, góp
lời gỡ rối. Một đằng dù
không mượn cũng nhiệt tình đánh trống kêu oan, đôi lúc
vô tình
thêm
mắm dặm muối gây hiệu ứng phụ.
Rồi tới một bữa, Tiểu bỗng trở nên biếng nói. Ai làm
gì thây
kệ,
ai vu oan giá họa mặc
tình, Tiểu chỉ cười hề hề cho qua chuyện, cũng chẳng cần thanh minh thanh nga, phân
trần, đính chính gì cả.
Thỉnh thoảng, Tiểu
chỉ buông giọng hững hờ, “ồ, vậy hả”?
Chợt, Tiểu giựt mình, ủa, sao câu
nói “vậy hả” của mình giống y chang hai tiếng
“thế à” của thiền sư Hakuin vậy? Mà không, cũng
khác nhau nhiều lắm chớ! Tiểu “vậy hả”
mà lòng
len
lỏi tơ vương. Sư “thế
à” mà lòng nhẹ như mây nổi. Cứ nhìn vào
chuyện tai bay vạ
gởi “động trời” mà Sư chỉ thốt lên hai tiếng “thế à” nhẹ hẫng thì đủ biết công phu tu
tập của Sư thế nào rồi?
Cô gái
trót
lỡ với anh hàng xóm,
bị cha mẹ khảo tra, hoảng hồn đổ thừa cho Sư. Cha mẹ cô gái
giận dữ, đùng đùng kéo lên chùa
và chửi mắng xối xả vào mặt
Sư. Sư từ tốn, thế à!
Cô gái
sanh
xong, cha mẹ cô gái mang
đứa bé lên chùa giao
cho Sư nuôi dưỡng. Sư tỉnh queo, thế à!
Ít năm sau, vì
không chịu nỗi sự giày vò của
lương tâm, cô gái bèn
thú nhận sự thật. Cha mẹ cô
gái hối hận tìm tới
Sư dập đầu sám hối xin tạ
lỗi. Sư thản nhiên, thế à!
Tiểu
áy náy,
chuyện
của mình thuộc dạng cỏn con mà cất giọng “vậy hả” cũng không xong.
Bẵng
đi một thời gian Tiểu cố tình im lặng.
Câu nói “vậy hả” cũng chìm vào lãng
quên. Huynh đệ đố kỵ thế nào Tiểu cũng chẳng bận tâm, lòng luôn canh
cánh “chuyện đời như nước chảy hoa trôi”. Rồi Tiểu khẽ cười dù ít nhiều lòng còn lộn
lạo.
Một hôm, mấy đứa nhỏ ở chung
hỏi sao thấy Tiểu sống khác mọi người
ở đây? Tiểu cười,
ồ, vậy hả?
Tiểu
về quê lên, một huynh đệ bất bình bộc bạch sao mọi người
ở đây hay săm
soi đặt điều ganh tỵ với Tiểu hoài vậy? Tiểu cười, ồ, vậy hả?
Hai tiếng “vậy hả” thình lình quay trở lại. Dù chưa được
tròn trịa và đủ nghĩa thong dong tự tại như người xưa nhưng cũng tạm coi như
nó đã nên vóc nên
hình. Chỉ cần chịu
khó lắng yên chút xíu
sẽ nhận ra ngay cõi
lòng phẳng lặng, rỗng không. Rồi thì nơi lòng không, cái
tâm trống rỗng đó, hỏi có gì
mắc mứu được đâu?
Đến đây, tôi muốn nhắc lại tinh thần tu đạo của Trần Nhân Tông để
làm bài
học
cho chính mình:
“Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,
Danh lợi tâm tùy dạ
vũ hàn.
Hoa tận vũ tình sơn
tịch tịch,
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.”
(Phải quấy
niệm rơi hoa buổi sớm
Lợi danh tâm lạnh với mưa đêm
Mưa tạnh, hoa trơ, non vắng lặng
Chim kêu một tiếng lại xuân tàn.)
Còn với Tiểu, được biết, nhờ vấp phải cay đắng tình đời, dở cười dở khóc bao
phen mà
Tiểu
thấy được
rằng “trên đời này chuyện gì cũng có thể
xảy ra”.