Minh Thạnh
Trong một năm hoằng hóa, Phật giáo Việt Nam có những điểm nhấn thời gian trong năm. Đó là những
lễ hội.
Những lễ hội Phật giáo khi diễn
ra tương đối gần nhau, thì chúng
ta có thể
kết thành một chuỗi, hay có thể tạm
gọi là “mùa lễ hội”.
Đối với Phật
giáo Việt Nam hiện nay, mùa lễ hội có thể xem
là bắt đầu từ khoảng rằm tháng 11 Âm
lịch,
khi các
chùa
bắt đầu tiếp nhau khai hội vía Phật A Di Đà (ngày chính
là 17 tháng 11 Âm lịch), tiếp đó là lễ Phật
Thành Đạo, một ngày lễ dần dần được nâng lên thành
một ngày lễ lớn trong năm. Sau lễ Phật Thành Đạo, ngày Tết đã gần kề, với cao điểm lễ chùa tháng
Giêng. Ngày Vía Quan Thế
Âm trong tháng hai là
một gạch nối dẫn đến lễ Phật Đản, thời điểm được coi là thiêng liêng
nhất của người Phật tử, cũng là thời điểm
kết thúc mùa lễ hội,
xem như là khá trùng
hợp với mùa nắng ở Việt Nam.
Hiện Phật giáo
Việt Nam chúng ta đang ở thời điểm các chùa còn
tiếp nhau tổ chức lễ vía Phật
A Di Đà. Trọng tâm bàn luận của chúng ta hướng về mùa lễ
hội sắp tới, sao cho việc tổ chức thành công, thu hút
được
nhiều Phật tử đến chùa, tác động
tốt đến việc hóa đạo, hoằng pháp.
Trong chuỗi điểm nhấn thời gian như vừa nói ở trên, các chùa trở
thành những điểm nhấn không gian, tức
là một địa điểm nổi bật. Thế là chùa như một cơ sở, một địa điểm, trong mùa lễ hội,
sẽ có hình thức và hoạt động
hơn hẳn so với thời gian còn lại.
Một trong những sự thể hiện cần thiết, như một điểm nhấn không gian của
nhà chùa, là việc treo
cờ Phật giáo tại chùa.
Đi qua nhiều chùa ở miền Bắc, chúng tôi thấy một số chùa có nét
nổi bật rất đáng lưu ý, là cột cờ treo cao đại
kỳ Phật giáo, cách điệu
như hình một chiếc phướn lớn, treo nghiêng
nhìn
từ xa đã biết đó là một
ngôi chùa đang vào mùa
lễ hội.
Treo cờ là
một phương thức tạo điểm nhấn không gian đơn
giản mà rất hiệu quả.
Một số chùa miền Nam thì treo lá
cờ trên cột cao như
hình thức thường thấy. Ở chùa Ấn
Quang tại TPHCM có hai cột
cờ đặt ngay trên hai
cổng, ngày lễ, tết treo cờ Tổ
Quốc và cờ Phật giáo, trông rất
uy nghi.
Khi thiết kế
công viên tượng đài Bồ tát Quảng
Đức, nhà thiết kế đã chú ý đặt
một cách rất hài hòa
hai cột cờ bằng inox vững chãi, hài hòa
hai bên
tượng
đài Bồ tát, tôn tạo
sự trang nghiêm đặc biệt khi hai lá cờ
Tổ Quốc và Phật giáo
treo cao vào những ngày lễ.
Đáng chú ý hơn
là hệ thống đèn chiếu sáng khá công phu
ở đây lại làm lá cờ
tăng cao tác dụng, làm tôn nghiêm
khung cảnh công viên, đồng
thời là nơi thờ phượng, và cũng là một
biểu tượng.
Tuy nhiên, điều
đáng tiếc là một số
chùa khác, tuy có sân,
hay có tháp chùa cao, vẫn
không dựng cột cờ tương xứng với ngôi chùa, vốn không những là một trung
tâm tín
ngưỡng
mà còn là
trung tâm sinh hoạt văn hóa.
Vì vậy, thiết tưởng, các chùa đều
nên dựng cột cờ.
Chùa có sân
rộng thì có thể dựng
một hàng cột bổ sung chức năng trang trí, treo
song song hàng loạt cờ Tổ Quốc và cờ Phật
giáo.
Chí ít mỗi chùa có hai cột
treo cờ Tổ Quốc và cờ Phật
giáo. Nên hết sức tránh tình
trạng
treo cờ tạm bợ bằng những thanh chìa ra
từ kiến trúc chùa. Việc treo như thế
không tạo nên sự uy
nghi cần thiết cho cờ Phật giáo, cũng không tạo được nét nhấn mạnh mẽ cho không
gian ngôi chùa.
Trong số trường hợp không gian rộng
rãi, thoáng đãng, có thể
sử dụng chính tháp chùa
làm cột cờ, như đối với tháp Phước Duyên, chùa
Linh
Mụ, Huế. Nhìn từ
bên kia
sông
Hương với lá cờ Phật
giáo cỡ lớn tung bay phấp phới trên đỉnh, tháp Phước Duyên trên đồi
cao trở thành một kỳ đài hùng vĩ, tạo
một điểm nhấn cho không gian rộng
lớn bán kính có thể
lên đến nhiều km cho khu vực bao
la chung quanh, nhất là trên
và ven
sông
Hương, với chùa Linh Mụ
là tâm
điểm.
Các dạng cột
cờ chùa từ nhỏ như cột đặt trên cổng, cỡ trung như hình thức treo đại kỳ dạng phướn, đến cỡ đặc biệt lớn như Tháp Phước
Duyên, chùa Linh Mụ, đều nên đặt đèn pha chiếu sáng lá cờ
vào ban đêm. Trong màn tối,
hình lá
cờ
Tổ Quốc, cờ Phật giáo rực sáng phía trên
ngôi chùa có tác dụng
làm cho
lá
cờ tăng tính biểu tượng.