VÀI NÉT VỀ
THÂN THẾ
VÀ SỰ
NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN
Ninh Giang Thu Cúc
Bác Phạm
Đăng Siêu chào đời ngày mồng 4 tháng 7 năm Nhâm Tý, tức
nhằm ngày 16 tháng 8 năm 1912 tại Thừa Thiên Huế (Phú Hòa, Tp.
Huế).
Là con trai của ông Phạm
Đăng Nghiệp
và bà Tôn
Nữ Thị Uyên, cháu nội
của quan đại thần Phạm Đăng Hưng, người
gốc Nam bộ được bổ dụng phụng sự nhà Nguyễn
trải qua 3 triều
đại từ vị vua khai
quốc.
Bác Siêu có người cô ruột là bà
Phạm Thị Hằng tức Thái hậu Từ Dũ mẹ đẻ của ông vua
thông tuệ về mỹ học và văn
học – Hồng Nhậm Tự Đức.
Với thân
thế ấy thì hoạn lộ quan trường
sẵn sàng đón bước chân của người thanh niên phong vận…
Thế nhưng, phần
tâm đạo đã chiến thắng danh vọng đời thường. Bác đã
dành một đời để tận hiến niềm an lạc cho mọi loài,
mọi vật.
Vì không
phải là bậc xuất gia nên như
mọi người thanh niên bình
thường bác đã lập gia đình vào
năm 27 tuổi với người con gái ở làng Lương Quán tên Nguyễn Thị Thừa, và có 4 người
con gồm hai trai, hai gái
có tên là:
Phạm Đăng Trác, Phạm Đăng Lộc, Phạm Thị Cẩm Xuân, Phạm Thị Cẩm Du.
Thực hiện
xong bổn phận làm con với gia đình
để khỏi mang trọng tội “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại” bác liền làm theo chí
hướng hoài bão đã được
un đúc có lẽ từ nhiều tiền kiếp ươm mầm cho hiện
kiếp hạ thủ công phu.
Việc đầu
tiên, bác là một trong
các thành viên sáng lập
khuôn hội Phật học có tên An Lạc
vào năm 1948 và bác là
trưởng ban từ
thiện của hội nầy.
Đúng như
pháp danh mà bác được
thọ nhận từ vị bổn sư khả kính là hòa thượng
Kim Cang, bác Phạm Đăng Siêu với pháp danh Tâm
Thành đã phụng sự đạo pháp và chúng sanh
với tất cả thành tâm thiện ý, bác thành lập
nhóm Hướng Thiện vào năm 1958 sau khi thọ Bồ
Tát giới tại đạo tràng Nha Trang
vào năm 1956.
Từ đấy
vị Bồ Tát tại gia
Tâm Thành Phạm Đăng Siêu đã xả
thân vì
đạo
nghiệp với sứ mạng cứu khổ ban vui cho bao
người, bác đã không ngần
ngại lặn lội mọi miền từ thành thị đến các vùng nông thôn
hẻo lánh thực hiện hạnh từ bi cứu khổ của đức từ phụ Thích Ca. Bác
nhẫn
nhục trước
sự chống đối việc bác làm của
một vài người thân cận.
Gần như trọn
cuộc đời từ thanh mi cho đến khi bạch phát bác chỉ
biết “cho” mà không “nhận”.
Vừa học hỏi
nghiên cứu kinh sách vừa
tham gia các tổ chức
sinh hoạt của các Tôn
giáo ban, trong tinh thần đoàn kết vị tha bác
đã lưu lại ấn tượng đẹp cho mọi người.
Nghe tên bác không ai là
không kính trọng và tin tưởng vào đạo hạnh và nhân cách
của Người.
Mùa xuân
năm 1968, cuộc tổng tấn công của quân đội cách mạng, dân chúng Huế
phập phồng lo sợ bom đạn
vô tình
không
biết giáng xuống sự sống còn của mọi người bất cứ lúc nào,
thì bác
Siêu
vẫn ung dung đi lại giữa hai làn đạn để tiếp tế lương thực, thực phẩm cho dân chúng và
an ủi chăm sóc các thương
bệnh binh trên trận địa trong tinh thần đồng loại…
Đạo nghiệp viên mãn trong kiếp
hiện tại, bác an nhiên rũ
áo thị tịch vào lúc 3h sáng
ngày
12 tháng 3 năm Giáp Tuất (22 tháng 4 năm 1994) trên quê nhà
với 83 tuổi thọ, để lại trong lòng tứ chúng
Phật tử xuất gia và hàng tại
gia cư sĩ cũng như bao bầu
bạn trong đạo ngoài đời thuộc các tôn giáo
trong tỉnh và ngoài tỉnh
niềm thương
tiếc khôn nguôi, nhưng có hề chi sự chi phối của quy luật
tử sinh vì:
“Nhân sinh tự cổ
thùy vô
tử
Lưu thủ đan
tâm chiếu hãn thanh.”
·
HP xin thay đổi
tiêu đề bài viết. Kính mong tác
giả hoan hỷ.