Thư giãn: Một trong những giá trị của kênh TH An Viên

thu gian

Minh Thạnh

 

Mi ti, sau khi tt TV có my ai trong chúng ta cm thy d chu, thư thái?

 

Trong một thời gian dài, truyền hình đã là một tác nhân tạo nên sự căng thẳng, cũng như lấy sự căng thẳng làm phương tiện để thu hút khán giả, nâng cao số lượng người xem.

 

Tin tức, một thể loại chính của truyền hình, và cũng là chương trình duy nhất của nhiều kênh truyền hình (News Channel), như BBC, CNN, France 24, Press TV, Euronews…) thì hầu như ngày nào, bản tin nào cũng có chết người, đổ máu. Không giao tranh bằng vũ khí thì cũng biểu tình bạo động, không cướp của giết người thì cũng lụt lội, động đất… Chúng ta xem mãi rồi thành quen!

 

 

Truyền hình AVG

 

Tuy nhiên, những tin tức mà nhà Phật gọi là “ác sự”, “ác tướng” đó không trôi qua.

 

Hàng ngày, chúng huân tập trong tiềm thức của chúng ta, làm chúng ta căng thẳng, nặng nề dần dần.

 

Sống trong một thế giới đầy bất ổn như vậy, thì người sâu sắc một chút không tránh khỏi băn khoăn về một ngày những sự kiện nguy hiểm, bi kịch như cướp bóc, thiên tai… đến với mình. Còn với người hời hợt, thì nào đâu những ác tướng, ác sự đó trôi tuột đi. Nó có thể trở lại với chúng ta trong vài giờ sau đó, trong giấc mơ…

 

Nhưng điều cắc cớ, là những “ác tướng”, “ác sự” đối với truyền hình, đó mới là tin.

 

Chẳng hạn, một ngân hàng làm ăn nghiêm túc, hoạt động bình thường… Đó không phải là tin.

 

Trái lại, một ngân hàng vỡ nợ, bị khách hàng bao vây, hay một ngân hàng bị cướp, có người bị giết chết, hay hơn nữa cướp ngân hàng, bắt con tin, uy hiếp cảnh sát, đấu súng đẫm máu… đó mới là tin “hot”, là cơ hội thu hút khán giả, là chuyện để một thổi thành mười, mười bình luận thành trăm, thành ngàn để đưa tới đưa lui trên màn ảnh nhỏ.

 

Bạo lực, tai nạn có thực ngoài đời thu hút người xem bằng tin, bằng ghi nhanh, bằng phóng sự quả thật chưa đủ, người ta lại dựng những chuyện gây stress đó thành phim, nâng tầm nó lên, như chém nhau bằng dao kiếm thì không nhanh gọn như ngoài đời, mà triển khai đao pháp, kiếm pháp đến hàng chục phút. Các nhà làm phim đưa cái chết đi vào chi tiết, với đủ loại kỹ xảo: làm chậm, lặp lại nối tiếp, cường điệu… Xác chết la liệt, đủ loại, với thủ pháp quay phim đặc tả, nhiều góc đặt máy.

 

Như vậy, con người tưởng là giải trí, nhưng thực sự lại làm căng óc mình dần dần.

 

Phim cổ trang, chiến tranh, hành động, xã hội đen như vậy đã đành, phim tình cảm thì cũng đủ loại đau khổ, đầy dẫy nghịch cảnh éo le, thương vay khóc mướn, thậm chí đánh ghen cào cấu, cắn xé, hay đầu độc… Trước sau cũng là một loại bạo lực.

 

Đi làm về mệt mỏi, đủ chuyện mâu thuẫn căng thẳng nơi công sở, người ta lại đi vào một thế giới căng thẳng thứ hai trên truyền hình, tự kéo căng đầu óc của mình một lần nữa. Để có khi, người ta biến đổi để dễ nổi cáu, giận dữ và cả dễ sử dụng bạo lực hơn, mà chính người đó cũng không biết,vì căng thẳng xung đột đã đi sâu vào tiềm thức, lèn chặt và đậm đặc.

 

Các kênh truyền hình giải trí, nhưng dùng bạo lực, chém giết, xung đột… đều là những kênh “buộc” trí, “đè” trí, “áp chế” trí, không phải “giải” trí.

 

Tình hình đó đã dẫn đến những hướng giải tỏa, cũng bằng truyền hình:

 

-         Hướng thứ nhất là cho ra đời những kênh tấu hài, “comedy TV”, mà chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều trên các kênh truyền hình cáp. Các chương trình hài trên những kênh tổng hợp, kênh địa phương cũng chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều hơn. Có khi chương trình tấu hài khá dễ dãi, rẻ tiền, nhưng người ta vẫn xem, trước hết là để trung hòa áp lực tinh thần từ những chương trình bạo lực, tình cảm éo le…, để cười cho thoải mái.

 

-         Hướng thứ hai là các kênh, các chương trình thư giãn: Chúng ta thấy các chương trình lễ chùa, du lịch, trên các kênh tổng hợp, kênh địa phương ngày càng nhiều cũng là vì vậy. Trên hệ thống truyền hình cáp, đã có nhiều kênh du lịch nhẹ nhàng do các công ty truyền hình cáp tự sản xuất. Chương trình thường chỉ gồm những cảnh đẹp, nhạc êm dịu, ít lời bình, nếu có lời bình thì mượt mà, trau chuốt.

 

Tuy nhiên, kênh “relax TV” tiêu biểu là kênh “Lux TV”. Đây là kênh hình ảnh đẹp phong cảnh, bãi biển, đồi núi, rừng vườn, lâu đài, biệt thự, đồ trang sức, danh họa, đồ trang trí quý…

 

Các kênh Phật giáo như DMC, Đại Ái, BLTV … cũng như một số kênh tôn giáo khác cũng gồm trong nội dung mục tiêu làm cho người xem thư giãn.

 

Chúng ta đã điểm qua về giá trị đạo đức của kênh truyền hình đạo đức ảnh hưởng Phật giáo mới vừa phát sóng ở nước ta, kênh An Viên. Đến đây, chúng ta đề cập đến giá trị nữa của kênh An Viên, giá trị thư giãn.

 

Nội dung thư giãn ở kênh An Viên gắn liền với màu sắc tâm linh, thoát tục, theo phong cách Phật giáo. Nó ở một đẳng cấp khác với kiểu thư giãn chọc cười, hay xem cảnh, xem nữ trang, xem thời trang…

 

Đẳng cấp thư giãn tâm linh kiểu kênh An Viên cũng có những phong cảnh đẹp, nhưng đi vào chiều sâu của giá trị tinh thần, đẹp theo kiểu núi có mái chùa, đường rừng có bóng sư, hoa nở có lời bình từ thơ thiền. Một kiểu thư giãn không làm khán giả vướng bận trong ham muốn, thích thú, say đắm, mà trái lại, nó thoát tục, thanh cao, thần tiên.

 

Làm truyền hình thư giãn kiểu An Viên, có lẽ, là kiểu thư giãn cao cấp nhất. Truyền hình thư giãn dạng thấp nhất là “cù lét” như ở các kênh hài. Trên cấp “cù lét” là cấp đi chơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp, người đẹp. Trên nữa là một hình thức nghệ thuật hình ảnh cầu kỳ diễm lệ, kết hợp với âm nhạc chọn lọc, nhẹ nhàng.

 

Còn hơn hết là những chương trình mang phong vị thiền, đôi chút suy tư trong thư giãn, không làm người xem nặng đầu nhưng cũng không đi qua một cách hời hợt, như phong cách An Viên đang thực hiện.

 

Đặc trưng âm thanh của kênh An Viên là sự ngân nga của tiếng chuông chùa. Đó là âm thanh làm dịu lòng người hơn tất cả.

 

Chỉ với một số chương trình ban đầu, khán giả đã thấy một hướng đi mới, một hướng đi đúng của An Viên, tạo nên những giá trị hết sức cần thiết với khán giả truyền hình hiện đại, khán giả của thế kỷ XXI.

 

MT

 

Chia sẻ: facebooktwittergoogle