Trần Tiến
Đạt
Sinh
ra và lớn lên trên một
mảnh đất
phì nhiêu, màu mỡ với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, với
dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, với những tính ru ầu ơi
của bà của mẹ,… Chắc hẳn đối với tôi những kỷ niệm đó sẽ
không bao giờ quên.
Mặc dù sinh ra và
lớn lên
ở miền quê
lúa Thái Bình, nhưng tôi phải sống xa quê
hương, xa gia đình, một mình lăn lội chốn đất khách quê người khiến
nhiều khi nỗi nhớ quê hương không khỏi ẩn hiện lên trong ký
ức của tôi. Được học tập và làm việc tại mảnh đất Huế thơ mộng với rất nhiểu những tinh hoa văn hóa
được hội
tụ ở đây,
nào là những
đền đài
lăng tẩm, những núi Ngự sông Hương, những
món ăn vô cùng hấp
dẫn,…nhưng đối với tôi hương vị đặc trưng quê hương mình vẫn là quan trong
trọng
nhất.
Nói
đến
Thái Bình chắc
hẳn trong chúng ta không ai
là không biết đến
những cánh
đồng lúa
phì nhiêu (Thái
Bình
quê hương 5
tấn),
những đền Trần, những
chùa Keo cổ kính,…Và còn
một điều
hẳn
ai cũng không thể
quê
đó chính
là
hương
vị
của
Bánh Cáy. Mỗi một vùng miền đều có
một đặc
trưng
về
ẩm
thực riêng, nếu như Hà
Nội có
Bánh Cốm, Chả Cá Lã
Vọng,…,Hải Dương có Bánh
Đậu
Xanh,
Thanh Hóa có Nem Chua, Hà
Tĩnh có kẹo
Cu Đơ, Huế có Mè xửng,…Thì Thái Bình có Bánh Cáy, Bánh Cáy Thái Bình đã trở thành một
đặc
sản
quê
hương,
trở thành
món quà cho tất cả những
ai xa xứ. Hay
nói cách khác Bánh Cáy đã hóa thành …. Cho
mảnh đất quê lúa này.
Thú vị trong tên gọi
Chắn hẳn khi
nói đến hai từ Bánh Cáy
mọi người
sẽ đều thắc
mắc về tên gọi của
loại bánh này? Có nhiều
cách lý giải về tên gọi của
Bánh Cáy. Có ý
kiến cho
rằng “ở vùng
đất này
có con Cáy sống
ở dọc bở
biển, nhở hơn con cua đồng, chạy rất nhanh mỗi khi có tiếng động. Đến mùa đẻ trứng hầu như con nào cũng mang đầy gạch, đó là
những bọc
trứng chắc,
vàng, béo ngậy, người
ta bắt cáy hấp lên và lấy
trững để
làm bánh. Chính vì bánh được làm
từ trứng
của con cáy nên gọi là Bánh Cáy”.
Đồng thời có ý kiến khác lại cho rằng
“trong Bánh Cáy có vị Gừng
cay cay nên lúc đầu người ta gọi bánh này là Bánh
Cay, sau đó người dân đọc chệch ra thành Bánh Cáy”.
Dù được giải thích theo cách
nào đi chăng nữa thì cái tên Bánh Cáy cũng đã nói lên được phần nào đặc trưng của quê lúa
Thái Bình.
Công
phu trong cách làm bánh
Trứng cáy là nguyên liệu chính để làm nên Bánh Cáy. Vào khoảng cuối xuân sang hè, cáy bắt đầu mang trứng. Vào những đêm trăng sáng chúng thường kéo nhau đi hàng
bầy. Người
ta dùng lưới dăng bắt cáy, sau đó người ta luộc cáy lấy phần trứng đem sấy khô có màu vàng cam, mùi thơm gợi sự béo bùi.
Gạo
nếp
cái hoa vàng được
đem rang lên vừa chín tới thì đổ ra. Đường được
thắng lên vừa đủ độ kẹo thì cho hỗn
hợp gạo
rang cùng với
ít gừng
non thắt mỏng,
đậu phộng rồi trệu đều. Sau cùng mới cho trứng cáy vào đảo đều rồi đưa ra rồi đổ
vào khuân, rắc phía dưới và trên khuân một
lớp vừng
mỏng rồi cán bánh tùy theo kích thức to nhỏ, dày mỏng khác nhau.Sau cùng mới rắc lên một lớp
bột nếp khô để
chống dính.
Hương vị
ngọt
ngào
Đối
với
những người
Thái Bình, Bánh Cánh thường được
sử dụng vào dịp tết và là món ăn thiết khách. Trong không khí
se lạnh của những ngày tết cổ truyền, cắn một miếng bánh cáy và uống them một ngụm nước chè thì thấy trong người khoăn khoái, ấm áp vô cùng. Nó hội tụ đầy đủ mùi vị: vị ngọt
thanh của đường mía, vị cay
nhẹ của
ngừng tạo sự ấm nóng, sự béo bùi của trứng cáy, vừng, đậu phộng, vị
dòn tan hay deo
dẻo của gạo nếp rang và cốm non. Uống nước rồi và cái hơi ấm nồng nàn, ngòn ngọt cứ đọng mãi nơi cổ họng ta.
Món quà
không thể thiếu trong những chuyến đi xa
Mỗi khi rời
nhà để vào Huế, đến Huế mọi người đều hỏi “Bánh Cáy đâu? Bánh Cáy đâu?”, Bánh Cáy đã trở thành một món quà đầy
ý nghĩa đối
với mọi người mà thông
qua món quà này
góp phần giới thiệu đến bạn bè
khắp nơi hình ảnh của vùng đồng quê chiêm trũng Thái Bình.
Bánh Cáy đã có
từ lâu đời, nhiều nơi ở phía Bắc cũng làm Bánh Cáy, nhưng không ngon
bằng
Bánh Cáy Thái Bình.
Có lẽ do những nhân tố tự
nhiên đã giúp cho con Cáy ở Thái
Bình cho loại trứng rất chắc và ngon. Ngạo nếp cái hoa vàng
ở Thái Bình
cũng nổi tiếng dẻo và thơm.
Tất
cả đã hội
tụ, hòa quyện lại cộng them sự khéo léo của người chế biến đã tạo nên một đặc
sản đặc
trưng cho mảng đất nơi đây.