Ở ngoại ô thủ phủ Lhasa có một tu viện
mang tên Sera Monastery mà nếu đến
thăm, bạn sẽ chứng kiến một trong những phương pháp tiếp thu kiến thức độc đáo của người Tây Tạng.
Sera Monastery nằm dưới chân núi đá khô
cằn, ngoại ô Lhasa.
Vườn tranh luận - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Tu
viện này thuộc phái Mũ Vàng (Gelugpa
- Hoàng Mạo), là 1 trong 3 tu
viện quan trọng bậc nhất của Tây Tạng, được xây dựng vào đầu thế kỷ 15. Sera Monastery còn được biết đến với tên gọi
Tu viện Hoa hồng, bởi chữ Sera trong tiếng Tạng có nghĩa
là hoa
hồng,
vì khi
khởi
công xây dựng tu viện
vào năm 1419, nơi đây tràn ngập hoa hồng dại. Một khu đồi
núi cằn cỗi mà lại
có hoa
hồng
mọc lên, tô điểm thêm cho sự
kỳ bí của tu viện
này. Thêm nữa, trên
một đất nước rộng mênh mông như
thế mà các bậc đại
sư thời xưa lại chọn khu đất có hoa hồng để xây tu viện, chắc không phải ngẫu nhiên.
Tu viện
Sera được biết
đến như là Trường đại học Phật giáo của Tây Tạng.
Khu vực này khá rộng,
gồm 3 trường: Sera
Mey Dratsang (giáo dục kiến thức cơ bản), Sera Jey Dratsang và
Ngagpa Dratsang (đào tạo Lạt ma phái Mũ Vàng có
trình độ tương đương
cử nhân và tiến sĩ
Phật học), tu sinh phải
học và thi khoảng 300 loại kinh kệ, chưa kể các môn
khoa học khác. Giống như các trường đại học trên giới, tu viện Sera cũng có ký túc
xá dành
riêng
cho tu
sinh.
Đào tạo Lạt ma chỉ dành cho nam
giới từ 16 tuổi trở lên, do đó không hề có nữ tu
sinh trong các tu viện
ở Tây Tạng. Hiện tại muốn vào bên trong tu
viện, bạn phải trình giấy thông hành đặc biệt cho đồn cảnh sát đặt ở đầu đường
vào.
Vào những
buổi chiều, trong vòng từ
1 - 2 tiếng đồng
hồ, dưới bóng râm của
những tán cây có tuổi
thọ hàng trăm năm tuổi, các tu sinh của
tu viện Sera tụ tập lại (giống như giờ ra chơi) để
trau dồi kiến thức trong không
gian
gọi là Vườn tranh luận với mặt sân toàn
đá cuội. Người đứng đập hai bàn tay vào
nhau nghe “chát” một cái, uốn hai cánh tay
nhẹ nhàng như một vũ công, rồi
hỏi người ngồi một câu gì đó.
Người ngồi trả
lời, người
đứng hỏi tiếp với cùng điệu bộ ấy.
Có
thể xếp Vườn tranh luận của tu viện Sera vào loại sôi động nhất trong hệ đại học trên toàn thế giới. Qua
lời
giải thích của anh hướng
dẫn viên du lịch người Tạng, sự tranh luận ấy được thể hiện bằng kiến thức phổ thông hoặc thâm sâu tùy
theo nội
dung câu hỏi và câu trả
lời của các tu sinh,
ví dụ: Người hỏi: Lá cây có màu gì?
Người trả lời: Màu xanh. Hỏi tiếp: Tại sao lá cây
có màu
xanh?
Trả lời: Do diệp lục tố tạo nên. Hỏi tiếp: Tại sao lá cây
chuyển sang màu vàng? Trả lời: Đó là dấu hiệu
của sự chuyển mùa. Hỏi tiếp: Tại sao lá rụng? Trả lời: Là do lá chết.
Hỏi tiếp: Tại sao lá chết mà
cây không chết? Trả lời... Cứ như thế, “giờ ra chơi”
giúp các tu sinh “truy
bài” nhau đi đến tận cùng của tri thức, một cách giúp họ lĩnh
hội những tinh tú của
nhân loại trong vũ trụ
bao la trước khi tốt nghiệp
thành Lạt ma.
Cuối buổi
tranh luận, tất cả tu sinh đội
mũ vàng lên tập trung
lại để các bậc đại
sư giải thích những câu hỏi có
phần bí hiểm hoặc câu trả lời
chưa thỏa đáng, rồi đưa ra lời giải cuối cùng cho một câu
hỏi chưa có lời giải
hoặc trả lời chưa trọn vẹn, coi đó như
chân lý
để
các tu
sinh
nạp thêm vào kho tàng
kiến thức của mỗi người.
Du khách tham quan tu
viện Sera - Ảnh:
Đoàn Xuân Hải
|
Trước cuộc chính
biến xảy ra vào năm
1959, tu viện này có hơn
5.000 tu sinh, ngày nay con số ấy chỉ còn khoảng 800 người.
Cả Lạt ma và tu sinh
theo học
ở tu viện Sera được đài thọ kinh phí dạy và
học (giống như tiền lương cho giảng viên và học bổng
cho sinh viên) cho nên
không phải muốn vào học là được,
phải trải qua một quá trình
“xét tuyển” hạn chế và khắt khe.
Không phải tất cả tu sinh đều
trở thành Lạt ma, những ai không hội
đủ điều
kiện trong quá trình theo học tại tu viện
đều có thể hồi gia hoặc ra khỏi trường,
nhập thế để trở thành một con người khác.
Sau khi
tốt nghiệp và hành đạo,
Lạt ma sẽ chọn thời điểm để di hành lên
chốn thâm sơn cùng cốc,
chọn cho mình một cái hang để khổ luyện trong 3 năm, 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày. Tại sao không chọn số 2 hoặc số 4, mà phải là
số 3 âu cũng là điều
bí hiểm. Nếu tính đủ 1 năm 365 ngày và tháng
đủ 30 ngày thì quá trình
“hành xác khổ luyện” ấy diễn ra đúng 1.209 ngày. Trong quá
trình ngồi thiền nơi hang núi, các Lạt
ma rèn luyện và đạt được một số khả năng siêu phàm. Một trong những điều siêu phàm như vậy,
theo nghiên cứu của một số nhà Tây Tạng
học, là khả năng giao tiếp giữa vị Lạt ma này với vị Lạt ma nọ ngồi cách nhau vài quả
núi, tựa như thần giao cách cảm.
Với thời tiết khắc nghiệt như Tây Tạng, ăn uống kham khổ và điều kiện sinh hoạt ở mức tối thiểu, chừng ấy ngày ngồi thiền một mình ở chốn hoang vu giá
lạnh
để đắc
đạo xuống núi đủ thấy cơ thể ấy, tinh thần ấy, lý trí
ấy bền vững thế nào. Người phàm như tôi,
không cần đến 3 tuần, chỉ sống 3 ngày như vậy
thôi chắc còn lại cái
xác không hồn, nói cách khác sẽ
trở thành “linh hồn tượng đá”…
Đoàn Xuân Hải
thanhnienonline